Thực hư việc nhân viên thụ động lỗi là tại sếp

 

Nhân viên thụ động lỗi là tại sếp? là một thắc mắc có phần khẳng định rằng, việc nhân viên không thể phát triển là xuất phát từ sếp. Vậy thực hư câu trả lời chính xác nhất cho vấn đề này là gì, hãy cùng tìm hiểu rõ nét hơn trong bài viết dưới đây.

Nhân viên thụ động lỗi là tại sếp?

Trong môi trường làm việc, rất khó để toàn bộ nhân viên phát triển năng lực đồng đều với nhau, mà sẽ có người thông minh, người khá, người nhanh nhạy, người thụ động. Trong đó, sự thụ động có thể do một số nguyên nhân gây nên. Vậy, việc nhân viên thụ động có phải nguyên nhân xuất phát từ sếp?

Thực chất, câu trả lời cho thắc mắc này có 2 đáp án đó là có thể có hoặc có thể không. Tại sao lại nói như vậy? bởi thụ động là một tính cách của con người, nó có thể liên quan đến bản chất như một số tính cách khác như: rụt rè, ít nói, tăng động, tự tin… Vì vậy, nếu sự thụ động của nhân viên là xuất phát từ chính bản thân, từ con người họ thì nguyên nhân không phải là do sếp.

 

Việc nhân viên thụ động có thể xuất phát từ sếp hoặc không

Còn nếu nhân viên từ một người rất năng động sau đó đột nhiên trở nên thụ động thì sếp cần xem xét lại, bởi nguyên nhân có thể xuất phát từ mình. Trong quá trình làm việc, cách chính sách, cách thực hiện quyền hạn, môi trường làm việc có thể tác động đến tích cách và cách thực hiện công việc của nhân viên. Có thể thời gian đầu, họ rất hăng say và hay nói, tuy nhiên do có sự chèn ép hoặc bắt buộc thái quá khiến họ trở nên thụ động.

Nguyên nhân từ sếp khiến nhân viên thụ động

>> Phương pháp thiết lập mục tiêu công việc cho nhân viên

>> Tổng hợp các giải pháp nhân sự cho nhà quản lý

Nếu câu trả lời cho thắc mắc nhân viên thụ động lỗi là tại sếp là có thì nhà lãnh đạo, nhà quản lý cần xem xét lại, xem nguyên nhân nào từ mình khiến nhân viên có thái độ làm việc như vậy. Theo đánh giá chung, có những nguyên nhân cơ bản sau đây:

Sếp quá “thực hiện”

Hãy hiểu sự thực hiện ở đây có nghĩa là sếp chỉ chăm chăm áp việc từ trên xuống cho nhân viên, không có sự lắng nghe, không có sự phản hồi. Bởi sếp nghĩ rằng, mình là cấp trên, mình có nền tảng kiến thức, kỹ năng cao hơn nên việc mình “thực hiện” như vậy đối với nhân viên là đúng.

Thực tế, đây là một cách làm việc kém thông minh và hiệu quả. Việc sếp liên tục áp đặt việc cho nhân viên mà không có sự trao đổi sẽ khiến họ cảm thấy họ như một chiếc máy, nghe lời và làm theo. Lâu dần, cách làm việc vô cùng thụ động, một chiều, không tương tác. Và tất nhiên, hiệu quả sẽ bị hụt đi rất nhiều.

 

Sếp chăm chăm áp việc xuống nhân viên khiến họ ngày càng trở nên thụ động

Sếp quá cầu toàn

Nguyên nhân khiến nhân viên thị động lỗi là tại sếp tiếp theo đó chính là sếp quá cầu toàn, tỉ mỉ, việc này bị đẩy lên quá độ đến mức họ không tin và năng lực của cấp dưới. Thông thường, sếp sẽ sợ nhân viên làm sai và chỉ chăm chăm “vạch lá tìm sâu”, thậm chí không có sự tin tưởng với nhân viên và đứng ra làm thay luôn cho nhân viên. Và dĩ nhiên, nhân viên đi làm không khác gì đi chơi, thụ động và ỷ lại.

Sếp có tính độc tài chuyên chế

Độc tài chuyên chế, quá tự cao về bản thân cũng chính là một trong những nguyên nhân khiến nhân viên dưới quyền sếp trở nên thụ động. Thậm chí, thay vì thụ động, nhân viên sẽ có tính phản kháng vì quá bức xúc.

Do đó, trong quá trình làm việc, sếp phải dìm cái tôi của mình xuống, xem quá trình làm việc là một quá trình hợp tác, phối hợp với nhau để hoàn thành công việc. Hãy cố gắng lắng nghe ý kiến của nhân viên và tạo cơ hội để nhân viên của bạn có thể phát huy tối đa khả năng của mình.

 

Sếp có tính độc tài sẽ khiến nhân viên thụ động hoặc bức xúc từ bỏ công việc

Qua những kiến thức, đánh giá nêu trên, có thể dễ dàng nhận thấy nhân viên thụ động lỗi là tại sếp có thể có hoặc có thể không. Điều quan trọng là sếp cần có cái nhìn khái quát và cụ thể về quá trình làm việc của mình, để tìm ra nguyên nhân khiến nhân viên của mình trở nên thụ động trong cách làm việc.

Đăng ký dùng thử nền tảng đào tạo AcaBiz