Liều thuốc giúp sếp trị bệnh lười của nhân viên

 

Nhân viên lười nhác là một cơn ác mộng của bất cứ vị sếp nào. Nhân viên chây lười không chỉ làm cho sếp cảm thấy mệt mỏi mà khiến đồng nghiệp cảm thấy ngán ngẩm. Trong bài viết dưới đây, chúng tôi sẽ chia sẻ cho các bạn một số liều thuốc giúp sếp trị bệnh lười của nhân viên hiệu quả.

Bản tính lười của nhân viên đáng sợ như thế nào?

Trước khi tham khảo một số liều thuốc giúp sếp trị bệnh lười của nhân viên, chúng ta cùng tìm hiểu sự lười biếng của dân văn phòng đáng sợ như thế nào. Theo nghiên cứu sinh học, vận động là bản chất , bản năng của một cá thể sống. Có nghĩa là con người sống cần phải hoạt động. Do đó, sự lười biếng không phải là bản chất của mỗi nhân viên mà là thái độ được tạo nên bởi những yếu tố ngoại cảnh.

 

Lười biếng gây ảnh hưởng rất lớn đến tập thể

Bản tính lười thường được gặp ở những nhân viên thiếu nghị lực, thiếu ý chí, dễ dàng đầu hàng, buông bỏ trước sóng gió, khó khăn do ngoại cảnh tác động.

Khi nhân viên lười, công việc sẽ trở nên ùn tắc, quá tải. Nếu công việc liên quan đến dây chuyền sẽ ảnh hưởng đến hoạt động của cả hệ thống. Không những thế, nếu trong một team có nhân viên lười nhác thường gây ảnh hưởng rất lớn đến các nhân viên còn lại theo hình thức “gặm nhấm”. Họ thường bị ảnh hưởng tính lười, mang tâm lý không cần phải cố gắng và không muốn làm việc.

Nếu bạn muốn nhân viên lười nhác đó cố gắng, bạn cần để cho anh ta hiểu rằng, công ty không cho phép những người lười tồn tại. Nếu bạn không giải quyết triệt để, “vi - rút” này sẽ lây lan đến tất cả nhân viên còn lại. Và nhân viên sẽ cảm thấy bất mãn khi họ phải làm việc vất vả, cống hiến hết mình cho công ty còn những người lười không làm gì mà vẫn tồn tại và nhận lương mỗi tháng.

>> Một số cách làm phát huy khả năng của nhân sự hướng nội

>> Mẹo giữ khoẻ mạnh nơi làm việc hữu hiệu bạn đã biết chưa?

“Liều thuốc” giúp sếp trị bệnh lười của nhân viên

Không nói không sao với nhân viên

Nếu 1 lần, 2 lần nhân viên bạn lười nhác, thoái thác công việc vì phải làm quá nhiều việc cùng một lúc, bạn có thể động viên nhân viên ấy rằng “không sao, hãy tiếp tục làm việc”. Nhưng nếu “quá tam ba bận”, việc lười nhác kéo dài và nhân viên “đục nước béo cò” vẫn lấy lý do công việc quá nhiều, khách hàng không nghe máy, chờ bộ phận vận đơn… để trì hoãn hoàn thành công việc thì bạn cần xử lý lập tức.

 

Đừng nói không sao đâu khi nhân viên lười biếng

Cách để trị những nhân viên lười biếng này đầu tiên là đừng bao giờ nói “không sao đâu”. Câu nói này rất dễ nói, thể hiện bạn là một vị sếp biết thông cảm, thấu hiểu hoàn cảnh của nhân viên. Nhưng bạn không biết, nó cũng gián tiếp làm cho nhân viên ỉ lại, lười biếng, viện lý do và xin lỗi là xong.

Hãy bày tỏ sự thất vọng

Bày tỏ sự thất vọng cũng là một liều thuốc giúp sếp trị bệnh lười của nhân viên. Bạn cần lưu ý, không nên phản ứng quá thái quá về hành vi này. 

Ví dụ, khi bạn giao việc cho nhân viên và yêu cầu phải hoàn thành công việc trong 5 ngày. Nhưng vì sự lười biếng, cám dỗ nên họ vẫn chưa bắt tay vào làm việc. Thay vì bạn bực tức, quát mắng thì hãy bình tĩnh giải thích cho họ nghe rằng việc làm đó ảnh hưởng rất lớn đến bạn và công ty bằng câu nói “Bạn làm tôi quá thất vọng. 

Tôi đã rất tin tưởng bạn và giao công việc quan trọng đó, mong đợi sẽ nhận thấy kết quả vào cuối tuần. Tuy nhiên, kế hoạch vẫn chưa được làm, nên chúng ta sẽ lùi lịch lại sang tuần sau”.

Sau khi bạn nói những điều trên, chắc hẳn không ít người nhận thấy dễ chịu. Họ sẽ nhìn nhận được ảnh hưởng của mình đến công ty như thế nào và chắc chắn không tái phạm lần sau.

Hỏi nguyên nhân của sự lười biếng

Khi bạn nói chuyện với nhân viên, không nên dừng câu chuyện ở lời xin lỗi mà bạn cần đặt câu hỏi, tìm gốc rễ của vấn đề. Nếu một nhân viên khăng khăng triển khai dự án ngay”, “Thời gian bạn phân bổ cho công việc mỗi ngày ra sao”...

Nếu bạn hỏi đúng câu hỏi, bạn sẽ chứng minh được rằng những lời than phiền về công việc quá tải của nhân viên đều là biện minh cho sự lười biếng. Không những thế, bằng việc đặt ra những câu hỏi như vậy, bạn sẽ cho nhân viên của mình thấy rằng bạn không bao giờ chấp nhận mọi lời xin lỗi.

 

Nhà quản lý cần tìm hiểu nguyên nhân của sự lười biếng

Răn đe

Nếu sự lười biếng, ỉ lại của nhân viên trong công ty bạn không thể giải quyết bằng lời nói. Bạn sẽ cần dùng đến hành động và răn đe họ. Người lao động sợ nhất là khi ai đó động đến quyền lợi của mình. Tùy thuộc vào hậu quả, bạn có thể cảnh cáo bằng các hình thức phạt tiền khi chậm deadline, trừ lương, không được thưởng KPI hàng tháng….

Một nhân viên không biết cách quản lý kế hoạch làm việc, có thái độ lười biếng, không hoàn thành được công việc được giao thì cần phải biết cách xử lý khôn khéo. Với những chia sẻ về liều thuốc giúp sếp trị bệnh lười của nhân viên ở trên, chúng tôi hy vọng rằng bạn sẽ áp dụng thành công và hiệu quả.

 

Đăng ký dùng thử nền tảng đào tạo AcaBiz

DOANH NGHIỆP ANH CHỊ ĐANG GẶP VẤN ĐỀ GÌ?

ĐỂ LẠI THÔNG TIN ĐỂ LÀM BÀI KHẢO SÁT MIỄN PHÍ TỪ CHÚNG TÔI

Khảo sát