SO SÁNH OKRs VÀ KPIs: ĐÂU LÀ PHƯƠNG PHÁP QUẢN LÝ VƯỢT TRỘI HƠN?

OKRs và KPIs giờ đây đã trở thành xu hướng quản trị mục tiêu được áp dụng vô cùng phổ biến trong các doanh nghiệp Việt Nam và trên thế giới. Lợi ích chung của các phương pháp này đó là giúp doanh nghiệp có thể dễ dàng tối ưu hóa hoạt động quản lý và đảm bảo tính chính xác của quy trình đánh giá nhân sự khi thực hiện nhiệm vụ công việc được giao phó.

Đều là hai phương thức quản lý hiệu quả, song nhiều nhà quản lý doanh nghiệp hiện nay vẫn chưa thể phân biệt được sự khác nhau giữa OKRs và KPIs. Trong bài phân tích dưới đây, Acabiz sẽ giúp bạn phân so sánh OKRs và KPIs và cùng tìm hiểu đâu sẽ là phương pháp vượt trội hơn nhé!

Bảng so sánh OKRs và KPIs tổng quan

Trước khi đi vào so sánh chi tiết giữa hai phương pháp quản trị mục tiêu OKRs và KPIs, chúng ta cần tìm hiểu và nắm thật chắc 2 khái niệm cơ bản nhằm xác định vai trò then chốt của 2 phương pháp này:

OKRs là gì? Tên đầy đủ của phương pháp này là “Objective and Key Results” và được hiểu theo nghĩa tiếng Việt đó là “mục tiêu và những kết quả then chốt”. OKRs chính là một phương pháp quản lý mục tiêu được các nhà lãnh đạo doanh nghiệp áp dụng rộng rãi hiện nay, phù hợp dành cho các doanh nghiệp nhỏ và cả các doanh nghiệp có nhiều chi nhánh.

Lợi ích của OKRs cho doanh nghiệp đó là:

- Tiết kiệm thời gian xác lập mục tiêu

- Xây dựng các mục tiêu phù hợp để từng nhân viên có thể thực hiện

- Nâng cao tính chủ động và trách nhiệm của nhân viên

- Gia tăng kết nối giữa các thành viên, bộ phận trong công ty

- Nâng cao hiệu suất làm việc

- Thúc đẩy tinh thần, tạo động lực cho nhân viên thực hiện các mục tiêu đột phá

- Xây dựng văn hóa doanh nghiệp ngày càng vững mạnh và có lực lượng nhân sự chất lượng cao

KPIs là gì? Với tên đầy đủ là “Key Performance Indicator” và được hiểu theo nghĩa tiếng Việt là “Chỉ số đo lường hiệu quả công việc trọng yếu”. Phương pháp KPIs sử dụng để đánh giá hiệu suất làm việc của nhân viên, đội nhóm, dự án, nhiệm vụ,… dựa trên cơ sở thời gian cụ thể.

Lợi ích của KPIs khi áp dụng trong doanh nghiệp đó là:

- Liên kết với các mục tiêu chiến lược

- Giúp nhà quản lý đơn giản hóa quá trình đo lường – đánh giá với các chỉ số định lượng rõ ràng

- Theo dõi tiến độ, chất lượng thực hiện công việc của từng nhân viên, phòng ban.

- Giúp doanh nghiệp định hướng được các mục tiêu cần triển khai tiếp theo để phát triển các giai đoạn hoạt động tiếp theo của doanh nghiệp.

Điểm giống và khác nhau giữa hai phương pháp OKRs và KPIs

3 điểm giống nhau

Thứ nhất: Cả hai phương pháp quản trị mục tiêu OKRs và KPIs đều có thể áp dụng cho tất cả các doanh nghiệp với quy mô từ nhỏ đến lớn với mục đích hỗ trợ doanh nghiệp có thể đạt được các mục tiêu, chiến lược mà họ đã đặt ra.

Thứ hai: khi biết cách áp dụng và triển khai triệt để OKRs và KPIs vào hoạt động quản trị, cả hai phương pháp đều có thể đem lại những tác động tích cực, giúp công ty cải thiện năng suất và hiệu quả công việc.

Thứ ba: Khi triển khai KPIs và OKRs, doanh nghiệp phải đảm bảo tính cụ thể và có thể định lượng được (bao gồm con số).

3 điểm khác nhau

Thứ nhất: Về tính chất

- Tính chất hoạt động cơ bản của KPIs đó là giúp doanh nghiệp thực hiện đánh giá hiệu suất nhân viên. Đồng thời, doanh nghiệp có thể áp dụng KPIs để đánh giá quy trình, sáng kiến và đo lường khả năng thành công của một dự án, chương trình.

- Mặt khác, OKRs lại là phương pháp thiết lập mục tiêu ngay từ đầu và thúc đẩy các thành viên trong công ty cùng hoàn thành tốt mục tiêu đó. Tính chất cơ bản của OKRs là truyền cảm hứng, tạo động lực cho nhân viên tạo ra kết quả làm việc vượt ra khỏi khả năng của bản thân. OKRs giúp cho nhân viên chủ động làm việc và nâng cao khả năng sáng tạo, đóng góp ý kiến giúp công việc được thực hiện hiệu quả hơn.

Thứ hai: Về cấu trúc

- Cấu trúc của KPIs bao gồm:

+ Số liệu

+ Thời gian chi tiết

+ Nguồn dư liệu: các đầu công việc có tính cố định và có chu kỳ lặp đi lặp lại để nhà quản lý có thể đo lường, đánh giá chinh xác.

+ Báo cáo: Thực hiện báo cáo theo chu kỳ tuần hoặc tháng đối với từng cá nhân, đội nhóm.

- Cấu trúc của OKRs bao gồm:

+ Mục tiêu: mục tiêu kỳ vọng cao hơn so với thực trạng hoạt động hiện tại của doanh nghiệp, đó có thể là những mục tiêu khác biệt, mới mẻ hoàn toàn so với những gì mà công ty đang làm.

+ Kết quả then chốt: Những kết quả này có thể định lượng và đo lường được. Nếu như các kết quả đều đạt được thì sau cùng mục tiêu cũng sẽ thành công.

Thứ ba: Về quy trình thực hiện

- Quy trình thực hiện của KPIs được giao cho nhân viên theo cơ chế “mệnh lệnh”. Điều này buộc nhân viên phải cố gắng hoàn thành KPIs được ban lãnh đạo giao cho trong thời gian bắt buộc ngay cả khi không rõ mình đang làm những công việc này vì lý do cụ thể là gì.

- Còn đối với OKRs, quy trình thực hiện được xây dựng theo 3 bước: dưới lên, trên xuống, chéo sang. Tức là tất cả các thành viên trong tổ chức đều có thể nắm được OKRs của nhau, từ đó nhân sự có thể chủ động xây dựng OKRs của mình, hỗ trợ ban quản lý cấp cao hơn, cùng phối hợp với các nhân viên khác để triển khai OKRs có tác động lẫn nhau một cách hiệu quả.

>> OKRs và MBO – Phân biệt 2 phương pháp quản lý trong doanh nghiệp

>> OKRs: 7 mẹo về cách đặt mục tiêu và kết quả chính của bạn

Kết hợp phương pháp OKRs và KPIs có đem lại hiệu quả?

KPIs nên được áp dụng khi doanh nghiệp đã hoạt động ổn định, có hệ thống quản lý chuyên nghiệp và chiến lược phát triển cụ thể. Với OKRs lại là phương pháp phù hợp với các doanh nghiệp có tham vọng hướng tới các mục tiêu cao lớn và đầy cảm hứng. Doanh nghiệp hoàn toàn có thể kết hợp đồng thời 2 phương pháp quản trị OKRs và KPIs với mục tiêu hỗ trợ lẫn nhau và đảm bảo áp dụng 2 phương pháp này một cách hiệu quả nhất.

Đăng ký dùng thử nền tảng đào tạo AcaBiz

DOANH NGHIỆP ANH CHỊ ĐANG GẶP VẤN ĐỀ GÌ?

ĐỂ LẠI THÔNG TIN ĐỂ LÀM BÀI KHẢO SÁT MIỄN PHÍ TỪ CHÚNG TÔI

Khảo sát