Nhân viên liên tục ra đi - dấu hiệu văn hóa doanh nghiệp đang có vấn đề?

 

Nhân viên liên tục ra đi - dấu hiệu văn hóa doanh nghiệp đang có vấn đề là điều khiến nhiều quản lý cảm thấy đau đầu, bởi họ nhận thấy không biết doanh nghiệp đã mắc những lỗi gì. Chính điều này khiến cho doanh nghiệp không tìm được hướng phát triển khi đi tìm lời giải cho bài toán nội bộ.

Nhân viên ra đi có phải là do doanh nghiệp?

Nhiều nhà quản lý đặt ra vấn đề rằng, nhân viên liên tục ra đi - dấu hiệu văn hóa doanh nghiệp đang có vấn đề? Thực chất, câu trả lời cho vấn đề này là hoàn toàn có, bởi văn hóa doanh nghiệp chính là vấn đề khách quan khiến nhân viên không còn muốn gắn bó.

Khi một nhân viên muốn rời đi, không chấp nhận làm việc tại doanh nghiệp nữa thì nguyên nhân có thể xuất phát từ cá nhân nhân viên, có thể là công việc không phù hợp, môi trường không đáp ứng được nhu cầu của bản thân… Tuy nhiên, khi hàng loạt nhân viên rời đi thì doanh nghiệp cần xem xét lại chính văn hóa làm việc của mình, bởi nguyên nhân chắc chắn là từ phía doanh nghiệp.

 

Văn hóa doanh nghiệp có vấn đề chính là nguyên nhân khiến nhân viên ra đi hàng loạt

Một giả thiết đặt ra rằng, khi nhân viên nghỉ việc hàng loạt có thể xuất phát từ sự lôi kéo của một nhân viên nào đó. Tuy nhiên, trong môi trường làm việc, mỗi người chấp nhận bỏ chất xám của mình để nhận được quyền lợi chứ không phải chịu sự lôi kéo từ người khác để đánh mất quyền lợi. Vì vậy, giả thiết cho rằng nhân viên nghỉ việc hàng loạt do sự lôi kéo là hoàn toàn không đủ tính chính xác.

Nguyên nhân từ doanh nghiệp khiến nhân viên rời đi

>> “Bỏ túi” ngay các cách tạo hứng thú làm việc cho nhân viên

>> Những nguyên nhân tiềm ẩn khiến nhân viên bỏ việc

Thực tế việc nhân viên liên tục ra đi - dấu hiệu văn hóa doanh nghiệp đang có vấn đề đều xuất phát từ những nguyên nhân nhất định. Các nhà lãnh đạo, quản lý cần nắm được những nguyên nhân từ phía doanh nghiệp khiến nhân viên rời đi hàng loạt để có cách khắc phục kịp thời, cụ thể như sau:

Văn hóa làm việc ngột ngạt

Môi trường làm việc mang tính áp đặt, cấp trên lộng quyền, o ép cấp dưới sẽ tạo nên một môi trường làm việc ngột ngại. Lâu dần, nhân viên sẽ cảm thấy mình bị đối xử bất công và không thể gắn bó nên quyết định rời đi. Bên cạnh đó, một môi trường làm việc mà nhân viên không được thoải mái đóng góp ý kiến, đề xuất của mình thì cũng sẽ cảm thấy rất ngột ngạt.

Do đó, nhà quản lý cần chú ý trong việc tạo môi trường làm việc lý tưởng cho nhân viên. Cụ thể, mỗi doanh nghiệp sẽ có từng cấp độ quản lý khác nhau, mỗi chính sách cần có sự cụ thể, rõ ràng và làm việc dựa trên tinh thần thoải mái, đóng góp ý kiến cùng nhau. Mọi hành động lạm quyền của quản lý có thể khiến nhân viên rời đi bất cứ lúc nào.

 

Môi trường làm việc ngột ngạt sẽ khiến nhân viên cảm thấy không thoải mái

Văn hóa không có sự nói thẳng

Nguyên nhân khiến nhân viên liên tục ra đi - dấu hiệu văn hóa doanh nghiệp đang có vấn đề tiếp theo đó chính là không có sự thẳng thắn trong quá trình làm việc. Ví dụ, nhân viên làm sai, quản lý có thái độ bao che, không trách phạt công khai khiến những nhân viên cảm thấy không phục. Ngược lại, nhân viên có những vấn đề khó khăn nhưng không dám chia sẻ do không có văn hóa nói thẳng, từ đó họ làm việc với một tinh thần mang tính chịu đựng.

Do đó, nhà quản lý/lãnh đạo cần xây dựng một môi trường làm việc dựa trên sự thẳng thắn, công bằng với nhau. Lãnh đạo có quyền công khai các công việc với nhân viên của mình và nhân viên cũng có quyền chia sẻ những suy nghĩ của mình.

Không coi trọng ý tưởng hay

Trong quá trình làm việc, mọi ý tưởng, đóng góp của nhân viên đều được phải công nhận nếu nó có thể phát triển và mang lại giá trị cho doanh nghiệp. Tuy nhiên, rất ít doanh nghiệp làm được điều này, thậm chí có những ý tưởng hay, xuất sắc khi được đề xuất đều không được coi trọng.

Chính thái độ làm việc này của doanh nghiệp khiến toàn bộ nhân viên cảm thấy mình là người thừa và làm việc theo yêu cầu của doanh nghiệp như một cái máy. Sau một thời gian, chắc chắn toàn bộ nhân viên sẽ rời đi và tìm một doanh nghiệp khác để được cống hiến xứng đáng.

 

Quản lý không coi trọng đóng góp của nhân viên sẽ khiến họ cảm thấy không được coi trọng

Mối quan hệ quan trọng hơn cả công việc

Điều này thể hiện rõ nhất ở các công ty gia đình. Thông thường, họ sẽ chỉ tuyển những người thân quen vào làm việc. Chính điều này vô tình gây nên một văn hóa không tốt đó chính là chia bè phái dựa trên các mối quan hệ. Cụ thể, những người làm việc theo mối quan hệ thân quen sẽ tôn trọng mối quan hệ của họ nhiều hơn là chất lượng công việc.

Điều này sẽ khiến những nhân viên không nằm trong mối quan hệ đó không được tôn trọng, công nhận năng lực. Mọi sự cố gắng của họ thậm chí không được công nhận nếu như họ mất đi một mối quan hệ tốt đẹp. Lâu dần, các nhân viên tài năng sẽ lần lượt rời đi.

Việc nhân viên liên tục ra đi - dấu hiệu văn hóa doanh nghiệp đang có vấn đề luôn khiến các nhà quản lý thực sự đau đầu. Hy vọng, với những thông tin hữu ích nêu trên sẽ giúp doanh nghiệp xây dựng văn hóa làm việc hiệu quả hơn.

Đăng ký dùng thử nền tảng đào tạo AcaBiz

DOANH NGHIỆP ANH CHỊ ĐANG GẶP VẤN ĐỀ GÌ?

ĐỂ LẠI THÔNG TIN ĐỂ LÀM BÀI KHẢO SÁT MIỄN PHÍ TỪ CHÚNG TÔI

Khảo sát