7 THỰC TẾ KHI TUYỂN DỤNG THẾ HỆ GEN Z MÀ DOANH NGHIỆP CẦN HIỂU RÕ

Đội ngũ những người lao động thuộc thế hệ Gen Z mang những cá tính, đặc trưng khác biệt nhất so với các thế hệ trước đó đã và đang trở thành lực lượng lao động chính tại các doanh nghiệp trong tương lai gần.

Đây là những bạn trẻ sinh ra từ khoảng năm 1996 – 2010, chính thức tốt nghiệp và bắt đầu làm quen với cuộc sống đi làm, kiếm tiền tự lo cho bản thân. Đặc điểm chung của những người thuộc thế hệ gen Z là những người dám nghĩ, dám làm, tự chủ trong quan điểm và sẵn sàng cởi mở với các cơ hội nghề nghiệp đến với mình. Những đặc điểm nổi trội ấy có thể tạo ra đột phá nhưng mặt khác cũng sẽ tiềm ẩn những hạn chế gây ảnh hưởng trực tiếp đến doanh nghiệp nếu như không hiểu rõ những thực tế khi tuyển dụng những nhân sự trẻ thuộc thế hệ gen Z.

Trong bài viết dưới đây, hãy cùng Acabiz khai thác rõ nét hơn những thực tế đó là gì? Vì sao phải nắm rõ những điều này khi xây dựng chiến lược tuyển dụng nhân viên trẻ cho doanh nghiệp nhé!

Gen Z thể hiện tính độc lập cao và tự tin vào bản thân

Đặc điểm dễ nhận diện nhất đối với các lao động trẻ thuộc thế hệ Gen Z đó là sự tự tin, độc lập và có quan điểm riêng của mình. Đây rất có thể sẽ trở thành thách thức rất lớn cho doanh nghiệp trong việc định hướng nghề nghiệp cho nhân viên. Theo một khảo sát thực tế cho rằng, có đến 81% các nhân viên Gen Z hiểu rõ mình đang làm gì, mình thích gì và không thích gì, đây là yếu tố khác biệt hoàn toàn với những thế hệ đi trước và nó ảnh hưởng trực tiếp đến định hướng nghề nghiệp của họ. Thay vì đi theo định hướng được gia đình và xã hội vạch ra, thế hệ gen Z tìm kiếm việc làm dựa vào sở thích và năng lực cá nhân. Do đó, vai trò của nhà trường và nhà tuyển dụng nhân sự đối với thế hệ này trong việc định hướng sự nghiệp là cực kỳ hạn chế.

Gen Z có mong muốn về sự nghiệp rõ ràng

Với mong muốn về nghề nghiệp rõ ràng mà thế hệ Gen Z tự đặt ra cho mình, rất nhiều các doanh nghiệp rơi vào tình trạng khó khăn trong việc tuyển dụng khi độ cạnh tranh về tuyển dụng nhân sự chất lượng cao ngày càng khốc liệt. Phần lớn các bạn trẻ mong muốn sự tự do, đam mê khởi nghiệp, có xu hướng lựa chọn các công việc “mở” trong môi trường khởi nghiệp hoặc làm freelance. Khác biệt với các thế hệ trước thích “lao vào” các công ty nước ngoài, giới trẻ Gen Z không ngần ngại thử sức tại các công ty trong nước.

Gen Z có rất nhiều cơ hội lựa chọn nghề nghiệp

Cơ hội nghề nghiệp cho nhân viên Gen Z là không hề thiếu và bao gồm cả những lựa chọn nghề nghiệp không hề liên quan một chút nào đến ngành học của họ. Chính vì thế, điều này lại đem lại một thách thức nữa cho doanh nghiệp khi muốn tìm kiếm các ứng viên có năng lực thực sự, đồng thời cạnh tranh với vô vàn đối thủ khác để sở hữu nhân tài. Thực tế trong các ngành truyền thông, quảng cáo là những ngành nghề hấp dẫn nhất đối với các bạn trẻ Gen Z, bên cạnh đó là ngành kỹ thuật, du lịch cũng đang nằm trong top đầu các ngành sinh viên lựa chọn .

Gen Z không thể tách rời internet

Sinh ra trong thời đại công nghệ thông tin phát triển mạnh mẽ, Gen Z sống và làm việc không thể tách rời Internet, đối với họ Internet là chân lý. Mọi thông tin đều có thể được các bạn trẻ tìm kiếm trên mạng, những thông tin về tuyển dụng, về doanh nghiệp họ cũng dễ dàng nắm bắt, cân nhắc thật kỹ trước khi lựa chọn có nên nộp hồ sơ ứng tuyển hay không. Thế hệ Gen Z có xu hướng đặt niềm tin lớn vào những thông tin tìm kiếm được trên mạng và bị tác động bởi đánh giá của cộng đồng hơn là nghe theo lời tư vấn từ gia đình, bạn bè, những người có kinh nghiệm trong lĩnh vực ngành nghề mà họ đang quan tâm.

Gen Z và nhu cầu khai phá nghề nghiệp đa dạng

Doanh nghiệp dù đã rất cố gắng đầu tư vào tuyển dụng nhưng thực tế lại rất khó chạm được đến nhu cầu khai phá nghề nghiệp đa dạng của phần lớn ứng viên thế hệ Gen Z. Trong khi còn đi học đại học, các bạn sinh viên luôn tích cực tìm kiếm việc làm, không ngại gặp gỡ nhà tuyển dụng và trải nghiệm đi làm thực tế, tuy nhiên đánh giá của họ về hoạt động của các doanh nghiệp thì lại hạn chế. Do đó, doanh nghiệp khi xây dựng chiến lược tuyển dụng nhân sự trẻ cần đầu tư hơn về chất lượng hoạt động để thu hút ứng viên thế hệ Gen Z.

>> 8 khuyến nghị về quản lý Gen Z tại nơi làm việc

>> Thế hệ Gen Z là gì?

Gen Z bất tương đồng với “thước đo năng lực” mà doanh nghiệp đặt ra

Khung năng lực mà doanh nghiệp đưa ra cho ứng viên thế hệ Gen Z khi đi làm đó là phải đảm bảo có đầy đủ mọi kỹ năng phục vụ công việc như kỹ năng giao tiếp, kỹ năng làm việc nhóm, kiến thức chuyên môn công việc, … tuy nhiên chỉ có dưới 50% ứng viên Gen Z tự tin là mình có thể theo được các tiêu chí đó. Và số còn lại thì cho rằng những kỹ năng họ cần phục vụ công việc tương lai lại hoàn toàn khác so với thước đo năng lực mà doanh nghiệp vẽ ra.

Gen Z là một thế hệ tài năng nhưng ngại bị phê bình

Những phân tích về thái độ, hành vi khi đi làm của nhân viên thế hệ Gen Z đặt ra một trở ngại lớn cho quy trình quản lý của doanh nghiệp. Dù là những người trẻ năng động, tự tin với quan điểm cá nhân nhưng họ lại ngại bị phê bình, không chịu được áp lực công việc và khó chịu với sự thay đổi liên tục. Do đó, đứng ở góc độ của nhà quản lý doanh nghiệp thì việc cần làm đó là phát huy kỹ năng quản lý đa chiều, quan tâm trực tiếp đến từng cá nhân thì mới có thể hỗ trợ họ cân bằng giữa công việc, cuộc sống, giảm thiểu tối đa áp lực khi làm việc.

Đăng ký dùng thử nền tảng đào tạo AcaBiz

DOANH NGHIỆP ANH CHỊ ĐANG GẶP VẤN ĐỀ GÌ?

ĐỂ LẠI THÔNG TIN ĐỂ LÀM BÀI KHẢO SÁT MIỄN PHÍ TỪ CHÚNG TÔI

Khảo sát