Quy trình xây dựng bài giảng Elearning cho doanh nghiệp

Doanh nghiệp bạn đã biết cách xây dựng bài giảng Elearning sao cho tối ưu và khoa học nhất chưa?
Nếu chưa, bài viết dưới đây là dành cho doanh nghiệp của bạn.

Bài viết mô tả chi tiết 6 bước để xây dựng nên một bài giảng Elearning tối ưu nhất để phục vụ cho công tác đào tạo trong doanh nghiệp.

cac-buoc-xay-dung-bai-giang-elearning

Bước 1: Phân tích nhu cầu và mục tiêu đào tạo

Bước đầu tiên trong việc xây dựng bài giảng E-learning là phân tích nhu cầu và mục tiêu đào tạo. Để thực hiện bước này, bộ phận đào tạo cần hiểu rõ mục đích chính của việc đào tạo ở doanh nghiệp mình là gì và những kỹ năng nào cần phát triển cho nhân viên. Bằng cách xác định rõ điều này cùng với những gì chúng ta muốn nhân viên đạt được sau khi hoàn thành khóa học, doanh nghiệp có thể định hình nội dung học tập một cách chính xác và hiệu quả.

Ngoài ra, việc khảo sát nhu cầu học tập của nhân viên cũng rất quan trọng. Người làm đào tạo cần lắng nghe và hiểu rõ mong muốn, nhu cầu hiện tại của họ có liên quan đến chủ đề nào. Những thông tin này sẽ giúp bộ phận đào tạo tạo ra nội dung học tập phù hợp và chính xác nhất, đáp ứng đúng những gì nhân sự cần và mong muốn.

Bước 2: Lập kế hoạch và thiết kế

Sau khi đã hiểu rõ những gì mà nhân viên cần và mục tiêu đào tạo của doanh nghiệp, bước tiếp theo bộ phận đào tạo cần lập kế hoạch và thiết kế khóa học E-learning một cách cụ thể và hợp lý.

1. Xác định cấu trúc bài giảng:

Đầu tiên, người soạn bài giảng phải chia bài giảng thành nhiều phần nhỏ khác nhau. Điều này giúp tạo ra sự sắp xếp rõ ràng và dễ theo dõi cho nhân sự khi học tập. Mỗi phần sẽ tập trung vào một khía cạnh cụ thể của chủ đề, giúp nhân viên tiếp thu từng phần một một cách rõ ràng và dễ hiểu.

2. Lựa chọn phương pháp học tập:

Bộ phận đào tạo cần xem xét việc sử dụng các hình thức học tập khác nhau đan xen để làm cho khóa học trở nên thú vị và hiệu quả hơn. Ví dụ, giảng viên có thể sử dụng video để minh họa cho một ví dụ cụ thể hoặc dùng bài giảng trực tuyến để tương tác trực tiếp với nhân sự khi học online. Bài tập thực hành cũng là một hình thức cần có để nhân sự có thể áp dụng các kiến thức đã học vào thực hành thực tế.

3. Xây dựng nội dung học tập:

Tiếp theo, giảng viên đào tạo nên nghiên cứu sâu để tạo ra được nội dung học tập sâu sắc. Có thể là kịch bản cho bài giảng trực tuyến, slide trình bày hoặc tài liệu học tập. Quan trọng là nội dung phải được trình bày một cách rõ ràng và có sự logic, giúp người học tiếp thu một cách hiệu quả.

Như vậy, bước lập kế hoạch và thiết kế không chỉ giúp người đào tạo tạo nên bài giảng một cách có hệ thống mà còn tạo ra môi trường học tập thú vị và linh hoạt cho người học, giúp họ dễ dàng tiếp thu và áp dụng kiến thức vào thực tế.

Bước 3: Tạo nội dung và sản xuất

tao-noi-dung-bai-giang-elearning
Tạo và xây dựng nội dung Elearning

Ở bước này, giảng viên đào tạo bắt đầu viết nội dung dựa trên kế hoạch và thiết kế đã hoàn thành trước đó. Giảng viên cần chú trọng đến việc trình bày thông tin một cách rõ ràng và logic, giúp nhân sự dễ dàng tiếp thu trong quá trình học tập. Việc sử dụng ví dụ và minh họa cụ thể cũng giúp làm cho nội dung thêm sinh động và dễ hiểu.

Để tạo ra những phần thực tế của khóa học, giảng viên đào tạo có thể sử dụng các công cụ tạo nội dung E-learning. Điều này có thể bao gồm việc tạo video giảng dạy, thiết kế slide trình bày, hoặc tạo tài liệu học tập để tương tác. Các công cụ này giúp giảng viên biến các ý tưởng trong kế hoạch thành những tài liệu thực tế và hấp dẫn.

Quan trọng nhất, nội dung phải được viết và trình bày một cách rõ ràng, minh bạch và dễ hiểu. Giảng viên đào tạo cần sử dụng ngôn ngữ đơn giản, tránh sử dụng ngôn ngữ phức tạp hay thuật ngữ khó hiểu. Việc sắp xếp thông tin theo một trình tự logic giúp nhân viên tiếp thu dễ dàng hơn.

Bước 4: Phát triển giao diện học tập

Bước quan trọng sau khi đã xác định nội dung là phát triển giao diện học tập, nơi mà các nhân viên trong doanh nghiệp sẽ tương tác với khóa học E-learning.

Trong giai đoạn này, việc chọn giao diện dễ sử dụng và thân thiện là ưu tiên hàng đầu. Giao diện cần được thiết kế sao cho người học có thể dễ dàng điều hướng và tìm kiếm thông tin trong khóa học. Mục tiêu là tạo môi trường học tập có tổ chức, giúp nhân viên tập trung vào việc học mà không gặp khó khăn về việc sử dụng giao diện.

Một phần quan trọng khác là cung cấp tính năng tương tác. Các tính năng như câu hỏi trắc nghiệm và bài tập thực hành giúp nhân viên áp dụng kiến thức và kiểm tra hiểu biết của mình sau quá trình học tập.

Doanh nghiệp bạn có thể tham khảo Nền tảng đào tạo nhân sự trực tuyến Acabiz, với giao diện thân thiện cho người dùng cùng các tính năng thông minh tại đây.

Bước 5: Kiểm tra và điều chỉnh

Sau khi đã hoàn thành việc xây dựng nội dung và giao diện học tập, đến lúc thực hiện bước kiểm tra và điều chỉnh. Mục tiêu của bước này là đảm bảo khóa học E-learning không chỉ hoàn thiện mà còn hoạt động một cách hiệu quả.

Đầu tiên, bộ phận đào tạo cần thực hiện kiểm tra tính hoàn thiện của bài giảng và nội dung. Điều này đảm bảo rằng thông tin được trình bày đầy đủ, rõ ràng và chính xác. Không có chỗ cho sai sót, giúp các nhân sự tiếp nhận thông tin một cách chính xác và dễ tiếp thu nhất.

Tiếp theo, thử nghiệm khóa học trước với một nhóm học viên để lấy ý kiến và nhận xét điều chỉnh. Những nhân viên này có thể là đại diện cho một chủ đề học tập nào đó. Qua thử nghiệm, Bộ phận đào tạo có thể xác định những phần hoạt động tốt và nhận biết các vấn đề cần điều chỉnh. Phản hồi từ nhân viên giúp bộ phận đào tạo hiểu rõ hơn về trải nghiệm học tập thực tế và tìm cách cải tiến nội dung elearning.

Dựa trên phản hồi và thông tin từ thử nghiệm của nhân viên, bộ phận đào tạo tiến hành điều chỉnh khóa học. Điều này có thể bao gồm việc sửa lỗi, tối ưu hóa giao diện, hoặc điều chỉnh nội dung để đáp ứng tốt hơn nhu cầu của nhân sự trong quá trình học tập. Mục tiêu là tạo ra một khóa học hoàn thiện, sẵn sàng để mang lại giá trị tốt nhất cho nhân sự doanh nghiệp

Đọc thêm:

>> Acabiz - Phần mềm đào tạo nội bộ trực tuyến cho doanh nghiệp

>> Elearning - Lựa chọn đào tạo thông minh cho nhiều doanh nghiệp hiện nay

Bước 6: Triển khai và theo dõi

Triển khai và theo dõi hiệu quả bài giảng Elearning

Sau khi đã hoàn thiện và điều chỉnh khóa học, bộ phận đào tạo chuyển sang bước triển khai và theo dõi để đưa bài giảng lên nền tảng E-learning và theo dõi tiến độ học tập của nhân viên trong doanh nghiệp.

Đầu tiên, bộ phận đào tạo triển khai bài giảng lên nền tảng E-learning. tảng E-learning cung cấp không gian để nhân viên truy cập vào nội dung học tập, tương tác và phát triển trong quá trình học tập của họ.

Tiếp theo, bộ phận đào tạo tiến hành theo dõi tiến độ học tập của nhân viên. Qua việc theo dõi, bộ phận đào tạo có thể biết được họ đã hoàn thành bài giảng nào, tham gia vào các hoạt động thực hành và tiến bộ như thế nào. Thông qua dữ liệu này, bộ phận đào tạo sẽ đánh giá được hiệu quả học tập từ khóa học Elearning mang lại và rút ra kinh nghiệm để tới ưu hơn cho những nội dung tiếp theo.

Kết luận:

Trên đây Acabiz vừa giới thiệu đến bạn quy trình 6 bước để xây dựng một bài giảng Elearning cho doanh nghiệp. Đây là những bước cơ bản nhất giúp doanh nghiệp tạo ra được nội dung học tập dạng elearning để phục vụ công tác đào tạo nhân sự một cách khoa học nhất. Ngoài ra, bằng cách thực hiện theo các bước trên, doanh nghiệp sẽ có được một kho nội dung Elearning hoàn chỉnh được chuẩn bị kỹ lượng và chất lượng tối ưu nhất để tổ chức các chương trình đào tạo cho doanh nghiệp.

Đăng ký dùng thử nền tảng đào tạo AcaBiz

DOANH NGHIỆP ANH CHỊ ĐANG GẶP VẤN ĐỀ GÌ?

ĐỂ LẠI THÔNG TIN ĐỂ LÀM BÀI KHẢO SÁT MIỄN PHÍ TỪ CHÚNG TÔI

Khảo sát