Tuyệt chiêu tự đánh giá bản thân đúng cách

 

Tự đánh giá bản thân sẽ giúp bạn có thể tìm ra và giải quyết những vấn đề riêng của mình. Đây cũng chính là công cụ hữu ích nhất giúp bạn mô tả lại những công việc bạn đã thực hiện trong thời gian qua. Trong bài viết dưới đây, ACABIZ sẽ bật mí cho các bạn những bí quyết tự đánh giá bản thân để thăng tiến trong công việc.

Xác định rõ quá trình phát triển

>> Bí quyết giao tiếp qua điện thoại thành công

>> Bạn có nắm được kỹ năng lắng nghe trong giao tiếp?

Bất kỳ nhà lãnh đạo nào cũng muốn tìm kiếm được những “viên ngọc” sáng. Việc tự đánh giá bản thân trong quá trình phát triển sự nghiệp sẽ giúp bạn cho họ thấy bạn muốn gắn bó lâu dài với công ty, có trách nhiệm với bản thân và sẵn sàng cống hiến cho công ty.

 

Khi tự đánh giá bản thân, bạn cần xác định rõ quá trình phát triển

Khi đánh giá bản thân, bạn hãy suy nghĩ những mục tiêu nào phù hợp với con đường sự nghiệp của bạn, đồng thời bạn có thể đóng góp những gì cho công ty. Nếu bạn có thể đưa ra câu trả lời cho bức tranh tổng quát và cho quá trình phát triển sự nghiệp của mình, chắc chắn cấp trên sẽ đánh giá bạn dựa trên nền tảng bạn đã thiết lập.

Tự đánh giá bản thân bằng cách cụ thể hóa thành công

Bạn hãy cụ thể hóa những thành tích mà bạn đã đạt được trong năm qua. Việc này sẽ giúp bạn nhận ra rằng, những thành công mà bạn đã đề cập sẽ thể hiện khả năng đáp ứng công việc như thế nào. Các nhà lãnh đạo có rất nhiều cách đánh giá thành quả làm việc của nhân viên như: tự đánh giá, đánh giá từ bộ phận nhân sự để hoàn thiện quá trình đánh giá kết quả…

Vì vậy, bạn hãy tự đánh giá thật chi tiết, nêu bật những thành công mà bạn đã đạt được. Việc này sẽ giúp cho bản đánh giá tổng kết của bạn được thuận lợi hơn. Đối với lãnh đạo, kết quả công việc rất quan trọng, cho nên, đừng ngại “show” những kết quả tốt mà bạn đã thể hiện trong suốt thời gian qua để chứng minh năng lực của mình cho họ thấy nhé!

Thừa nhận sai lầm đúng chỗ

Chẳng có ai là hoàn hảo và không mắc một sai lầm nào cả và tất nhiên bạn cũng không ngoại lệ. Cho nên khi tự đánh giá bản thân, thay vì nhấn mạnh vào những sai lầm bạn nên đề cập đến những cơ hội phát triển.

Việc nói về thiếu sót là một quá trình khó khăn, nó có thể được sử dụng để chống lại bạn trong tương lai. Vì vậy, hãy trình bày về một lĩnh vực mà bạn chưa tốt và cách bạn sẽ cải thiện nó trong tương lai. Từ đó, lãnh đạo sẽ đánh giá cao khả năng xử lý vấn đề của bạn.

 

Thay vì nhấn mạnh vào những sai lầm bạn nên đề cập đến những cơ hội phát triển

Đánh giá khách quan

Khi có các dữ kiện trong một lĩnh vực cụ thể, bạn sẽ dễ dàng đánh giá bản thân “vượt quá kỳ vọng”, còn nếu chưa được rõ ràng, bạn có thể chỉ lựa chọn bản thân “đạt được kỳ vọng”.
Do đó, bạn hãy suy nghĩ thật cẩn thận về từng lĩnh vực cụ thể mà bạn đánh giá và hãy cố gắng đánh giá một cách khách quan nhất. Nếu còn phân vân, nghi vấn thì hãy suy nghĩ về cách sếp đánh giá bạn. Còn nếu sếp đánh giá bạn thấp hơn thì hãy giải thích cho những đánh giá của mình.

Yêu cầu được đào tạo, huấn luyện

Bất kỳ nhà lãnh đạo nào cũng yêu thích nhân viên có tinh thần cầu tiến. Cho nên, đừng ngại xem xét lại những khó khăn mà bạn đang mắc phải và yêu cầu được đào tạo, tư vấn hoặc huấn luyện từ nhà lãnh đạo. Quy trình thẩm định hiệu suất chính là “chiếc chìa khóa vàng” giúp bạn mở cánh cửa phát triển nghề nghiệp.

Bạn nên nhớ rằng, nếu không yêu cầu bạn sẽ không nhận được gì. Vì vậy, hãy đưa ra yêu cầu cụ thể và phương pháp mà sếp có thể giúp đỡ bạn. Mong muốn được đào tạo sẽ giúp cho công việc suôn sẻ hơn. Bên cạnh đó, bạn còn có thể trau dồi kiến thức, chuyên môn, cũng như kỹ năng mềm...

Hỏi xem bản tự đánh giá được sử dụng như thế nào?

Khi đánh giá bản thân, bạn hãy hỏi sếp về mục đích của bản đánh giá. Việc này sẽ giúp bạn xác định được xem nó có được sếp đưa người khác đọc hay được sử dụng để tăng lương, hoặc nó sẽ ở trong hồ sơ nhân sự của bạn hay không. Bởi nhiều nhà lãnh đạo sử dụng bản tự đánh giá bản thân để chuẩn bị cho quá trình đánh giá kết quả công việc.

 

Khi đánh giá bản thân, bạn hãy hỏi sếp về mục đích của bản đánh giá

Vì vậy, bạn hãy cân nhắc xem cách trình bày sao cho lãnh đạo có thể sử dụng được thông tin của bạn một cách dễ dàng. Hơn nữa, việc biết ai là người đọc bản tự đánh giá sẽ giúp bạn quyết định nên trình bày nó như thế nào để mang lại hiệu quả tốt nhất.

Kế hoạch cho năm tiếp theo

Bạn có thể hỏi trong bản đánh giá những gì mà bạn có thể làm trong năm tới, hoặc tự đề xuất kế hoạch cho năm tiếp theo. Những câu hỏi mà bạn có thể sử dụng như: Tôi có thể làm gì để giúp bạn hoặc đội ngũ nhân viên? Những dự án nào mà bạn thấy tôi có thể hoàn thành trong năm tới…

Tự đánh giá bản thân là một trong những kỹ năng quan trọng, giúp bạn “hô biến” con đường gập ghềnh sỏi đá thành con đường trải đầy hoa hồng, mang lại những lợi ích cho bản thân và công việc.

Đăng ký dùng thử nền tảng đào tạo AcaBiz

DOANH NGHIỆP ANH CHỊ ĐANG GẶP VẤN ĐỀ GÌ?

ĐỂ LẠI THÔNG TIN ĐỂ LÀM BÀI KHẢO SÁT MIỄN PHÍ TỪ CHÚNG TÔI

Khảo sát