CHƯƠNG TRÌNH PHÁT TRIỂN NHÂN TÀI LÀ GÌ?

Cuộc cạnh tranh giành nhân tài đang diễn ra mạnh mẽ. Với tốc độ phát triển công nghệ nhanh, việc tìm thấy nhân tài thuận lợi hơn, nhưng cũng đồng nghĩa việc bị đối thủ cạnh tranh giành mất nhân tài cũng dễ xảy ra hơn. Để nâng cao năng lực thu hút và giữ chân nhân tài, mỗi doanh nghiệp cần có sự đầu tư chuyên sâu, và chương trình phát triển nhân tài chính là một trong những sự đầu tư đó. Chương trình phát triển nhân tài là gì? Đặc trưng ra sao? hãy cùng Acabiz tìm hiểu trong bài viết dưới đây nhé.

1. Chương trình phát triển nhân tài là gì?

Chương trình phát triển nhân tài - Talent Development Program là tập hợp các chương trình đào tạo, huấn luyện chuyên sâu để phát triển, tạo động lực và giữ chân những nhân viên làm việc hiệu quả, gắn bó lâu dài cùng tổ chức.

Doanh nghiệp luôn cần những nhà lãnh đạo trong tương lai với đầy đủ năng lực chuyên môn và kỹ năng cần thiết. Chương trình phát triển nhân tài sẽ giúp doanh nghiệp luôn chủ động được nguồn ứng viên giỏi cho nhu cầu tuyển dụng quản lý cao cấp thông qua việc phát triển nhân tài từ các cấp bậc nhân viên, chuyên viên.

Mục tiêu của chương trình phát triển nhân tài bao gồm:

- Xây dựng tổ chức bền vững, đoàn kết

- Nâng cao hiệu suất làm việc của từng nhân sự

- Đảm bảo nguồn nhân lực đáp ứng các mục tiêu chiến lược ngắn và dài hạn

Nội dung đào tạo của chương trình phát triển nhân tài có thể do doanh nghiệp tự biên soạn và đào tạo, hoặc ký kết hợp đồng với những đơn vị đào tạo chuyên sâu từ bên ngoài.

Chương trình phát triển nhân tài giúp phát triển, tạo động lực và giữ chân những nhân viên
làm việc hiệu quả, gắn bó lâu dài cùng tổ chức.

Mục tiêu của chương trình phát triển nhân tài

Một chương trình phát triển nhân tài cần có 5 yếu tố sau:

1. Xác định rõ trách nhiệm và lợi ích của người học

Một trong những lý do khiến doanh nghiệp đánh mất nhân tài là tốn nhiều chi phí đào tạo nhưng lại không xác định rõ với người học những quyền lợi và trách nhiệm của họ sau khi được đào tạo.

Một khi xác định rõ trách nhiệm, nhân sự sẽ đánh giá khả năng có thể đáp ứng trách nhiệm đó hay không. Khi họ đồng ý tham gia chương trình nghĩa là họ cam kết thực hiện những trách nhiệm đó. Như vậy, doanh nghiệp sẽ không lãng phí thời gian và chi phí đào tạo.

Và một khi xác định rõ quyền lợi, người học sẽ nhiệt tình học tập, nỗ lực đạt được kết quả cao vì họ biết cơ hội tăng lợi ích cho bản thân đang nằm trong tay họ. Từ đó, hiệu quả đạt được sau chương trình sẽ càng cao.

>> 6 bước cơ bản để xây dựng bản kế hoạch quản lý dự án hiệu quả

>> Mẫu email yêu cầu phản hồi sau đào tạo

>> 10 khoá học kỹ năng mềm các doanh nghiệp nên triển khai

2. Tập trung phát triển tài năng chứ không phải phát triển kỹ năng

Tài năng là tố chất sẵn có, là điều khó hoặc không thể rèn luyện mà có được.

Kỹ năng là điều có thể sở hữu nhờ sự rèn luyện, trau dồi

Một người có thể có kỹ năng rất giỏi nhưng lại không phù hợp cho chương trình phát triển nhân tài, vì kỹ năng họ có được đều xuất phát từ những sự việc đã xảy ra. Còn người có tài năng lại là người có thể dự đoán và sáng tạo những điều sẽ xảy ra.

Chương trình phát triển nhân tài tập trung đào tạo những cá nhân có sẵn tố chất tài năng đáp ứng một khía cạnh công việc cụ thể. Những gì họ có là tố chất, và chương trình đang góp phần nâng cao những tố chất đó lên một tầm cao mới, thay vì để nó dậm chân tại chỗ một cách đáng tiếc.

3. Phân bổ thời gian và mức độ ưu tiên đào tạo hợp lý

Phát triển nhân tài không thể quá vội vàng. Nếu chương trình diễn ra quá thường xuyên sẽ khiến nhân tài cảm thấy áp lực, mệt mỏi vì họ còn phải giải quyết hàng tá công việc mỗi ngày. Hậu quả này có thể khiến họ lâm vào khủng hoảng ở nơi làm việc.

Áp dụng chương trình phát triển nhân tài cần có kế hoạch cụ thể với sự cố vấn của những chuyên gia đào tạo nhân sự nhằm đảm bảo:

- Thời gian đào tạo phân bổ đều ở mỗi tháng

- Mức độ đào tạo mang đến những trải nghiệm mới và có chất lượng với nhân tài cũng như doanh nghiệp

- Nhân tài hoàn toàn tập trung vào khóa đào tạo, hoặc đủ điều kiện ưu tiên cho chương trình của khóa đào tạo trước, sau đó mới giải quyết những công việc khác.

Chương trình đào tạo nhân tài mang đến những trải nghiệm mới và
có chất lượng với nhân tài cũng như doanh nghiệp

4. Nội dung đào tạo thật sự hữu ích

Mỗi chương trình phát triển nhân tài đều phải nghiêm túc cân nhắc về hiệu quả đạt được sau khóa học. Đây là mục tiêu mà chương trình hướng đến, không nên áp dụng chỉ theo trào lưu như những doanh nghiệp cùng ngành khác.

Vì vậy, nội dung đào tạo cần mang tính đặc thù ngành nghề, đặc thù doanh nghiệp và có hiệu quả thực tiễn cao. Nếu nhân sự doanh nghiệp chưa đủ kinh nghiệm để soạn thảo giáo trình đào tạo thì có thể kết hợp cùng những công ty tư vấn đào tạo nhân sự chuyên nghiệp bên ngoài, như vậy, chi phí doanh nghiệp bỏ ra sẽ không uổng phí.

>> Tham khảo mẫu kế hoạch kinh doanh chuẩn cho doanh nghiệp

>> Phương pháp phát triển kỹ năng làm việc nhóm

>> 8 báo cáo học tập cho chuyên gia đào tạo trong doanh nghiệp

5. Xây dựng văn hóa phát triển nhân tài

a. Minh chứng quyền lợi thực tế mà nhân tài sẽ nhận được

Những lời hứa hẹn đề bạt, thăng chức, tăng lương… sẽ không hiệu quả bằng một hình ảnh thực tế từ những cá nhân đã tham gia chương trình phát triển nhân tài trước đó.

Điều này rất quan trọng, như một minh chứng về sự cam kết của doanh nghiệp đối với nhân tài, đảm bảo những ai tham gia chương trình đều sẽ:

- An tâm cống hiến hết mình cho doanh nghiệp

- Hiểu rõ thành công của doanh nghiệp cũng chính là thành công của họ

- Tin tưởng theo sát những nội dung được truyền đạt…

b. Khuyến khích đóng góp cho chương trình đào tạo

Doanh nghiệp nên tạo cơ hội để chính những nhân tài nói lên những bất cập, những lỗ hổng, những gì họ muốn được trang bị trong công việc để giải quyết những nguy cơ có thể ảnh hưởng đến doanh nghiệp.

Hơn ai hết, những nhân tài đang trực tiếp tác nghiệp sẽ là người tham mưu tốt nhất, sát thực tế nhất cho chương trình phát triển nhân tài của tổ chức.

c. Tạo môi trường giao lưu học hỏi

Những quản lý cấp cao cần tạo môi trường giao lưu học hỏi tốt thông qua việc ghi nhận những ý kiến đóng góp của nhân viên cũng như nhân tài trong tổ chức.

Đồng thời, nhiệt tình tìm hiểu, nghiên cứu, hỗ trợ để các vấn đề được giải quyết nhanh và hiệu quả, chứ không phải để những thắc mắc của nhân viên chìm vào quên lãng.

Áp dụng chương trình phát triển nhân tài vào doanh nghiệp gần như sẽ trở thành yếu tố bắt buộc trong tương lai gần. Bởi lẽ, số lượng doanh nghiệp cùng ngành của bạn đang nhận được những lợi ích nhân lực từ chương trình này, nếu doanh nghiệp của bạn không theo kịp xu hướng sẽ khó sở hữu lực lượng nhân sự có năng lực, khả năng cạnh tranh trên thương trường cũng bị giảm sút. 

Đăng ký dùng thử nền tảng đào tạo AcaBiz

DOANH NGHIỆP ANH CHỊ ĐANG GẶP VẤN ĐỀ GÌ?

ĐỂ LẠI THÔNG TIN ĐỂ LÀM BÀI KHẢO SÁT MIỄN PHÍ TỪ CHÚNG TÔI

Khảo sát