Vì sao nhân viên hài lòng với công việc nhưng vẫn rời đi?

 

Vì sao nhân viên hài lòng với công việc nhưng vẫn rời đi? chính là thắc mắc chung của nhiều nhà lãnh đạo, quản lý. Thực chất, nguyên nhân dẫn đến vấn đề không quá phức tạp như nhiều người vẫn nghĩ, mà chủ yếu xuất phát từ những điều dưới đây.

Thành công tạo ra gắn với thành công của công ty

Câu trả lời đầu tiên cho thắc mắc vì sao nhân viên hài lòng với công việc nhưng vẫn rời đi đó chính là: thành công mà nhân viên tạo ra gắn với thành công của công ty. Có nghĩa là, việc nhân viên tạo ra thành công đối với nhà lãnh đạo là nghĩa vụ, trách nhiệm chứ không phải là một thành tựu đáng được khen ngợi hay khen thưởng.

Trong khi đó, đối với nhân viên, họ mang tâm lý đi làm rằng, những gì mà mình cống hiến, đóng góp và tạo nên thành quả vượt mục tiêu thì cần được đền đáp xứng đáng. Tức là, hiệu suất công việc cần tương xứng với mức lương nhận được. Do đó, nếu nhà lãnh đạo thường gắn những thành công của nhân viên với thành công của công ty thì lâu dần sẽ tạo nên một tâm lý không được coi trọng và việc nhân viên rời đi là điều dễ hiểu.

 

Khi thành công của nhân viên tạo ra không được đền đáp xứng đáng thì họ sẽ rời đi

Thay vào đó, hãy có những chính sách cụ thể đối với nhân viên hoàn thành tốt mục tiêu đề ra. Ví dụ như: tăng lương, review lương theo đợt, thưởng nóng khi nhân viên đạt thành tích công việc cao… Như vậy, nhân viên sẽ chẳng có lý do gì mà phải rời đi khi công việc đang thực sự khiến họ hài lòng.

Sếp không giúp nhân viên xác định sự nghiệp

Vì sao nhân viên hài lòng với công việc nhưng vẫn rời đi, nguyên nhân có thể là do sếp không giúp nhân viên xác định sự nghiệp trong tương lai của mình. Hầu hết, mọi nhân viên đi làm đều có định hướng rõ ràng cho mục tiêu tương lai của mình chứ không phải dậm chân tại chỗ mãi một vị trí. Do đó, nếu sếp không giúp nhân viên định hướng được con đường sự nghiệp trong tương lai thì nhân viên sẽ lựa chọn cách rời đi để tìm một hướng mới.

Điều này cũng đã được chứng minh thông qua một khảo sát của LinkedIn vào năm 2015 với 10.500 nhân viên đã từng thay đổi công việc. Trong đó, có đến 59% nhân viên bỏ việc vì ở công ty mới có cơ hội để phát triển sự nghiệp một cách rõ ràng. Còn 54% còn lại thì rời đi để tìm một công việc có chế độ đãi ngộ tốt hơn.

Thực tế, con đường sự nghiệp trong tương lai đối với mỗi nhân viên vô cùng quan trọng, đặc biệt là những bạn trẻ. Họ luôn đặt kỳ vọng rất lớn vào sếp của mình, do đó nếu sếp không thể đáp ứng hoặc tạo ra cơ hội cho họ thì họ sẽ chọn cách rời đi để gửi gắm tương lai của mình cho một sếp mới.

 

Sếp là người định hướng sự nghiệp cho nhân viên

Và khi nhắc đến nguyên nhân này trong thắc mắc vì sao nhân viên hài lòng với công việc nhưng vẫn rời đi, nhà lãnh đạo cần xây dựng cho mình một phương pháp hữu hiệu. Theo đó, sếp cần tìm hiểu rõ về mục tiêu và những kỳ vọng của nhân viên trong tương lai. Sau đó, dành thêm thời gian trò chuyện, thảo luận về những vấn đề mà họ mong muốn đạt được trong tương lai. Như vậy, sếp có thể tạo cơ hội và giúp họ đạt được những dự định đã đặt ra. Nhờ vậy, nhân viên sẽ có tâm lý gắn bó lâu hơn.

Sếp không đề bạt nhân viên

Khi có một nhân viên thuộc hàng quản lý nghỉ việc, thay vì đề bạt nhân viên từ trong nội bộ thì sếp lại quyết định tuyển một quản lý mới vào. Chính điều này vô tình tạo ra tâm lý không được tôn trọng cho nhân viên. Bởi họ cảm thấy rằng, việc sếp không đề bạt mình có nghĩa là những nỗ lực, kết quả mà mình tạo ra trong quá trình làm việc là “đổ sông đổ bể”. Và cuối cùng, nhân viên chọn cách rời đi.

Điều này cũng đã được chứng minh trong một báo cáo Xu hướng tuyển dụng toàn cầu 2016 của LinkedIn. Cụ thể, báo cáo này đã chỉ ra rằng, có đến 32% trong tổng số 3.800 chuyên gia cho rằng, việc giữ chân nhân viên luôn được xem là ưu tiên hàng đầu nhưng chỉ có đến 12% là được ưu tiên tuyển dụng nội bộ.

Điều này cho thấy, có rất ít công ty quan tâm đến việc đề bạt nhân viên nội bộ gắn bó lâu năm lên làm ở một vị trí mới. Điều này cũng chính là câu trả lời xác thực cho tình trạng nhân viên lựa chọn cách rời đi để tìm một môi trường có sự thăng tiến hơn.

 

Sếp không đề bạt nhân viên sẽ khiến họ cảm thấy thất vọng

Do đó, khi có một vị trí quản lý trống, đừng ngần ngại mà không đề bạt một nhân viên mà sếp cảm thấy có đủ năng lực để đảm nhận công việc. Mặc dù họ không có đủ kỹ năng, kinh nghiệm thì vẫn có thể training thêm để đáp ứng công việc. Điều này không chỉ giúp giữ chân nhân viên mà còn tạo động lực cho nhiều nhân viên khác cùng cố gắng.

Trên đây là 3 nguyên nhân lý giải cho thắc mắc vì sao nhân viên hài lòng với công việc nhưng vẫn rời đi. Hy vọng những thông tin này sẽ giúp bạn ứng dụng vào thực tiễn để giữ chân nhân tài hiệu quả hơn.

Đăng ký dùng thử nền tảng đào tạo AcaBiz

DOANH NGHIỆP ANH CHỊ ĐANG GẶP VẤN ĐỀ GÌ?

ĐỂ LẠI THÔNG TIN ĐỂ LÀM BÀI KHẢO SÁT MIỄN PHÍ TỪ CHÚNG TÔI

Khảo sát