Những nguyên nhân tiềm ẩn khiến nhân viên bỏ việc

 

Sau một quá trình làm việc, nhiều nhân viên thường bỏ việc khiến cho nhà quản lý đau đầu không hiểu nguyên nhân là gì. Thực tế, bên cạnh các yếu tố khách quan thì cũng có những nguyên nhân tiềm ẩn khiến nhân viên bỏ việc. Và dưới đây là những nguyên nhân tiềm ẩn cụ thể mà nhà quản lý cần nắm.

Nhân viên không hứng thú với công việc

Đa phần mọi người khi tìm việc đều tìm công việc mà mình cảm thấy thích thú, hợp với tài năng. Tuy nhiên, trong quá trình làm việc họ lại nhận thấy công việc mà họ đang làm không đúng với tài năng, đam mê của bản thân khiến họ mất dần sự hứng thú. Đây chính là nguyên nhân tiềm ẩn khiến nhân viên bỏ việc.

Do đó, việc nhà tuyển dụng tìm đúng người, đặt người đúng chỗ là vô cùng quan trọng. Bạn không thể ép một nhân viên chuyên sáng tạo đi làm sale chỉ vì họ học giao tiếp giỏi, điều này không chỉ không tạo ra kết quả mà còn khiến nhân viên cảm thấy mình là người thừa.

 

Nhân viên có thể nghỉ việc do không tìm được sự hứng thú trong công việc

Công việc khác xa suy nghĩ

Trong quá trình phỏng vấn, nhà tuyển dụng sẽ đề cập rõ về công việc mà nhân viên cần hoàn thành. Đây chính là yếu tố quan trọng quyết định đến việc nhân viên có chấp nhận vào làm hay không. Tuy nhiên, khi nhân viên đến làm việc thì công việc lại khác xa suy nghĩ của họ. Trong đó, điển hình nhất là họ phải ôm rất nhiều việc bên cạnh công việc chính mà nhà tuyển dụng đã đề cập trước đó.

Đây cũng chính là nguyên nhân tiềm ẩn khiến nhân viên bỏ việc. Bởi họ cảm thấy nhà tuyển dụng thực sự dối trá và đang có thái độ bắt ép họ phải làm việc. Do đó, việc họ chỉ làm trong vài ngày và thôi việc là điều dễ hiểu. Vì vậy, trong quá trình tuyển dụng, doanh nghiệp/công ty cần đề cập rõ ràng, chi tiết công việc mà nhân viên cần phải hoàn thành.

>> Note ngay 6 kiểu nhân viên phải sa thải ngay lập tức

>> Những nguyên tắc quản trị hạnh phúc của người Đan Mạch

Không có cơ hội phát triển

Đối với mỗi người đi làm, họ mong muốn có một môi trường để phát triển bản thân thay vì “dậm chân tại chỗ” và nhận mức lương cơ bản. Có thể ban đầu họ chỉ là nhân viên nhưng dần dần được phát triển lên leader, trưởng phòng hoặc có thể ban đầu họ chưa biết gì về một kỹ năng nào đó, nhưng sau thời gian được đào tạo tại công ty, kỹ năng của bản thân họ tăng lên rất nhiều.

Cũng chính vì lý do này mà nhiều nhân viên sẵn sàng bỏ việc khi không có cơ hội được phát triển. Trong quá trình làm việc, họ chỉ đứng mãi một vị trí, không có sự thăng tiến, không có sự học hỏi khiến họ cảm thấy bị thui chột và tụt hậu so với các nhân viên khác.

 

Không có cơ hội phát triển chính là nguyên nhân khiến nhân viên nghỉ việc

Năng lực của bản thân không được công nhận

Nguyên nhân tiềm ẩn khiến nhân viên bỏ việc tiếp theo đó chính là do họ cảm thấy năng lực của bản thân không được công nhận. Chính điều này khiến nhân viên không muốn nỗ lực, dẫn đến kết quả đạt được không cao và việc sếp la mắng, chỉ trích là điều dễ hiểu. Cộng cả 2 yếu tố này lại với nhau sẽ đi đến kết quả là nhân viên quyết định xin nghỉ việc.

Làm việc quá sức dẫn đến căng thẳng

Số lượng công việc quá nhiều, thường xuyên bị sếp ép một đống deadline dày cộp khiến nhân viên cảm thấy mệt mỏi, căng thẳng và bắt buộc phải nghỉ việc vì không chịu được áp lực. Thực tế, trong quá trình làm việc, ai cũng cần thời gian nghỉ ngơi, thư giãn, có như vậy mới đem lại hiệu quả công việc cao.

Do đó, nhà quản lý cần hiểu được tâm lý nhân viên, không nên vì lợi nhuận mà ép nhân viên làm việc quá sức. Bởi điều này sẽ khiến nhân viên rời đi bất cứ lúc nào. Và việc xây dựng lại đội ngũ nhân viên từ đầu sẽ rất khó khăn, tốn kém.

Lãnh đạo không đáng tin

Lãnh đạo không đáng tin chính là nguyên nhân tiềm ẩn khiến nhân viên bỏ việc. Bởi, lãnh đạo là người “cầm cân nảy mực”, điều hành và lãnh đạo nhân viên thực hiện công việc, do đó lãnh đạo không tạo được niềm tin cho nhân viên thì sẽ khiến họ cảm thấy không đủ tin tưởng để tiếp tục công việc.

 

Lãnh đạo cần tạo được niềm tin với nhân viên

Do đó, lãnh đạo cần tạo được niềm tin với nhân viên bằng nhiều cách khác nhau. Trong đó, điển hình nhất là thấu hiểu, tin tưởng và thường xuyên trao đổi với nhân viên các vấn đề trong công việc. Điều này sẽ giúp nhân viên cảm thấy mình đang được quan tâm, sếp thấu hiểu mình và mình có thể gắn bó công việc lâu dài.

Nhận được quá ít thông tin phản hồi

Thông tin phản hồi ở đây chính là sự kết nối giữa nhân viên và lãnh đạo. Không thể phủ nhận làm việc độc lập là yêu cầu quan trọng, nhưng sự độc lập này cần được dựa trên sự liên kết, kết nối giữa nhân viên với nhau và giữa lãnh đạo và nhân viên. Vì vậy, việc nhân viên chỉ biết làm việc, không nhận được sự kết nối, thông tin phản hồi từ đồng nghiệp và lãnh đạo sẽ khiến họ nhanh chóng rời đi.

Trên đây là các nguyên nhân tiềm ẩn khiến nhân viên bỏ việc. Các nhà quản lý có thể tham khảo thêm để biết cách xây dựng môi trường làm việc lý tưởng, giúp giữ chân được nhân tài trong thời gian dài.

Đăng ký dùng thử nền tảng đào tạo AcaBiz

DOANH NGHIỆP ANH CHỊ ĐANG GẶP VẤN ĐỀ GÌ?

ĐỂ LẠI THÔNG TIN ĐỂ LÀM BÀI KHẢO SÁT MIỄN PHÍ TỪ CHÚNG TÔI

Khảo sát