Những năm gần đây, telesales đã và đang trở thành ngành nghề được nhiều các bạn trẻ quan tâm và theo đuổi. Cơ hội phát triển sự nghiệp cho những nhân viên telesales là rất lớn nếu như mỗi cá nhân biết cách học hỏi, trau dồi những kinh nghiệm và kỹ năng chuyên môn cần thiết để đào tạo telesales chuyên nghiệp trong quá trình làm việc.
Vậy telesales là gì? Những công việc thực tế của một nhân viên telesales cần phải đảm nhiệm cụ thể là như thế nào? Hãy cùng Acabiz tìm hiểu chi tiết thông qua nội dung bài viết dưới đây nhé!
Telesales là gì?
Nhân viên telesales là một vị trí thuộc bộ phận kinh doanh trong doanh nghiệp hiện nay. Khác với những nhân viên sales là phải làm việc trực tiếp với khách hàng, thì cách thức làm việc của một nhân viên telesales đó chính là trao đổi với khách hàng và bán hàng thông qua điện thoại.
Nhân viên telesales là một nhánh nhỏ những lại có vai trò rất quan trọng trong các hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Nhiệm vụ chung của các nhân viên telesales gọi điện cho khách hàng thông qua một danh sách điện thoại sẵn có, giới thiệu về sản phẩm và thuyết phục khách hàng mua hàng. Bởi có vai trò quan trọng và có liên quan trực tiếp đến kết quả kinh doanh của doanh nghiệp nên đây cũng là một ngành nghề vừa nhiều cơ hội phát triển mà cũng phải đối diện với rất nhiều áp lực, thách thức.
Đâu là những công việc mà nhân viên telesales đảm nhận?
Nghiên cứu và sàng lọc khách hàng tiềm năng
Từ các nguồn dữ liệu khách hàng mà bộ phận marketing đem về thông qua các chiến dịch quảng cáo, tiếp thị, chương trình khuyến mại, … Nhân viên telesales sẽ tiếp nhận thông tin và thực hiện các coongd doạn nghiên cứu và sàng lọc ra các khách hàng tiềm năng nhất. Đó là những khách hàng thực sự quan tâm, có nhu cầu cần và muốn mua sản phẩm của công ty bạn. Bên cạnh đó, nhân viên telesales cũng phải phân tích và tìm kiếm những khách hàng tiềm năng khác mà bộ phận marketing chưa thể tiếp cận được. Nhiệm vụ này sẽ giúp gia tang tủ lệ thành công cho hoạt động kinh doanh của công ty.
Xây dựng kịch bản nói chuyện chuyên nghiệp
Xây dựng kịch bản nói chuyện với khách hàng là một trong những phần công việc của telesales hiện nay. Vì một nhân viên telesales có thể đảm nhận nhiều sản phẩm và đối tượng khách hàng khác nhau nên cần phải xây dựng rất nhiều các kịch bản trò chuyện đa dạng, dựa trên sản phẩm và phù hợp với đối tượng khách hàng mà bạn cần tư vấn. Nội dung kịch bản gọi điện có thể tùy chỉnh theo các xưng hô, giới tính, nhu cầu, hoàn cảnh,…hay một vài yếu tố khác nữa.
Thực hiện thỏa thuận mua bán với khách hàng
Thỏa thuận mua bán với khách hàng chính là quá trình quyết định nhân viên telesales có thể chốt sales thành công hay không? Khách hàng có đồng ý ký hợp đồng và thực hiện chuyển tiền cho bạn để mua hàng không? Để việc mua bán diễn ra thuận lợi thì nhân viên telesales cần phải hỗ trợ tối đa để khách hàng yên tâm và tin tưởng sự dụng sản phẩm của bạn.
Lên lịch hẹn với khách hàng
Tùy thuộc vào tính chất của một vài sản phẩm mà khách hàng muốn gặp gỡ và tiếp xúc trực tiếp với nhân viên kinh doanh thì mới có thể thực hiện được việc mua hàng. Chính vì thế, nhiệm của của nhân viên telesales lúc này đó chính là liên hệ và chốt lịch hẹn cụ thể với khách hàng. Ngoài ra nhân viên telesales cũng phải là người theo dõi tình trạng cuộc hẹn, nhắc nhở nhân viên sales đến đúng hẹn để làm việc với khách hàng của mình.
Thực hiện đánh giá và khảo sát khách hàng
Không phải tất cả những khách hàng từ nguồn marketing đem lại là khách hàng tiềm năng, do đó mà nhân viên telesale cần rà soát và có kế hoạch liên hệ để đánh giá chất lượng dự liệu khách hàng đó. Chiến lược tiếp cận khách hàng cũng cần phải điều chỉnh thường xuyên để phù hợp với từng nhu cầu của các đối tượng khách hàng khác nhau.
Đồng thời, công việc của telesales còn là khảo sát và lập bảng kết quả thể hiện thị hiếu người dùng nhằm phục vụ cho việc phân tích thị trường và giúp doanh nghiệp đưa ra các chiến lược kinh doanh tốt nhất.
Quản lý dữ liệu, thông tin khách hàng
Quản lý dữ liệu khách hàng cũng là nhiệm vụ cơ bản của nhân viên telesales. Thông qua hồ sơ quản lý dữ liệu và thông tin mà nhân viên telesales cung cấp, đội ngũ quản lý có thể thu thập được những thông tin cần thiết như nhu cầu của khách hàng, đánh giá về sản phẩm, khiến nại khách hàng,…Việc này giúp cho doanh nghiệp sẽ hiểu rõ hơn về khách hàng cũng như kịp thời có những cách giải quyết vấn đề hợp lý và là cơ sở để điều chỉnh kế hoạch kinh doanh.
>> 6 lưu ý quan trọng để phát triển kỹ năng lắng nghe trong giao tiếp
>> Những tiêu chí cần có trong bảng đánh giá nhân viên
Chăm sóc và hỗ trợ khách hàng
Mỗi nhân viên telesales sẽ đảm nhiệm một vài khách hàng cụ thể và nhiệm vụ của họ sẽ là thường xuyên chăm sóc và hỗ trợ khách hàng khi họ có bất cứ thắc mắc gì cần giải đáp nhanh chóng. Ngoài ra, nhân viên telesale sẽ truyền tải ý kiến của khách hàng đến với những bộ phận có chuyên môn để tìm hướng giải quyết chính xác nhất.
Trực tổng đài điện thoại
Trong một số mô hình kinh doanh, doanh nghiệp còn đòi hỏi nhân viên telesales phải phụ trách trực tổng đài, chăm sóc khách hàng ngoài giờ hành chính.
Lập báo cáo công việc
Đây là nhiệm vụ chung của tất cả các phòng ban, vị trí trong công ty. Báo cáo kết quả công việc theo ngày, tuần, tháng sẽ giúp cho câp trên nắm được tiến độ và kết quả công việc chi tiết của nhân viên telesales.
Soạn email và gửi cho khách hàng.
Bên cạnh hình thức liên hệ với khách hàng qua điện thoại, nhiều trường hợp nhân viên telesales sẽ phải soạn nội dung email và gửi cho khách hàng. Đó có thể là những thông tin liên quan đến sản phẩm, dịch vụ mà khách hàng cần cung cấp hay những điều khoản hợp đồng quan trọng cần khách hàng chốt lại trước khi ký kết