Tiếp cận hoàn hảo chuỗi giá trị của doanh nghiệp


Bước vào kỷ nguyên mới của kinh tế, các doanh nghiệp hiện nay đang cạnh tranh nhau rất gay gắt về giá cả, sản phẩm, các chiến lược kinh doanh và khách hàng. Một trong những điều mà tất cả các doanh nghiệp cần quan tâm và tiếp cận chính là chuỗi giá trị. Trong bài viết này, chúng ta cùng đi tìm hiểu lợi ích, mô hình của chuỗi giá trị của doanh nghiệp.

Chuỗi giá trị của doanh nghiệp và vai trò

Mỗi doanh nghiệp đều có một tập hợp các hoạt động từ thiết kế, sản xuất, bán hàng, hỗ trợ dịch vụ khách hàng đến bảo hành và liên kết lại thành một chuỗi. Chuỗi giá trị được hiểu là hoạt động có liên kết theo chiều dọc nhằm tạo lập và gia tăng giá trị cho khách hàng. 

Chuỗi giá trị là một công cụ giúp doanh nghiệp giảm thiểu các chi phí trong kinh doanh

Khi bạn sử dụng chuỗi giá trị này và phân tích một cách cẩn thận, nó sẽ giúp cho công ty có thể giảm chi phí, tối ưu hóa công sức, loại bỏ các khoản phí không đáng có.

Không những thế, chuỗi giá trị doanh nghiệp còn là một công cụ phổ biến và cơ bản cho phép khảo sát một cách hệ thống tất cả các hoạt động của doanh nghiệp, xác định được điểm mạnh, điểm yếu, lợi thế cạnh tranh.

Qua những thông tin ở trên, chúng ta có thể phần nào hiểu được chuỗi giá trị của một doanh nghiệp là các hoạt động mang tính chiến lược có liên quan đến nhau để thông qua đó hiểu rõ cấu trúc chi phí, sự tồn tại và tiềm năng của các hoạt động.

>> Điều kiện và thủ tục thành lập doanh nghiệp vừa và nhỏ nhanh nhất

      Giải pháp Marketing Online cho doanh nghiệp vừa và nhỏ

Tiếp cận chuỗi giá trị của doanh nghiệp như thế nào?

Tiếp cận các hoạt động cơ bản

Các hoạt động cơ bản trong chuỗi giá trị của doanh nghiệp bao gồm: Logistics đầu vào, đầu ra, sản xuất, marketing và dịch vụ.

- Logistics đầu vào của doanh nghiệp bao gồm các hoạt động liên quan đến tiếp nhận, tồn kho, phân phối các sản phẩm, hàng hóa.

- Vận hành hay sản xuất là những hoạt động cơ bản liên quan đến các hoạt động chuyển đầu vào thành sản phẩm cuối cùng.

- Logistics đầu ra lại liên quan đến cách hoạt động thu gom, lưu trữ, phân phối các sản phẩm đến tay người tiêu dùng như tồn kho thành phẩm, quản lý vật liệu, phân phối, quy trình đặt hàng.

- Marketing và bán hàng: Muốn gia tăng chuỗi giá trị của doanh nghiệp thì cần cố gắng tiếp cận đến các hoạt động cung cấp phương tiện thúc đẩy nhu cầu mua hàng như quảng cáo, khuyến mãi, bán hàng, phân phối, định giá.

- Dịch vụ thì doanh nghiệp sẽ duy trì các dịch vụ giữ chân khách hàng như lắp đặt tại nhà, sửa chữa, huấn luyện…

Tiếp cận hoạt động bổ trợ

Các hoạt động bổ trợ bao gồm nhiều hoạt động mang giá trị lớn cho doanh nghiệp như:

- Thu mua: Liên quan đến các công tác thu gom chuỗi giá trị như thu mua các nguyên vật liệu thô, các nguồn cung ứng, các máy móc…

- Phát triển công nghệ: Mỗi hoạt động tạo giá trị đều có đóng góp của công nghệ, từ công nghệ doanh nghiệp mới gia tăng được hiệu quả chuỗi giá trị.

Máy móc và công nghệ làm gia tăng chuỗi giá trị cho doanh nghiệp

- Quản trị nguồn nhân lực: Bao gồm các hoạt động liên quan đến tuyển dụng, thuê lao động, huấn luyện…

- Cơ sở hạ tầng bao gồm các hoạt động như lập kế hoạch, tài chính, kế toán, pháp lý. Không giống các hoạt động bổ trợ khác, cơ sở hạ tầng hỗ trợ cho chuỗi giá trị của doanh nghiệp phát triển mạnh mẽ.

Sử dụng công cụ chuỗi giá trị như nào cho hiệu quả?

Để hiểu và gia tăng chuỗi giá trị của doanh nghiệp, bạn cố gắng thực hiện các bước làm cơ bản sau:

Bước 1: Xác định các hoạt động phụ cho hoạt động chính

Đối với mỗi hoạt động chính, bạn cần xác định chuỗi hoạt động phụ. Các loại hoạt động phụ bao gồm:

- Các hoạt động trực tiếp tạo ra giá trị như gọi điện bán hàng, chạy quảng cáo, tư vấn online.

- Các hoạt động gián tiếp với mục đích giúp hoạt động chính chạy trực tiếp, trơn tru như quản lý lực lượng bán hàng, lưu giữ hồ sơ khách hàng, phân tích dữ liệu bán hàng…

- Các hoạt động đảm bảo chất lượng nhằm giúp cho chuỗi giá chính nâng cao như chỉnh sửa quảng cáo, nội dung.

Bước 2: Xác định hoạt động phụ cho hoạt động hỗ trợ

Một số hoạt động hỗ trợ cho sự phát triển chuỗi giá trị của doanh nghiệp như: quản lý nguồn lực, tài chính kế toán, phát triển công nghệ, mua sắm, bạn chỉ cần xác định các hoạt động phụ tạo ra giá trị cho nó.

Bước 3: Xác định các liên kết

Tìm các kết nối giữa các hoạt động mà bạn xác định. Điều này sẽ mất thời gian rất nhiều nhưng nó lại như một chìa khóa để tăng lợi thế cạnh tranh cho giá trị của chuỗi.

Ví dụ như sự liên kết giữa lực lượng bán và doanh số bán chính là bộ phận chăm sóc khách hàng.

Chăm sóc khách hàng là một liên kết trong các hoạt động bán 

Bước 4: Tìm kiếm cơ hội để tăng giá trị

Bạn cần kiểm tra chính xác các hoạt động, các liên kết mà bạn đã xác định sau đó suy nghĩ cách để nâng cao hơn giá trị đó cho doanh nghiệp. Chuỗi giá trị của doanh nghiệp phản ánh một chiến lược kinh doanh tổng thể của công ty. Khi quyết định cải thiện chuỗi giá trị, bạn hãy cố gắng tạo ra nhiều sự khác biệt với đối thủ, rà soát cẩn thận các bước tiến hành cùng các thành viên khác trong công ty.

Nhìn chung, cách tiếp cận một chuỗi giá trị của doanh nghiệp là không giống nhau. Tùy từng sản phẩm, dịch vụ hay loại hình kinh doanh mà mỗi doanh nghiệp có một hướng đi khác nhau. Thông qua những chia sẻ, chúng tôi hy vọng bài viết sẽ giúp các bạn có một cái nhìn chung nhất về chuỗi giá trị quan trọng như nào trong sự phát triển của công ty.

Đăng ký dùng thử nền tảng đào tạo AcaBiz

DOANH NGHIỆP ANH CHỊ ĐANG GẶP VẤN ĐỀ GÌ?

ĐỂ LẠI THÔNG TIN ĐỂ LÀM BÀI KHẢO SÁT MIỄN PHÍ TỪ CHÚNG TÔI

Khảo sát