Tư duy chiến lược nhân lực cho doanh nghiệp vừa và nhỏ

 

Đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ, để có thể phát triển bền vững cần có một tư duy chiến lực hiệu quả. Vậy, tư duy chiến lược cho doanh nghiệp vừa và nhỏ hiện nay là gì, tất cả sẽ được giải đáp trong bài viết dưới đây.

Theo phân tích của nhiều nhà lãnh đạo thành công, tư duy chiến lược phát triển đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ cần được xây dựng theo từng bước khoa học mới mang lại hiệu quả. Các bước đó cụ thể như sau:

Bước 1: Đánh giá năng lực nhân viên

Tư duy chiến lược cho doanh nghiệp vừa và nhỏ cần được xây dựng dựa theo năng lực của nhân viên. Đây chính là tiền đề để chiến lược có được hoàn thành hay không. Ví dụ, năng lực của nhân viên hiện tại đang ở mức trung bình - khá mà bạn xây dựng chiến lược theo mức cao cấp, chắc chắn không thể hoàn thành mục tiêu.

 

Tư duy chiến lược nhân sự sẽ được xây dựng dựa trên năng lực của nhân viên

Và để đánh giá được năng lực nhân viên hiện tại một cách chính xác nhất, nhà lãnh đạo cần thực hiện theo một số yếu tố dưới đây:

- Đánh giá toàn bộ năng lực của nhân viên trong suốt quá trình làm việc, dựa theo kỹ năng chuyên môn và kỹ năng mềm.

- Đánh giá theo trình độ học vấn, chương trình đào tạo và chứng chỉ.

- Sau khi đánh giá xong thì cần đưa ra một mức điểm nhất định cho nhân viên theo thang từ 1 - 10.

>> Các cách giải quyết bất hòa nhân viên hiệu quả tức thì

>> Thực hư việc nhân viên thụ động lỗi là tại sếp

Bước 2: Dự tính nhân sự

Dự tính nhân sự cũng chính là yếu tố quyết định đến việc xây dựng tư duy chiến lược nhân sự cho doanh nghiệp vừa và nhỏ. Ví dụ, đối với số lượng này thì chiến lược sẽ bao gồm những gì, điều này sẽ giúp tối ưu hóa thời gian làm việc và vấn đề tài chính. Nhu cầu nhân sự ở đây cần được dự tính dựa theo cả chất lượng và số lượng. Và việc dựa tính nhân sự sẽ dựa theo những tiêu chí sau đây:

- Dựa theo thời hạn xây dựng mục tiêu kinh doanh, đi kèm các hoạt động cụ thể, ở từng vị trí nhất định.

- Các công việc cụ thể của các phòng ban cần được vận hành như thế nào.

- Số lượng nhân viên cần thiết cho mỗi phòng ban sao cho đáp ứng được hiệu quả công việc.

- Kỹ năng cần thiết khi thực hiện dự tính nhân sự, đảm bảo nhân viên có thể đáp ứng được.

Bước 3: Xây dựng khoảng cách

Xây dựng khoảng cách trong tư duy chiến lược nhân lực không có nghĩa là từ nhân viên này đến nhân viên kia, mà khoảng cách ở đây được hiểu là về mặt thời gian. Cụ thể hơn, nó là yêu cầu về thời gian của nhân viên hiện tại với nhân viên trong tương lai. Thực tế, có 4 loại khoảng cách mà nhà lãnh đạo cần nắm vững bao gồm:

 

Xây dựng khoảng cách chủ yếu tập trung vào năng lực nhân viên

- Khoảng cách về vị trí công việc hiện tại của các phòng ban.

- Số lượng nhân sự cần thiết trong tương lai là bao nhiêu, ít hơn hay nhiều hơn.

- Năng lực nhân viên mới cần đáp ứng so với nhân viên cũ là gì?

- Yêu cầu ở mức cao hơn đối với nhân viên mới là gì?

Ngoài 4 khoảng cách trên, trong bước xây dựng tư duy chiến lược cho doanh nghiệp vừa và nhỏ, nhà quản lý cũng cần trả lời được những vấn đề liên quan sau:

- Cần phát triển phòng ban nào mới hay không?

- Số lượng nhân sự cần đáp ứng cho chiến lược mới là bao nhiêu?

- Những kỹ năng cần có cho vị trí công việc mới?

- Điểm số hiện tại của nhân viên có đáp ứng được yêu cầu đề ra hay không?

- Nghiệp vụ quản lý nhân sự hiện tại cho đáp ứng được cho nhân viên mới hay không?

Sau khi đã trả lời được những câu hỏi trên, bạn cần thống kê và kiểm tra lại để xây dựng một chiến lược hoàn chỉnh. Bạn cũng có thể thảo luận với nhân viên cũ về chiến lược nhân lực lần này để có được cái nhìn tổng quan nhất.

Bước 4: Xây dựng chiến lược cụ thể

Bước cuối cùng trong xây dựng tư duy chiến lược nhân lực cho doanh nghiệp vừa và nhỏ đó chính là tiến hành xây dựng một chiến lược cụ thể. Cụ thể, nhà lãnh đạo cần xây dựng các chiến lược cụ thể dưới đây:

 

Chiến lược nhân sự cần được xây dựng cụ thể và rõ ràng

- Chiến lược đào tạo và phát triển: Nhà lãnh đạo cần đào tạo và huấn luyện nhân viên để khoảng cách nhân lực được thu hẹp, đồng thời mở rộng cơ hội để nhân viên phát triển năng lực hoàn hảo.

- Chiến lược tái cơ cấu: Cần thiết kế lại cơ cấu tổ chức theo vị trí công việc và phòng ban, bố trí nhân sự theo một cơ cấu mới để đảm bảo tính hiệu quả.

- Chiến lược tuyển dụng: Quá trình tuyển dụng mang tính tương lai, đồng thời giảm thiểu được rủi ro về thiếu hụt nhân sự.

- Chiến lược hợp tác: Hợp tác ở đây mang tính hợp tác về mặt đào tạo để chuyển đổi năng lực. Cũng có thể hợp tác với các tổ chức, đối tác, doanh nghiệp khác theo phương án hỗ trợ.

- Chiến lược thuê ngoài: Nếu thực hiện các công việc trong tương lai thì bạn có thể áp dụng các chiến lược thuê ngoài.

Trên đây là toàn bộ tư duy chiến lược nhân sự cho doanh nghiệp vừa và nhỏ. Hy vọng với những thông tin hữu ích này sẽ giúp cho doanh nghiệp của bạn phát triển bền vững.

 

Đăng ký dùng thử nền tảng đào tạo AcaBiz

DOANH NGHIỆP ANH CHỊ ĐANG GẶP VẤN ĐỀ GÌ?

ĐỂ LẠI THÔNG TIN ĐỂ LÀM BÀI KHẢO SÁT MIỄN PHÍ TỪ CHÚNG TÔI

Khảo sát