NHỮNG SAI LẦM CẦN TRÁNH KHI ĐÀO TẠO NHÂN VIÊN MỚI

Tuyển dụng được nhân viên có chuyên môn, đáp ứng được yêu cầu công việc chỉ là thành công bước đầu của các doanh nghiệp. Việc làm thế nào để nhân viên mới vượt qua giai đoạn thử việc và doanh nghiệp có thể “giữ chân” được họ ở lại cống hiến dài lâu cho mình mới là vấn đề mà các nhà lãnh đạo cần đặc biệt chú trọng.

Một trong những cách tốt nhất để giúp cho các doanh nghiệp có thể giải quyết được vấn đề trên đó chính là triển khai các chương trình đào tạo nhân viên mới. Không chỉ giúp cho các doanh nghiệp đánh giá được kết quả thử việc của nhân viên, mà các chương trình đào tạo còn giúp cho nhân viên nhanh chóng thích nghi được với môi trường làm việc, cảm thấy mình được quan tâm và có xu hướng mong muốn ở lại để cổng hiến lâu dài cho công ty.

Tuy nhiên, thực tế hiện nay nhiều doanh nghiệp lại chưa thực sự quan tâm và dành thời gian tổ chức các chương trình đào tạo dành cho nhân viên mới. Điều này dẫn tới hậu quả là nhân viên mới mất rất nhiều thời gian để tự tìm tòi thông tin, tài liệu về sản phẩm, dịch vụ của công ty mà không có người hướng dẫn. Việc làm quen với môi trường, quy trình làm việc mới cũng khiến cho nhân viên gặp không ít những khó khăn và đôi khi là mắc phải những sai lầm không đáng có trong quá trình làm việc do chưa hiểu rõ cách làm việc sao cho đúng. Về lâu dài, nhân viên mới sẽ cảm thấy chán nản, thiếu động lực làm việc và quyết định xin nghỉ việc của họ chỉ là vấn đề thời gian. Đồng thời, doanh nghiệp cũng sẽ chịu tổn thất không nhỏ khi tất cả các nguồn lực thời gian, chi phí và công sức để tìm người mới lại tiếp tục tăng lên mà không có kết quả gì.

>> Nghệ thuật khích lệ nhân viên không phải lãnh đạo nào cũng biết

>> 10 lưu ý giúp bạn tìm ra cách làm việc hiệu quả mỗi ngày

Một sai lầm nữa của các nhà quản lý ở đây chính là không quan tâm đến nhu cầu và mong muốn của những nhân viên mới mà chỉ chăm chăm vào xây dựng các chương trình đào tạo phù hợp với yêu cầu của doanh nghiệp. Theo một thống kê tại Mỹ, thì có đến 33% nhân viên mới trong các doanh nghiệp sẽ có xu hướng tìm kiếm những công việc mới sau ba tháng làm việc đầu tiên bởi vì họ cảm thấy vị trí hiện tại không khác gì so với công ty cũ và mình không có cơ hội phát triển ở nơi này. Thực tế thì những nhân viên mới luôn mong rằng mình sẽ được đáp ứng các nhu cầu, mong muốn và nhận được sự quan tâm khác với những đối tượng còn lại.

Chính vì thế mà, những nhà quản lý đừng nên quá chú trọng vào nội dung chương trình đào tạo nhân viên mới hay những yêu cầu, trách nhiệm công việc mà họ phải đảm nhận, mà hãy bỏ thêm thời gian quan sát và đặt câu hỏi cho nhân viên của mình rằng “Họ cảm thấy như thế nào?”. Hiểu được cảm nhận của nhân viên chính là yếu tố đầu tiên quan trọng nhất trước khi bước vào các chương trình đào tạo dành cho nhân viên mới mà nhiều nhà quản lý thường bỏ ngỏ.

Bạn có thể thực hiện các cuộc khảo sát để nhân viên mới có thể nói lên tâm tư, nguyện vọng của mình. Đây cũng là cách để chính bản thân nhân viên có thể cảm nhận được sự gắn kết và tâm huyết trong công việc, từ đó đưa ra quyết định xem họ có nên dừng lại hay tiếp tục gắn bó với công ty dài lâu hay không?

Một vài những câu hỏi về cảm nhân mà nhà quản lý có thể hỏi như:

- Bạn có thấy hứng thú và gắn kết với công việc, nhóm, công ty?

- Bạn có thấy mình là một phần của công ty không?

- Bạn có thấy thoải mái khi làm việc và được thể hiện mình với đội nhóm không?

- Ở vị trí mới, bạn có học hỏi điều gì không?

- Bạn có cảm thấy mình cải thiện được trình độ và năng lực không?

- Bạn có được hỗ trợ bởi đồng nghiệp và cấp trên không?

- Bạn có cảm thấy cố gắng và thành tích của mình được công nhận?

Nhân viên mới luôn đòi hỏi về sự quan tâm và trọng dụng từ phía nhà quản lý. Hơn thế nữa, để giúp cho mình hòa nhập một cách dễ dàng trong một môi trường làm việc xa lạ thì họ cũng luôn muốn được giao tiếp với đồng nghiệp, cấp trên một cách rõ ràng và thẳng thắn, không chỉ trong vấn đề công việc mà cả cuộc sống. Nếu như các nhà quản lý đã từng trải qua khoảng thời gian đổi việc thì có thể sẽ hiểu được cảm giác của nhân viên, không nhận được sự quan tâm và hỗ trợ từ các thành viên trong tổ chức là một thiếu sót rất lớn khiến cho nhân viên cảm thấy bị lạc lõng và khó lòng gắn kết để thực hiện công việc.

Giao tiếp chính là chìa khóa giúp cho đào tạo cho nhân viên mới được hiệu quả và tạo sự gắn kết giữa nhân viên với tổ chức. Cho dù nhân viên mới cần chủ động học hỏi và tìm hiểu về công việc nhưng đó không phải là cái cớ để các nhà quản lý thờ ơ, bỏ mặc họ. Hãy thường xuyên hỏi han, trao đổi, phản hồi, đánh giá nhân viên mới để nhà quản lý có thể đánh giá được năng lực cũng như hiểu được những tâm tư nguyện vọng của nhân viên.

Trên đây là một số những sai lầm mà nhà quản lý có thể mắc phải trong quá trình xây dựng và triển khai các hoạt động đào tạo nhân viên mới. Acabiz hy vọng rằng, các doanh nghiệp sẽ có thể tránh mắc phải những sai lầm không đáng có và có thể tìm ra được những bí quyết đào tạo nhân viên hiệu quả hơn, giữu chân được nhân tài làm việc và cống hiến dài lâu cho sự phát triển của doanh nghiệp.

Đăng ký dùng thử nền tảng đào tạo AcaBiz

DOANH NGHIỆP ANH CHỊ ĐANG GẶP VẤN ĐỀ GÌ?

ĐỂ LẠI THÔNG TIN ĐỂ LÀM BÀI KHẢO SÁT MIỄN PHÍ TỪ CHÚNG TÔI

Khảo sát