Các thuật ngữ Tiếng Anh thường được sử dụng trong đào tạo L&D Doanh nghiệp

Trong lĩnh vực L&D, nhiều nhân sự thường hay nhầm lẫn cũng như sử dụng không đúng các thuật ngữ như eLearning, Virtual Learning, Blended Learning,… Điều này xuất phát từ việc dịch sai nghĩa từ Tiếng Anh sang Tiếng Việt khi chưa xem xét nó trong từng bối cảnh cụ thể.
Ví dụ khi nghe nói đến eLearning, chúng ta sẽ nghĩ ngay đó là 1 phần mềm sử dụng các tài khoản để đăng nhập vào, trong đó có nhiều khóa học được thể hiện dưới dạng các video nói về nội dung đó. Nhưng hiểu như vậy thì vẫn chưa đầy đủ?

Bài viết này, Acabiz đã tổng hợp cũng như đặt vào bối cảnh cụ thể để giúp mọi người tránh bị hiểu sai và dễ dàng phân biệt.

Với nhân sự làm trong bộ phận L&D, chắc hẳn đã từng biết đến mô hình ADDIE - Khung hướng dẫn thiết kế các chương trình học tập. Ở bài viết này, Acabiz cũng sẽ đặt các thuật ngữ vào từng bước trong ADDIE.

ADDIE chứa đầy đủ những gì phải có trong toàn bộ quy trình thiết kế chương trình học tập.

Việc lựa chọn phương pháp đào tạo nào và sử dụng công cụ truyền tải nào sẽ diễn ra ở hai bước là Design và Development.

Phần 1: Training Delivery Approaches – Lựa chọn phương pháp đào tạo

Hoạt động này nằm ở bước Design – Thiết kế trong ADDIE
Thông thường chỉ có 3 phương pháp: Tự học, Học có người hướng dẫn, và Học thông qua công việc

1. Self-study training: tự học

2. Instructor-led training (ILT): học có người hướng dẫn, thuật ngữ này thường được viết tắt trong nhiều tài liệu, sách về đào tạo, các website như ATD, Training Industry

3. On-the-job training: học thông qua công việc

Phương pháp phổ biến nhất và được sử dụng nhiều nhất trong các doanh nghiệp Việt Nam hiện nay là Instructor. Đào tạo với người hướng dẫn (ILT) có thể diễn ra trong bối cảnh một lớp học, trong một khuôn viên phòng học. Các tổ chức có thể sử dụng các nguồn lực bên ngoài như kết hợp với các trường cao đẳng, đại học, trung tâm cung cấp giải pháp đào tạo doanh nghiệp… để cung cấp chương trình đào tạo. Các lớp học có thể là ảo với từng người học hoặc toàn bộ lớp học có thể truy cập vào một người hướng dẫn tại một địa điểm trung tâm.

Đào tạo do người hướng dẫn có thể kết hợp một số loại hoạt động học tập, bao gồm thuyết trình với bài giảng, tình huống học tập, bài đọc, thảo luận nhóm và mô phỏng.

4. Phương pháp số 4 chính là Blended Learning: Là phương pháp tiếp cận có kế hoạch để việc học được diễn ra là sự kết hợp của đào tạo do người hướng dẫn, tự học, và/hoặc đào tạo tại chỗ.

Rất nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng việc kết hợp các yếu tố mang lại hiệu quả cũng như giúp tổ chức đạt được mục tiêu học tập cao hơn.

Phần 2: Training Delivery Tool – Công cụ chuyển giao/triển khai việc đào tạo

Chúng ta sẽ có những công cụ như sau:

1. ELearning

Elearning đề cập đến việc cung cấp các tài liệu, quy trình và chương trình giáo dục đào tạo thông qua việc sử dụng các phương tiện điện tử, chẳng hạn như học tập trên web hoặc máy tính, lớp học ảo, thiết bị di động

Elearning có thể được cung cấp qua Internet công cộng, mạng nội bộ của tổ chức (Intranet)

Elearning có thể được thiết kể để đồng bộ (Synchronous) hoặc không đồng bộ (Asynchronous)

Ở bối cảnh đồng bộ: người học có thể tham gia tương tác trong thời gian thực, chẳng hạn như lớp học ảo hoặc các cuộc thảo luận trực tuyến kéo dài trong một khoảng thời gian xác định.

Trong môi trường học tập không đồng bộ: người tham gia truy cập thông tin vào những thời điểm khác nhau và ở những nơi khác nhau bằng cách hoàn thành các học phần và hoạt động trên nền tảng web.

Đọc thêm:

>> Tận dụng sức mạnh của Elearning vào phát triển đội ngũ nòng cốt

2. Learning Management System

Hệ thống quản lý học tập: Hệ thống lưu trữ thông tin nội dung khóa học, có khả năng theo dõi và quản lý đăng ký khóa học của nhân viên, các hoạt động phát triển nghề nghiệp, phát triển nhân viên khác nhau

3. Learning Portal

Cổng thông tin học tập thường là mạng Internet hoặc mạng nội bộ cung cấp quyền truy cập vào cơ sở dữ liệu thông tin và tài nguyên của tổ chức, liên quan đến học tập và đào tạo. Cổng thông tin học tập đại diện cho một phương tiện mà thông qua đó, các ứng dụng và thông tin liên quan đến đào tạo và học tập có thể được chuyển đến và truyền đạt một cách hiệu quả và hiệu quả cho nhân viên.

4. Webinars


Hội thảo trên web là các sự kiện học tập trực tuyến, trong đó người học có thể lấy thông tin hoặc kiến thức chuyên môn về một chủ đề và có thể nhận xét hoặc đặt câu hỏi trong thời gian thực. Hội thảo trên web có tính linh hoạt được thực hiện với chi phí hiệu quả cho một nhóm nhỏ khán giả cũng như cho nhiều khán giả. Hội thảo trên web được coi là một hình thức đào tạo dựa trên web, đào tạo từ xa và đào tạo ảo. (Training Industry)

5. Mobile learning

Học trên thiết bị di động là một loại hình học tập xảy ra khi người học không ở một địa điểm cố định hoặc được xác định trước. Nó cũng được coi là một kiểu học tập xảy ra trên thiết bị di động chẳng hạn như điện thoại thông minh hoặc máy tính bảng. Mục tiêu của Học tập trên thiết bị di động là cung cấp quyền truy cập vào nội dung dựa trên kiến thức ở bất kỳ đâu, bất kỳ lúc nào. Nội dung học tập trên thiết bị di động có thể được phân phối qua mạng truyền thông của riêng công ty hoặc có thể được phân phối thông qua các cửa hàng “ứng dụng” trực tuyến.

6. Virtual-World simulation

Mô phỏng thế giới ảo liên quan đến đào tạo đặt người học vào một môi trường làm việc ảo (Chẳng hạn như văn phòng ảo) và đưa ra một loạt các thách thức trong cuộc sống thực. Người học có cơ hội thực hành các kỹ năng mới và đưa ra quyết định trong một môi trường hỗ trợ và ít rủi ro.

7. Social Media

Truyền thông xã hội đã được xem như một công cụ hỗ trợ các chuyên gia Đào tạo. Dễ thấy nhất việc sử dụng truyền thông xã hội cho hoạt động đào tạo đó là:

Thông báo các sự kiện đào tạo theo lịch trình thông qua các nền tảng xã hội mạng nội bộ
- Thực hiện các bài tập như “getting to know you” trên các nền tảng mạng nội bộ (như Yammer, Chatter)
- Cung cấp các bài giảng, video bằng cách đăng chúng lên các trang web chia sẻ video trên mạng nội bộ của tổ chức
- Cho phép người tham gia chia sẻ kinh nghiệm và quan điểm, giúp cải thiện sự tương tác trong đào tạo ảo. Các hoạt động cũng có thể được mô hình hóa như các cuộc thi trực tuyến
- Hỗ trợ các bài tập nhóm và kế hoạch hành động sau đào tạo
- Hỗ trợ mạng lưới cựu học viên

Việc sử dụng truyền thông xã hội nên thận trọng vì khó kiểm soát sự lan truyền thông tin khi được đăng tải. Luôn phải xem xét tính bảo mật và sở hữu trí tuệ.

Kết luận:

Tóm lại, về phương pháp đào tạo chỉ có 4. Những phương pháp này được sử dụng ra sao, như thế nào để đạt hiệu quả tối ưu thì sẽ phụ thuộc vào mục đích của chương trình đào tạo đó.
Từ 4 phương pháp đào tạo này, ở bước Development, chúng ta sẽ lựa chọn các công cụ - Tool để việc truyền đạt kiến thức đến người học, tổng quan thì sẽ có 7 công cụ phục vụ việc chuyển giao/truyền tải chương trình đào tạo.

Hy vọng bài viết này hữu ích với các bạn mới bước vào nghề L&D. Và nó cũng giới thiệu thêm tới bạn những thuật ngữ tiếng Anh được dùng trong các hoạt động L&D tại doanh nghiệp.

Nguồn tổng hợp:

1. L&D in a nutshell
2. SHRM Learning System 2020
3. Training Industry

Đăng ký dùng thử nền tảng đào tạo AcaBiz

DOANH NGHIỆP ANH CHỊ ĐANG GẶP VẤN ĐỀ GÌ?

ĐỂ LẠI THÔNG TIN ĐỂ LÀM BÀI KHẢO SÁT MIỄN PHÍ TỪ CHÚNG TÔI

Khảo sát