Phương pháp dung hòa giữa các thế hệ nhân viên

Nhà quản trị không những là cầu nối giữa nhân viên với ban lãnh đạo cấp cao mà còn là chìa khóa giải quyết mọi mâu thuẫn, xung đột nội bộ của công ty. Trong tất cả các doanh nghiệp hiện nay, xung đột giữa các thế hệ nhân viên diễn ra khá phổ biến. Trong bài viết dưới đây, chúng ta cùng tìm hiểu phương pháp dung hòa giữa các thế hệ nhân viên để công ty phát triển ổn định.

Các thế hệ nhân viên công ty bao gồm những ai?

Trước khi đi tìm hiểu phương pháp dung hòa giữa các thế hệ nhân viên, chúng ta cần nắm được trong công ty trung bình sẽ có 3 thế hệ cơ bản:

Một doanh nghiệp thường có 3 thế hệ nhân viên cơ bản

- Đối với những tập đoàn, doanh nghiệp lớn, chúng ta sẽ bắt gặp những người sinh trước năm 1960. Đây là những người có ý thức kỷ luật cao, có kinh nghiệm làm việc và làm việc ở công ty từ những ngày đầu thành lập. Đây được xem là thế hệ có nhiều khát vọng, có chỗ đứng và tiếng nói ở công ty.

- Thế hệ nhân viên sinh năm từ 1961 đến 1979, có độ tuổi rơi khoảng từ 40 đến 60 tuổi, thế hệ trung bình và biết tiếp thu những kinh nghiệm, xu hướng từ thế hệ đi trước. Nhân viên thuộc độ tuổi này muốn cống hiến nhiều cho công ty để có một vị trí ổn định. Họ có cách làm việc khá teen, thoải mái, không gò bó hay ép buộc nhân viên nhưng đôi khi lại rập khuôn theo cách làm truyền thống quá nhiều, không áp dụng công nghệ.

- Nhân vân trẻ sinh sau năm 1980, có độ tuổi trẻ khoảng 18 đến 40 tuổi. Là thế hệ đầu tiên được làm việc trong kỷ nguyên công nghệ thông tin hiện đại 4.0. Họ được học nhiều kiến thức từ trường học cũng như kinh nghiệm từ trường đời. Phong cách làm việc hiện đại, tự do, họ xem lợi ích của bản thân hơn tập thể xã hội.

>> Top các cách quản lý nhân viên hiệu quả nên “nằm lòng” ngay

>> Tại sao phải đào tạo kỹ năng mềm cho nhân viên?

Phương pháp dung hòa giữa các thế hệ nhân viên

Tìm ra mẫu thuần

Tìm ra mâu thuẫn giữa các thế hệ là chìa khóa giúp các nhà quản trị tìm ra phương pháp dung hòa. Các thế hệ nhân viên bị tác động bởi nhiều nhân tố xã hội và được thúc đẩy bởi những động cơ làm việc khác nhau nên suy nghĩ và cách làm việc khác nhau. Sự mâu thuẫn này thường thấy trong các công ty lớn nên thái độ các nhân viên ở các thế hệ cũng khác nhau.

 

Tìm ra mâu thuẫn giữa các thế hệ để giải quyết

Còn thế hệ mới thì hay suy nghĩ ảo tưởng, táo bạo, có nhiều rủi ro cao. Thế hệ cũ thì luôn luôn áp dụng theo cách làm truyền thống, kỹ năng về công nghệ số không có. Trong khi, thế hệ trẻ thì lại luôn ứng dụng hiệu quả hơn, họ nhìn được cơ hội và tham vọng khi làm việc.

Dung hòa mối quan hệ như nào?

Nhà quản lý cần phải nhìn nhận rằng đây là một mâu thuẫn mà bất cứ công ty nào cũng có và không thể phủ nhận nó. Một tập thể không thể tồn tại và phát triển toàn diện nếu như không có mâu thuẫn. Các nhà quản trị cần có một phương pháp dung hòa các thế hệ nhân viên như sau:

Phân bổ lao động hợp lý

Các bộ phận quản lý nhân sự cần có cái nhìn tổng quát về các bộ phận để phân bổ lao động một cách hợp lý. Ví dụ, các thế hệ nhân viên khác nhau nhau bất đồng ý kiến có thể làm việc thành một nhóm.

Thế hệ truyền thống có thể đảm đương bộ phận kỹ thuật, đòi hỏi sự tận tụy và chuyên môn có thể làm việc vào một nhóm. Thế hệ trung tuổi và trẻ tuổi có sự sáng tạo, có kiến thức về công nghệ nên có thể làm nhiệm vụ về việc xây dựng hình ảnh doanh nghiệp. Thế hệ từ 40 đến 60 tuổi có thể giữ chức vụ quản lý.

Tuyển dụng nhân sự kỹ lưỡng

Để hạn chế việc xung đột, mâu thuẫn khi làm việc trong cùng một nội bộ, khi phỏng vấn tuyển dụng cần nên để cả 3 thế hệ phỏng vấn nhân sự. Không những thế, cần sàng lọc kỹ lưỡng khi tuyển dụng. Không nên vì một vài thành tích nổi trội của một ứng viên nào đó mà nhà tuyển dụng lựa chọn giao cho các vị trí không phù hợp. Ví dụ, nếu nhà quản lý thuộc thế hệ đầu tiên thì  khi tuyển dụng cần xem trọng nhân viên có tinh thần học hỏi và làm việc nhóm, thể hiện lòng trung thành.

Nhà tuyển dụng cần sàng lọc các thế hệ nhân viên

Học hỏi và nhẫn nhịn nhau

Văn hóa doanh nghiệp là một phương pháp dung hòa giữa các thế hệ nhân viên. Các nhân viên nên có sự học hỏi, tôn trọng lẫn nhau là một biện pháp giải quyết xung đột khá hay. Đây còn gọi là chiến lược thắng - thắng trong giải quyết mâu thuẫn của các nhà quản lý. Tuy nhiên, nếu lựa chọn cách làm này thì các nhà quản lý cần đòi hỏi sự linh động và kiên nhẫn khá cao.

Một môi trường làm việc đa thế hệ đòi hỏi người lãnh đạo phải có những điều chỉnh trong phong cách quản lý, nhằm giải quyết các nhu cầu của mọi nhân viên trong độ tuổi để nâng cao hiệu suất làm việc. Với những chia sẻ về phương pháp dung hòa giữa các thế hệ nhân viên ở trên, chúng tôi hy vọng rằng bài viết sẽ mang lại cho bạn nhiều thông tin bổ ích.

 

Đăng ký dùng thử nền tảng đào tạo AcaBiz