Hiện nay, có rất nhiều doanh nghiệp gặp phải tình trạng khó tuyển được nhân viên đi làm. Trong bài viết dưới đây, chúng tôi sẽ liệt kê cho bạn một số lý do khiến cho doanh nghiệp khó tuyển người làm dù tỷ lệ lao động của Việt Nam đang dư thừa rất cao.
Lý do doanh nghiệp khó tuyển người làm
Bộ phận tuyển dụng không nắm được mục tiêu tuyển dụng
Chúng ta nên khẳng định lại với nhau rằng “nhân tài như lá mùa thu”, hàng năm có hàng trăm nghìn sinh viên, cử nhân ra trường. Tuy nhiên, rất nhiều doanh nghiệp cảm thấy khó khăn khi tuyển dụng. Sai lầm đầu tiên là do nhà tuyển dụng không nắm được mục tiêu, yêu cầu của từng vị trí tuyển dụng như các yêu cầu về kỹ năng quản lý kế hoạch làm việc, chuyên môn, bằng cấp ra sao? Hay ứng viên này cần bao nhiêu năm kinh nghiệm cho vị trí tuyển dụng.
Bộ phận tuyển dụng không nắm được nội dung tuyển dụng
Hiện nay có rất nhiều công ty đăng tải nội dung tuyển dụng một cách sơ sài, không có thông tin vị trí hay thông tin yêu cầu các kỹ năng người xin việc chung chung, không có số điện thoại để liên lạc.
>> Cắt giảm nhân sự - những điều khó nói trong công ty
>> “Bỏ túi” bí quyết xây dựng đội ngũ nhân lực hiệu quả
Thường tuyển chọn gia đình, bạn bè
Một nguyên nhân tiếp theo khiến cho các công ty khó tuyển người mới đó là thường ưu tiên người thân trong gia đình, người quen biết. Chỉ dựa trên một vài câu nói “đề cử” mà nhà tuyển dụng đã cho “out” hết hồ sơ khác và chọn hồ sơ “người quen”. Chính hàng động đó đã khiến công ty đánh mất rất nhiều nhân sự giỏi.
Kiểm tra ứng viên quá cao
Lý do khiến doanh nghiệp khó tuyển người làm tiếp theo là do yêu cầu về ứng viên quá cao. Có rất nhiều CV xin việc có ấn tượng tốt, có kinh nghiệm và kỹ năng làm việc. Tuy nhiên, nhà tuyển dụng lại đòi hỏi họ quá cao trong buổi phỏng vấn. Do đó, khiến ứng viên cảm thấy mất tự tin.
Thậm chí, có rất nhiều doanh nghiệp lựa chọn ứng viên qua 3 vòng sơ tuyển, khiến cho nhiều người cảm thấy tốn thời gian khi chờ đợi kết quả nên họ tự động “out” ra khỏi vòng khảo sát. Chính những lý do đó khiến doanh nghiệp không thể tuyển được người làm.
Đặt câu hỏi sai trong buổi phỏng vấn
Thông thường, một buổi phỏng vấn thường diễn ra trong khoảng thời gian 30 phút. Đa phần các nhân viên tuyển dụng thường hỏi rất chi tiết về tuổi, kinh nghiệm, học vấn. Tuy nhiên, những điều này thường có hết trên CV.
Nhà tuyển dụng không có chuyên môn cao trong buổi phỏng vấn
Có rất nhiều các câu hỏi hay chạm tới công việc và kinh nghiệm của người ứng dụng mà bạn có thể hỏi để đánh giá nhân sự khi lựa chọn. Thêm nữa, bạn hãy cố gắng kiểm tra nhân sự một kỹ lưỡng, nên lịch hẹn qua điện thoại để sắp xếp thời gian. Chính vì thế, bạn hãy chú ý điều này để việc tuyển dụng người làm trở làm nên dễ dàng và đơn giản.
Chính sách tuyển dụng công ty không rõ ràng
Một trong những lý do khiến doanh nghiệp khó tuyển người làm đó là do công ty không xây dựng được một chính sách tuyển dụng rõ ràng khi đăng tải thông tin trên các website tuyển dụng. Điều này gây ra một bất cập nhầm lẫn cho người tuyển dụng và người đi làm như rắc rối về tiền lương, trách nhiệm, yêu cầu công việc. Khi nhận việc, sẽ xảy ra mâu thuẫn giữa hai bên, khiến công ty bạn mang tiếng lừa đảo.
Lý do về phía người xin việc
Hồ sơ ứng tuyển nộp quá nhiều
Một lý do khiến doanh nghiệp khó tuyển người làm là việc các ứng viên nộp CV quá nhiều nơi. Hầu hết, những bạn trẻ mới ra trường thường có thói quen nộp hồ sơ tại các doanh nghiệp mình tuyển dụng để tìm những vị trí phù hợp với chuyên môn của mình.
Chính vì thế, các ứng viên có thể đỗ rất nhiều các doanh nghiệp cùng một lúc, khiến cho nhiều doanh nghiệp “dở khóc dở cười” tuyển dụng những người khác vì bị bạn từ chối.
Kén việc
Ngoài những lý do về phía doanh nghiệp, thì một lý do khác là do người đi làm quá kén chọn công việc. Họ thường có xu hướng muốn chọn việc nhẹ lương cao, không bị áp lực hay công việc đi lại quá nhiều. Chính vì sự kén chọn như thế, nên họ thường đổ xô nộp CV vào các doanh nghiệp lớn, tập đoàn lớn. Chính vì thế, những doanh nghiệp nhỏ và trung bình không có nhiều ứng viên lựa chọn nộp CV.
Không chuẩn bị cho cuộc phỏng vấn
Nếu CV của bạn vượt qua vòng loại hồ sơ, thì bạn cần chuẩn bị cho một buổi phỏng vấn trực tiếp với nhà tuyển dụng. Tuy nhiên, có rất nhiều bạn không hề có sự chuẩn bị khiến mất điểm trong mắt nhà tuyển dụng như: ăn mặc thiếu lịch sự, không tôn trọng nhà tuyển dụng.
Ứng viên có kiến thức chuyên môn không cao
Ngoài thái độ không tốt, có rất nhiều ứng viên còn không có chuyên môn khi trả lời phỏng vấn như cầu thị, trả lời miên man, đôi co tiền lương với nhà tuyển dụng… khiến cho nhà tuyển dụng khó lựa chọn giao việc sau này.
Có rất nhiều sai lầm trong khẩu tuyển dụng khiến cho các doanh nghiệp cảm thấy việc tìm “nhân tài” thật sự quá vất vả. Có rất nhiều lý do khiến doanh nghiệp khó tuyển người làm có thể là do việc tuyển dụng, yêu cầu quá cao, uy tín doanh nghiệp thấp, chính sách công ty không tốt khiến cho ứng viên không chấp nhận bước chân vào doanh nghiệp của bạn.