7 DẤU HIỆU CỦA MỘT NHÂN VIÊN MUỐN NGHỈ VIỆC, NGƯỜI NHÂN SỰ NÊN LÀM GÌ ĐỂ GIỮ CHÂN NHÂN VIÊN

Nếu một ngày, bất ngờ nhận được thông báo xin nghỉ việc của một nhân viên giỏi trong công ty bạn sẽ làm gì? Đa phần với những thông báo đột ngột này, bộ phận nhân sự sẽ thường là người biết sau cùng, chỉ khi nhân viên muốn hoàn tất thủ tục thôi việc.

Điều này gây ra một vấn đề khó khăn lớn, đó là bộ phận nhân sự không biết được lí do tại sao nhân viên muốn nghỉ việc để có những bước hỗ trợ và thương lượng kịp thời. Khó khăn thứ hai đó là chưa sẵn sàng cho kế hoạch tuyển dụng nhân viên mới thay thế vào vị trí này.

Bài viết dưới đây, Acabiz sẽ gợi ý cho bạn những dấu hiệu của một nhân viên muốn nghỉ việc và không còn hứng thứ tại nơi làm việc nữa. Bạn sẽ nhanh chóng nhận ra những điểm đáng báo động để có bước xử lý phù hợp kịp thời.

Dấu hiệu của một nhân viên muốn nghỉ việc
Dấu hiệu của một nhân viên muốn nghỉ việc

 

7 dấu hiệu của một nhân viên muốn nghỉ việc

Nghỉ làm nhiều hơn bình thường

Một nhân viên có ý định nghỉ việc sẽ có xu hướng tận dụng các ngày nghỉ phép còn lại để đi tìm công việc mới. Thế nên thời gian này họ sẽ xin nghỉ nhiều hơn bình thường. Họ có thể xin nghỉ để đi phỏng vấn tại nơi mới hoặc dành thời gian này để lên mạng tìm kiếm những cơ hội khác phù hợp với mình.
Hoặc cũng có thể họ chỉ đơn thuần là muốn nghỉ ngơi ở nhà. Nếu thật sự là như vậy đi nữa, thì khả năng họ muốn nghỉ việc cũng rất cao. Họ có thể đang cảm thấy kiệt sức tại nơi làm việc và cần nghỉ ngơi để lấy lại năng lượng.

Bất luận là vì lí do là gì thì việc một nhân viên nghỉ làm nhiều hơn bình thường cũng là biểu hiện đáng ngờ cho thấy nhân viên này không còn mặn mà với công việc hiện tại nữa, và hành động nghỉ việc cũng là chuyện sớm hay muộn mà thôi.

Không cam kết với các dự án dài hạn của công ty

Một nhân viên làm việc hiệu quả sẽ luôn thể hiện sự năng nổ và nhiệt tình với các công việc dài hạn được cấp trên giao phó. Bởi thông thường, sau những dự án dài hơi chính là cơ hội để họ được ghi nhận, thăng tiến và nâng cao mức lương của mình. Nhưng đối với một nhân viên đang có ý định nghỉ việc thì họ lại không tỏ ra quá mặn mà với những dự án công việc này. Họ có suy nghĩ rằng: “mình rồi cũng sẽ rời đi thôi” nên tính cam kết với công việc là gần như không có ở họ.

Dấu hiệu này nên được bộ phận nhân sự để ý thông qua việc báo cáo hiệu suất công việc của từng  phòng ban. Bộ phận nhân sự cũng nên thường xuyên trao đổi và đánh giá về năng lực của nhân viên với các trưởng bộ phận, phòng ban để nắm bắt được đặc điểm làm việc của từng nhân viên cụ thể.

Lãng tránh các sự kiện, hoạt động chung của công ty

Cũng tương tự như ở biểu hiện thứ 2, tự tách mình ra khỏi các hoạt động, sự kiện của công ty là dấu hiệu của một nhân viên muốn nghỉ việc.

Nhân viên này đang làm mất dần kết nối cùng đồng nghiệp, để chuẩn bị cho sự rời đi sắp tới. Họ cũng không còn quá hăng hái và nhiệt huyết với đồng đội ở bất kỳ hoạt động tập thể nào. Hoặc rất có thể họ đang có xích mích với một hoặc nhiều đồng nghiệp tại đây.

Nếu thấy sự bất thường của một nhân viên nào đấy trong việc tham gia vào các hoạt động, sự kiện của công ty hãy để ý và quan tâm đến họ thường xuyên hơn. Nhân sự cũng nên trò chuyện cởi mở để xem họ có đang gặp vấn đề gì với đồng nghiệp hay môi trường làm việc không. Từ đó, nhân sự sẽ tìm được hướng giải quyết phù hợp và có thêm cơ hội giữ chân nhân viên ở lại.

Vừa trải qua một sự thay đổi lớn trong cuộc đời

Nhân viên vừa trải qua một sự kiện lớn trong đời
Nhân viên vừa trải qua một sự kiện lớn trong đời

Những sự kiện thay đổi lớn của một người có thể kể đến như: đám cưới, sinh con, chuyển chỗ ở, ốm đau,… Những chuyện này có thể là tin vui hoặc không vui nhưng nó lại có tác động lớn đến chuyện ra đi hay ở lại của nhân viên.

Ở những trường hợp này, bộ phận nhân sự thường là người đoán biết được đầu tiên vì có liên quan nhiều đến chế độ và phúc lợi  của nhân viên. Dấu hiệu này thường đến từ những nguyên nhân khách quan, ngoại cảnh. Nên ngoài việc hỗ trợ, bộ phận nhân sự cũng cần tôn trọng ý kiến của nhân viên nếu như quyết định nghỉ việc là phù hợp cho hoàn cảnh của họ.

Nhận nhiều cuộc gọi riêng tư hơn

Nếu trong giờ làm việc, nhân viên thường xuyên nhận những cuộc gọi cá nhân và trò chuyện một cách riêng tư thì rất có thể đây là một dấu hiệu bất thường. Khả năng cao đây là cuộc gọi để mời phỏng vấn hoặc trao đổi thông tin công việc từ một đơn vị nào đó tới nhân viên này.

Khi nhận thấy được sự thay đổi này ở bất kỳ một nhân viên nào, bạn nên trao đổi thẳng thắn cùng họ. Nếu đây chỉ là những cuộc gọi bình thường hãy nhắc nhở và khích lệ để họ tập trung hơn trong giờ làm việc.

Thường xuyên về sớm hơn bình thường

Một nhân viên nghiêm túc sẽ hoàn thành hết tất cả các đầu mục công việc trước khi ra về. Hoặc ít ra họ sẽ làm thêm phần công việc của ngày mai nếu chưa đến giờ về. Họ ngại việc ra về sớm hơn bởi sếp và đồng nghiệp sẽ không vui vì điều đó. Nhưng với một nhân viên có ý định nghỉ việc họ sẽ có xu hướng nhanh chóng hoàn thành công việc của mình thật sớm để ra về. Hoặc cũng có thể tuy chưa có dự định nghỉ việc nhưng họ cũng đã mất đi động lực và hứng thú với công việc nên không còn quan tâm đến mọi người nghĩ gì về họ nữa.

Thực hiện công việc ở mức tối thiểu

Một nhân viên tốt sẽ luôn chủ động làm việc và cố gắng hoàn thành phần việc của mình tốt nhất có thể.

Trái lại một nhân viên có ý định nghỉ việc sẽ chỉ hoàn thành công việc của mình ở mức vừa đủ được giao, không hơn. Điều này thể hiện thái độ buông xuôi của nhân viên này với hiệu quả và năng lực trong công việc của mình. Họ không còn muốn cống hiến và được ghi nhận tại môi trường này nữa.
Điều này thường được nhận ra từ chính người quản lý trực tiếp của nhân viên hơn và bộ phận nhân sự chỉ được biết khi có thông tin xin nghỉ việc.

Người Nhân sự nên làm gì để giữ chân nhân viên?

Nhân sự nên làm gì để giữ chân nhân viên
Nhân sự nên làm gì để giữ chân nhân viên?

Bộ phận nhân sự nên là người thường xuyên quan sát và trao đổi với các trưởng bộ phận để nắm bắt được tình hình làm việc của từng nhân viên trong doanh nghiệp. Điều này giúp cho việc nhận biết các dấu hiệu nhân viên nào đó muốn nghỉ việc một cách dễ dàng hơn.

Thường xuyên lấy ý kiến, trò chuyện và chia sẻ cùng nhân viên để nhanh chóng giải quyết được những khó khăn, vướng mắc mà họ đang gặp phải, từ đó kịp thời khích lệ và động viên tinh thần làm việc của họ trở nên tốt hơn, tránh tâm lý muốn nghỉ việc không đáng có.

Kịp thời đề xuất lên công ty những mong muốn, nguyện vọng của nhân viên để làm cầu nối giữa nhân viên và công ty như đúng chức năng và sứ mệnh của người làm nhân sự.

Đọc thêm:

>> Cách thu hút và gắn kết nhân viên của bạn

Kết luận:

Câu nói: "Người làm nhân sự như làm dâu trăm họ" quả thật không sai. Chỉ với vấn đề nghỉ việc của nhân viên thôi cũng đã có khá nhiều lý do và dấu hiệu mà bộ phận này cần nắm bắt. Là một người nhân sự tốt và tinh tế bạn sẽ biết nên làm gì trong từng dấu hiệu cụ thể để có thể tăng tỷ lệ giữ chân nhân viên và giảm tỷ lệ nghỉ việc, giúp doanh nghiệp của mình ổn định và phát triển hơn về mặt nhân sự.

Qua bài viết này, Acabiz hi vọng bạn sẽ có cái nhìn tinh ý kịp thời để giữ chân được những nhân viên ưu tú cho doanh nghiệp của mình.

Đăng ký thông tin để nhận thêm nhiều những bản tin hữu ích về ngành HR từ Acabiz và được trải nghiệm miễn phí Nền tảng đào tạo cho Doanh nghiệp tốt nhất hiện nay.

Tác giả: Ngọc Thủy

Đăng ký dùng thử nền tảng đào tạo AcaBiz

DOANH NGHIỆP ANH CHỊ ĐANG GẶP VẤN ĐỀ GÌ?

ĐỂ LẠI THÔNG TIN ĐỂ LÀM BÀI KHẢO SÁT MIỄN PHÍ TỪ CHÚNG TÔI

Khảo sát