Mách nhỏ: 5 việc doanh nghiệp cần làm để đón nhân viên cũ

 

Nhân viên cũ đóng vai trò quan trọng đối với sự phát triển của doanh nghiệp. Do đó, việc đón nhân viên cũ về làm việc được nhiều doanh nghiệp chú trọng. Trong bài viết dưới đây, Acabiz sẽ chia sẻ về 5 việc doanh nghiệp cần làm để đón nhân viên cũ.

Lợi ích khi tuyển nhân viên cũ

Khi nhắc đến nhân viên cũ, nhiều người thường nghĩ đến việc ra đi chứ ít khi đề cập về việc tuyển nhân viên cũ vào làm việc. Tuy nhiên, nếu so sánh với nhân viên mới thì nhân viên cũ mang lại rất nhiều lợi ích cho doanh nghiệp. Và để nắm rõ hơn 5 việc doanh nghiệp cần làm để đón nhân viên cũ, bạn cần “bỏ túi” các lợi ích khi tuyển nhân viên cũ như sau:

 

Nhân viên cũ quay lại làm việc mang đến nhiều lợi ích nhất định

- Giảm thiểu thời gian đào tạo: Đối với nhân viên mới thì doanh nghiệp cần một khoảng thời gian để đào tạo. Tuy nhiên, với nhân viên cũ thì bạn có thể bỏ qua quy trình này, bởi họ đã có thời gian làm việc tại doanh nghiệp nên hiểu rõ quy trình cần thực hiện như thế nào.

- Họ có thể phát triển tốt hơn: Nếu trước đây, nhân viên cũ là một nhân viên xuất sắc thì việc họ quay lại làm việc sẽ tạo đà phát triển mới.

- Thúc đẩy tinh thần cho nhân viên: Việc nhân viên cũ quay lại thể hiện sự gắn bó của nhân viên đối với doanh nghiệp. Từ đó, tạo được lòng tin đối với những nhân viên đang làm việc, góp phần tạo sự gắn bó và thúc đẩy tinh thần mạnh mẽ hơn.

- Hiểu rõ doanh nghiệp: Do có thời gian làm việc tại doanh nghiệp nên nhân viên cũ hiểu được điểm mạnh, điểm yếu như thế nào. Vì vậy, khi họ trở lại làm việc, họ sẽ biết cách đề xuất để phát triển mạnh hơn.

>> 12 yếu tố tạo nên văn hóa học hỏi trong doanh nghiệp

>> Giải đáp thắc mắc: Giữ nhân viên giỏi khó hay dễ?

5 việc doanh nghiệp cần làm để đón nhân viên cũ

Để có thể đón nhân viên cũ về làm việc cho bạn, gia tăng hiệu quả đạt được cho doanh nghiệp, bạn hãy áp dụng 5 chiêu thức “đỉnh cao” dưới đây:

Mở rộng cánh cửa

Nếu nhân viên muốn quay trở lại mà bạn liên tục khép chặt cánh cửa thì chắc chắn họ sẽ rời đi. Do đó, yếu tố đầu tiên cần thực hiện đó chính là mở rộng cánh cửa để đón nhân viên cũ. Việc mở rộng cánh cửa ở đây không phải là khi nào có nhân viên cũ muốn quay lại bạn sẽ chào đón, mà bạn cần xây dựng những sự tác động nhất định.

Cụ thể, doanh nghiệp cần có sự duy trì mối quan hệ với nhân viên cũ một cách thường xuyên. Đó có thể là những cuộc gặp mặt, trò chuyện, ăn uống hoặc gửi email, gọi điện thoại thăm hỏi vào các dịp đặc biệt… Chính những sự quan tâm đó của bạn sẽ giúp nhân viên cũ cảm thấy có sự gắn bó, và việc quay lại làm việc là điều dễ hiểu.

 

Doanh nghiệp cần mở rộng cánh cửa để đón nhân viên cũ

Phải biết chấp nhận rủi ro

Việc thứ 2 trong 5 việc doanh nghiệp cần làm để đón nhân viên cũ đó chính là chấp nhận rủi ro. Thực tế, không có một đảm bảo nào cho việc nhân viên cũ sau một thời gian không làm tại công ty và khi quay lại vẫn có thể làm tốt. Do đó, doanh nghiệp đừng vội đưa ra những quy định bắt buộc phải đạt được đối với nhân viên cũ.

Hãy chấp nhận những thất bại ban đầu có thể xảy ra. Tuy nhiên, doanh nghiệp cũng cần xem xét xem những thất bại đó xuất phát từ đâu, mức độ như thế nào. Nếu sau những đánh giá về kết quả của nhân viên, mặt tiêu cực biểu hiện nhiều hơn thì doanh nghiệp cần chấp nhận việc không thể gắn bó với nhân viên cũ.

Sự tận tâm

Việc nhân viên cũ quay lại làm việc với doanh nghiệp chắc chắn sẽ có những nguyên nhân nhất định. Vì vậy, lúc này doanh nghiệp cần có sự tận tâm đối với nhân viên. Đừng chỉ chăm chăm đến công việc, mà hãy động viên, khích lệ cả những vấn đề khó khăn mà nhân viên đang gặp phải. Đây chính là điều kiện để nhân viên cảm thấy bản thân mình nên gắn bó với doanh nghiệp.

Làm việc một cách chuyên nghiệp

Trong 5 việc doanh nghiệp cần làm để đón nhân viên cũ thì làm việc một cách chuyên nghiệp đóng vai trò rất quan trọng. Cụ thể, trong quá trình làm việc, nếu nhân viên cảm thấy họ không thể tiếp tục gắn bó hoặc muốn tìm đến những cơ hội mới thì hãy thoải mái chấp nhận ý kiến của họ.

Nếu doanh nghiệp thường xuyên gây khó dễ hoặc có thái độ không chấp nhận lời đề nghị của nhân viên, chắc chắn họ sẽ “một đi không trở lại”. Bước vào và bước ra một cách thoải mái, thân thiện thì chắc chắn việc nghĩ quay trở lại làm việc tại doanh nghiệp là điều hoàn toàn có thể xảy ra.

 

Doanh nghiệp cần hình thành cách làm việc chuyên nghiệp đối với nhân viên

Suy nghĩ đến nhân viên hiện tại

Việc làm cuối cùng mà doanh nghiệp cần lưu ý đó chính là suy nghĩ đến nhân viên hiện tại. Bởi việc đón nhận các nhân viên cũ có thể gây một phản ứng mang tính tiêu cực hoặc tích cực cho nhân viên mới. Nếu trường hợp nhân viên mới có những phải ứng tiêu cực, họ có thể rời đi. Và doanh nghiệp cần có sự chuẩn bị cho điều này.

Với 5 việc doanh nghiệp cần làm để đón nhân viên cũ Acabiz chia sẻ ở trên, bạn có thể tham khảo thêm để áp dụng vào thực tiễn làm việc của mình. Hy vọng những thông tin trên sẽ thực sự hữu ích đối với doanh nghiệp.

 

Đăng ký dùng thử nền tảng đào tạo AcaBiz