Kinh doanh nhà thuốc là một lĩnh vực không mới nhưng lại đòi hỏi sự chính xác. Bởi vì, đây là mặt hàng liên quan đến sức khỏe và tính mạng của con người, Trong bài viết dưới đây, chúng ta cùng đi tìm hiểu quy trình đào tạo nhân viên bán thuốc như thế nào cho hiệu quả.
Lựa chọn nhân viên đầu vào chất lượng
Trước khi tuyển dụng bất cứ một nhiên viên nào, điều đầu tiên bạn cần tìm hiểu đó là kinh nghiệm cũng như bằng cấp khi còn đi học. Đối với sinh viên mới ra trường, chưa có kinh nghiệm thì bằng cấp là một cách đánh giá khách quan nhất các kiến thức họ được học khi còn ngồi trên ghế nhà trường.
Lựa chọn những dược sĩ có đầu ra đại học, cao đẳng
Đào tạo nhân viên có nhận thức
Điều tiếp theo trong quy trình đào tạo nhân viên bán thuốc đó là cần cho nhân viên thay đổi nhận thức về kỹ năng nghề của mình. Kỹ năng nghề ở đây không đơn giản là việc nhân viên bán thuốc, kê đơn thuốc mà còn cần biết đến việc hỏi han tình hình sức khỏe, triệu chứng của người bệnh.
Phân tích tác dụng, cách sử dụng, kê liều dùng mỗi ngày và lưu ý trước sử dụng sản phẩm như: thuốc hạn chế với phụ nữ mang thai, cần ăn no trước khi uống, uống trước hoặc sau khi ăn, hạn chế kết hợp với các loại thuốc nào để gây tác dụng phụ…
>> Phương pháp đào tạo nhân viên cũ một cách hiệu quả
Đào tạo nhân viên giao hàng với top 5 các kỹ năng chuyên nghiệp
Bạn cần minh họa cho nhân viên của mình qua các ví dụ thực tế như: Khách đến mua hàng, điều đầu tiên một nhân viên bán thuốc cần hỏi là :
- Anh chị mua thuốc cho ai sử dụng? Anh/chị/con… năm nay bao nhiêu tuổi?
- Anh/chị cần miêu tả dấu hiệu/tình trạng bệnh hiện nay một cách chi tiết.
- Thuốc này cần uống theo đơn tối thiểu là 1 tuần, uống sau khi ăn cơm vào bữa trưa và bữa tối, không được uống vào bữa sáng.
- Thuốc này cần hạn chế ăn các món liên quan đến hải sản như tôm, mực…
Khi đào tạo nhân viên bán thuốc qua thực tế làm việc, bạn cần lưu ý những điều cơ bản sau đây:
- Cho nhân viên tập trung vào thực hành để cải thiện những điểm mạnh và yếu của mình.
- Muốn đào tạo một nhân viên bán hàng giỏi thì bạn phải theo dõi và hỗ trợ nhân viên khi cần, thậm chí trong những ngày đầu bạn cần đứng bên cạnh giám sát.
- Nhắc nhở nhân viên những kiến thức, kỹ năng khi giao tiếp trực tiếp với khách hàng và cách lập hóa đơn bán hàng.
Có nền tảng kiến thức
Nhân viên bán thuốc được học qua các lớp chuyên nghiệp, trong các trường đại học và qua kinh nghiệm bán hàng của mình, chính vì vậy, khi đào tạo nhân viên bán thuốc, cần hình thành tư duy, biết cách tư vấn và nhận biết dấu hiệu bệnh chuẩn xác.
Vì công việc liên quan đến sức khỏe, thậm chí là tính mạng của con người nên đây là một trong những bước quan trọng mà bất cứ chương trình đào tạo nhân viên bán thuốc nào cũng không được bỏ qua.
Nhân viên bán thuốc phải am hiểu kiến thức chuyên ngành
Chú ý đến kỹ năng giao tiếp
Kỹ năng giao tiếp là một yếu tố rất quan trọng trong khi đào tạo nhân viên bán thuốc chuyên nghiệp. Một nhân viên bán thuốc giỏi hay một nhân viên bán hàng giỏi là người cần biết lắng nghe, học giao tiếp và tham khảo ý kiến của những có kinh nghiệm. Không những thế, nhân viên bán thuốc cần phải đưa ra những câu hỏi đúng lúc, đúng chỗ, câu hỏi thể hiện sự quan tâm với khách hàng.
Một sai lầm mà mọi nhân viên bán thuốc thường gặp là nói có nhiều điều mình biết mà không lắng nghe khách hàng cần gì, mua những loại gì, chăm chăm kê đeo đơn của mình, thuyết phục người mua phải lấy đơn thuốc đó.
Thái độ tốt, không kì thị
Để đánh giá một nhân viên bán thuốc, không những nhìn vào kinh nghiệm mà chúng ta cần nhìn cả vào thái độ bán hàng của họ. Nhân viên bán thuốc cứu người không được chê bai người khiếm thị, khuyết tật trong quá khứ, những người mắc bệnh lây nhiễm.
Không những thái độ bán hàng tốt, mà nhân viên bán thuốc cần phải thật trung thực, bán hàng đúng giá, không được nâng giá, ép giá bán đối với khách hàng hoặc thậm chí có thuốc nhưng không bán cho người bệnh.
Đo lường hiệu quả đào tạo
Việc cuối cùng trong quy trình đào tạo nhân viên bán thuốc đó là đo lường sự hiệu quả của việc đào tạo thông qua đánh giá một số tiêu chí như sau:
- Sau một thời gian đào tạo nhân viên, bạn sẽ xem xét thái độ khách hàng có hài lòng với nhân viên đó hài không. Sự hài lòng của khách hàng chính là chìa khóa giúp cho doanh nghiệp, cửa hàng, chi nhánh phát triển một cách mạnh mẽ.
Sau khi đào tạo kết thúc người quản lý cần đánh giá lại nhân viên
- Doanh thu nhân viên mang lại cũng là một yếu tố đánh giá xem nhân viên bán thuốc có tiếp thu thời gian đào tạo hay không. Doanh thu là đánh giá tổng quát nhất, then chốt nhất những kiến thức, kỹ năng nhân viên được học vào thực tế.
Với những chia sẻ về quy trình đào tạo nhân viên bán thuốc hiệu quả mà chúng tôi chia sẻ ở trên, hy vọng rằng đội ngũ nhân viên của bạn sẽ ngày càng chuyên nghiệp và làm việc một cách hiệu quả.