OKRs VÀ MBO - PHÂN BIỆT 2 PHƯƠNG PHÁP QUẢN LÝ TRONG DOANH NGHIỆP

Doanh nghiệp muốn vận hành bền vững và hoàn thành các mục tiêu phát triển chung cần phải đề cao vai trò của đội ngũ các nhà quản lý. Nếu như phương pháp quản lý MBO đã quá quen thuộc và được áp dụng rộng rãi trong hoạt động quản lý của các doanh nghiệp hiện nay, thì OKR được biết đến như một phương pháp quản lý mới với nhiều ưu điểm nổi trội giúp doanh nghiệp nâng cao chất lượng quản lý doanh nghiệp.

Trong nội dung bài viết dưới đây hãy cùng Acabiz tìm hiểu OKR và MBO là gì? Hai phương pháp quản lý này khác nhau như thế nào? Từ đó, nhà quản lý có thể trực tiếp đánh giá và lựa chọn phương pháp quản lý sao cho phù hợp với doanh nghiệp của mình.

OKRs là gì?

OKR với tên gọi đầy đủ là Objectives and Key Results – Quản trị theo mục tiêu và kết quả then chốt. Phương pháp quản lý OKR được xây dựng nên từ đội ngũ lãnh đạo của Intel và Oracle trong những năm 1970. OKR được phát triển dựa trên cơ sở kết hợp giữa các phương pháp quản lý truyền thống như SMART Objectives và MBO.

OKR là một phương pháp quản lý dùng để đặt mục tiêu và đưa ra các kết quả then chốt cho doanh nghiệp nhằm mục đích đo lường tất cả sự cố gắng, nỗ lực của thành viên trong doanh nghiệp trong việc hướng tới những mục tiêu đã đặt ra. Hiểu theo cách khác, OKR là một phương pháp hỗ trợ doanh nghiệp cộng tác và thiết lập mục tiêu tập trung, linh hoạt. Thông qua OKR, doanh nghiệp có thể nâng cao tinh thần trách nhiệm, khả năng liên kết và sự tăng tốc của hoạt động quản lý trong doanh nghiệp. Phương pháp OKR cũng đề cao tính minh bạch và dễ dàng tiếp cận đến toàn bộ nhân viên, phòng ban, cấp bậc trong doanh nghiệp.

MBO là gì?

Phương pháp MBO xuất hiện lần đầu trong cuốn sách về thực hành quản lý năm 1954 của chuyên gia quản lý nổi tiếng Peter Drucker. Với tên gọi đầy đủ là Management by Objectives, vai trò của MBO là nhằm cải thiện hiệu suất tổng thể của doanh nghiệp dựa trên mục tiêu được xác định chi tiết mà nhà quản lý và nhân viên cùng đồng thuận. Áp dụng MBO hiệu quả vào quản lý doanh nghiệp, các thành viên trong tổ chức sẽ nhận thấy được vai trò của mình trong hoạt động của tổ chức và thúc đẩy sự gắn bó của họ với tổ chức lâu dài hơn trong việc thực hiện mục tiêu xây dựng công ty phát triển.

Phương pháp quản lý này hướng tới sự tự giác trong cách thức làm việc, tự đánh giá, báo cáo của nhân viên và được triển khai theo quy trình cơ bản như sau: Nhân viên và nhà quản lý thảo luận trực tiếp về các mục tiêu công việc, đưa ra giải pháp rõ ràng và thời gian hoàn thành cụ thể. Tiếp theo, các thành viên trong tổ chức cùng hành động triển khai theo kế hoạch đã đề ra. Cuối cùng là thực hiện đánh giá hiệu quả của nhiệm vụ đã hoàn thành. Nhà quản lý cần gặp gỡ định kỳ với nhân viên để đánh giá tiến độ làm việc của từng cá nhân trong việc theo đuổi các mục tiêu  cụ thể.

Tiêu chí phân biệt 2 phương pháp quản lý OKR và MBO

Tần suất đánh giá

Các doanh nghiệp sử dụng phương pháp quản lý MBO thường có tần suất đánh giá theo năm. Nhà quản lý sẽ đưa ra các mục tiêu cho cả năm cho nhân viên và thực hiện phân tích, đánh giá kết quả vào cuối năm.

Còn đối với phương pháp OKRs, tuần suất đánh giá của nhà quản lý có xu hướng ngắn và cao hơn. Mục tiêu dành cho nhân viên được thiết lập theo tháng, quý, năm. Điều này đảm bảo khi thực hiện triển khai công việc, nhân viên có thể bám sát mục tiêu, nếu có biến động thì vẫn có nhiều cơ hội sửa đổi.

Cách thức đo lường

Mô hình đánh giá, tính điểm của MBO dựa trên cơ sở yêu cầu của doanh nghiệp nên cực kỳ linh hoạt. Tính điểm MBO luôn kết thúc mở trong đo lường hiệu suất khi sử dụng một trong hai biện pháp định lượng hoặc định tính.

Còn đối với OKRs, cách tính điểm yêu cầu tính chính xác cao vì nó luôn sử dụng biện pháp định lượng. Ưu điểm của OKRs đó là bạn có thể nhanh chóng đánh giá kết quả chính và phương pháp này chủ yếu dựa vào kỹ thuật SMART.

Tính chất bảo mật

MBO: Phương pháp quản lý nào là bảo mật tuyệt đối giữa nhà quản lý và các nhân viên trong tổ chức. Mục tiêu được đặt ra rõ ràng cho từng nhân viên và không được tiết lộ công khai.

OKRs: ngược lại với MBO thì OKRs thực hiện đánh giá kết quả của từng nhân viên gắn liền với các mục tiêu của đội nhóm và tổ chức. Vì tính chất liên kết chắt chẽ nên phương pháp OKRs hầu như không có tính bảo mật. Phương pháp này lại đề cao tính minh bạch trong công việc của các thành viên trong doanh nghiệp.

Mục đích đánh giá

Đối với MBO, hiệu suất hàng năm của nhân viên chính là tiêu chí để nhà quản lý xác định chế độ khen thưởng. Trọng tâm đánh giá chất lượng nhân viên chính là hiệu suất cá nhân.

Còn đối với OKRs, chế độ khen thưởng không bị ảnh hưởng bởi kết quả đạt được của nhân viên. Thông qua OKRs, nhân viên sẽ được phát huy tối đa năng lực làm việc của mình và buộc nhân viên phải cố gắng hết sức để hoàn thành mục tiêu công việc đặt ra. Và việc liên kết mục tiêu công việc cá nhân với đội nhóm, tổ chức sẽ giúp cho tất cả cùng tiến tới thực hiện mục tiêu chung của cả tổ chức đó là thành công và phát triển bền vững.

>> 9 kỹ năng viết báo cáo cho nhân viên văn phòng

>> Làm sao để cải thiện kỹ năng lập kế hoạch?

Đăng ký dùng thử nền tảng đào tạo AcaBiz

DOANH NGHIỆP ANH CHỊ ĐANG GẶP VẤN ĐỀ GÌ?

ĐỂ LẠI THÔNG TIN ĐỂ LÀM BÀI KHẢO SÁT MIỄN PHÍ TỪ CHÚNG TÔI

Khảo sát