Tình trạng nhân viên làm việc kém hiệu quả, không tập trung, năng suất làm việc không đạt chất lượng là một trong những vấn đề khiến nhiều nhà quản lý phải “đau đầu”. Nếu như nhân viên dần trở nên “thiếu lửa” trong công việc thì đó sẽ là nguy cơ ảnh hưởng rất lớn tới hoạt động kinh doanh cũng như sự tồn tại và phát triển của cả doanh nghiệp, tổ chức.
Trước khi tìm cách giải quyết vấn đề, các nhà quản lý nên tìm hiểu lý do vì sao dẫn tới tình trạng nhân viên làm việc kém hiệu quả như vậy? Từ những nguyên nhân gốc rễ, nhà quản lý sẽ nhanh chóng tìm ra các phương pháp khắc phục phù hợp.
1. Nhân viên bị hạn chế về năng lực
Nguyên nhân thứ nhất khiến cho nhân viên dần làm việc kém hiệu quả đó chính là bị hạn chế về năng lực, bao gồm 4 yếu tố tác động chính:
Nguồn lực hạn chế
Công việc thiếu năng suất và không đem lại hiệu quả của nhân viên có thể là do những yếu tố khách quan như nhân viên thiếu thời gian, chi phí, công cụ hỗ trợ làm việc. Thiếu đi những nguồn lực hỗ trợ công việc cần thiết thì dù nhân viên có muốn hay không cũng không thể đạt kết quả tốt được.
Để khắc phục tình trạng thiếu nguồn lực cho công việc thì người quản lý cần có trách nhiệm thường xuyên nhắc nhở nhân viên nếu có bất cứ khó khăn gì trong quá trình làm việc cần sự hỗ trợ thì có thể báo lại cho quản lý ngay lập tức để giải quyết, tránh một mình tự làm việc nhưng không thể hoàn thành, làm ảnh hưởng đến công việc chung của cả đội.
Phát sinh các vấn đề khó khăn
Trong quá trình làm việc chắc chắn nhân viên sẽ phải đối mặt với rất nhiều vấn đề phát sinh gây trở ngại đến năng suất và hiệu quả công việc như: không thuyết phục được khách hàng, bị cấp trên gây cản trở, không cho phép triển khai hoạt động, hoặc nhân viên không nhận được sự hỗ trợ của đồng nghiệp,… Những vấn đề này xảy ra thường xuyên mà không được giải quyết sẽ khiến nhân viên cảm thấy chán nản và áp lực công việc trầm trọng. Để giúp nhân viên không rơi vào tình trạng trên thì người quản lý phải luôn quan tâm, động viên và hỗ trợ nhân viên vượt qua để hoàn thành tốt nhiệm vụ công việc.
Thiếu kỹ năng chuyên môn
Một vài trường hợp nhân viên bị hạn chế năng lực có nguyên do thực tế là họ thiếu mất các kỹ năng chuyên môn phục vụ công việc. Thiếu đi các kỹ năng làm việc khiến cho nhân viên không thể đem tới kết quả công việc tốt, một số nhân viên bị cấp trên giao cho quá nhiều nhiệm vụ mới mà họ chưa có kinh nghiệm. Giải pháp cho các cấp quản lý đó là xây dựng các kế hoạch và chương trình đào tạo nhân sự phù hợp để trang bị cho nhân viên đầy đủ các kỹ năng, kiến thức nghề nghiệp, sẵn sàng nhận nhiệm vụ và cống hiến cho doanh nghiệp.
Không có mục tiêu cụ thể
Làm việc gì cũng cần phải có mục tiêu cụ thể rõ rang, đặc biệt là khi cấp trên giao việc cho nhân viên. Nếu như bạn giao việc mà không nói rõ yêu cầu cụ thể, mục tiêu mong muốn thì có thể dẫn tới việc nhân viên hiểu sai ý, triển khai công việc cũng không đem lại kết quả như cấp trên mong đợi. Đây chính là nguyên nhân ảnh hưởng đến năng suất làm việc kém của nhân viên. Cố gắng truyền đạt cho nhân viên một cách rõ rang về mục tiêu then chốt và những việc nhân viên cần làm trước khi triển khai công việc sẽ tránh được các hiểu nhầm và sai sót không đáng có.
2. Thiếu động lực
Nguyên nhân thứ hai dẫn tới việc nhân viên làm việc kém hiệu quả có thể bắt nguồn từ cảm giác thiếu động lực làm việc:
Cơ chế khen thưởng kém
Có cơ chế khen thưởng cho kết quả, nỗ lực làm việc của nhân viên trong một thời gian làm việc có ý nghĩa tinh thần rất lớn giúp nhân viên có động lực phấn đấu và nâng cao năng suất công việc hơn. Tuy nhiên nếu như không có cơ chế khen thưởng hoặc khen thưởng cho có thì nhân viên sẽ cảm thấy công sức làm việc của mình không được công nhận và giảm nhiệt huyết làm việc.
Kỷ luật không được thắt chặt
Áp dụng các hình thức kỷ luật cho một số bộ phận nhân viên làm việc kém năng suất là điều cần thiết để cải thiện tình trạng. Bởi lẽ nếu như không có kỷ luật và chế tài xử phát cứng rắn thì nhân viên sẽ rơi vào trạng thái chểnh mảng công việc, làm việc cẩu thả, chậm deadline,… Hãy đánh giá các hậu quả mà những nhân viên làm việc kém năng suât gây ra để có những biện phps kỷ luật thích hợp. Đầu tiên là thực hiện nhắc nhở trước toàn đội nhóm, nếu nhân viên còn tái phạm sẽ tang dần mức độ kỷ luật lên.
>> 8 lý do ảnh hưởng đến quyết định nghỉ việc của nhân viên
>> TOP 6 kỹ năng lãnh đạo giúp bạn thăng tiến trong công việc
Phân công công việc không đều
Phân chia công việc trong nhóm không đều là một nguyên nhân dẫn tới làm giảm năng suất làm việc của một vài cá nhân. Bên cạnh những nhân viên có năng lực, chăm chỉ làm việc và gánh vác phần lớn nhiệm vụ của cả đội luôn tồn tại những người rảnh rỗi, lười biếng, không tập trung làm việc. Việc phân chia không đều việc sẽ khiến cho bộ phận những nhân viên giỏi sẽ bị quá tải, kiệt sức và cảm thấy không công bằng cho bản thân, đương nhiên sự “lười hóa” và giảm năng suất công việc sẽ dần xuất hiện.
Hy vọng rằng những chia sẻ trong bài viết dưới đây sẽ giúp các nhà quản lý, các cấp lãnh đạo đánh giá chất lượng nhân viên và đưa ra giải pháp hiệu quả giúp nhân viên có động lực làm việc và đạt hiệu suất cao, góp phần vào sự phát triển và thành công của toàn doanh nghiệp.