8 LÝ DO ẢNH HƯỞNG ĐẾN QUYẾT ĐỊNH NGHỈ VIỆC CỦA NHÂN VIÊN

Bài toán tuyển dụng và giữ chân nhân viên tài năng luôn là một vấn đề khiến cho nhiều doanh nghiệp phải “đau đầu” tìm hướng giải quyết trước sự cạnh tranh khốc liệt của thị trường lao động thời điểm hiện tại.

Trước tiên, hãy cùng Acabiz tìm hiểu 8 lý do dẫn đến quyết định nghỉ việc của nhân viên hiện nay. Những nguyên do này sẽ giúp doanh nghiệp đưa ra được giải pháp toàn diện cho hệ thống quản trị nhân sự, đồng thời có thể nhanh chóng đưa ra hướng khắc phục triệt để tình trạng nghỉ việc của nhân viên. Một trong những yếu tố gây ra các ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt động và sự phát triển của doanh nghiệp.

1. Vì lợi ích cá nhân

Theo một cuộc khảo sát của Glassdoor liên quan đến quản trị nhân sự đã có kết quả cho thấy 45% nhân viên quyết định nghỉ việc liên quan đến mức lương mà mình nhận được. Lý do nghỉ việc này được xem là khá phổ biến và hợp lý vì nó liên quan đến lợi ích của một cá nhân. Bên cạnh vấn đề về lương thưởng, quyết định thôi việc và tìm kiếm một công việc khác sẽ giúp cho nhân viên thỏa mãn nhu cầu về lợi ích tốt hơn, có cơ hội thăng tiến nghề nghiệp nhanh hơn.

Ngoài ra, cuộc khảo sát cũng chỉ ra rằng 56% nhân viên quan tâm đến vấn đề chăm sóc sức khỏe và bảo hiểm hơn là về mặt tài chính. Có thể thấy rằng những phúc lợi mà doanh nghiệp cung cấp cho nhân viên có thực sự khiến cho nhân viên cảm thấy hài lòng hay không chính là lý do lớn ảnh hưởng đến quyết định đi hay ở của họ. 

2. Không tin tưởng vào cấp trên

Đây là một lý do khá phổ biến dẫn đến quyết định nghỉ việc của nhân viên. Nếu như nhân viên làm việc dưới chướng của một vị sếp không có năng lực, mối quan hệ giữa đôi bên không thân thiết hoặc thậm chí là không hề tốt đẹp, một vị sếp chỉ quan tâm đến kết quả công việc mà chẳng quan tâm đến cảm xúc của nhân viên,…tình trạng này sẽ dẫn tới việc nhân viên chán nản trong công việc, không có động lực để cố gắng đi làm mỗi ngày và quyết định nộp đơn xin thôi việc chỉ còn là vấn đề về thời gian mà thôi.

Hơn thế nữa, nhiều trường hợp nhân viên nghỉ việc vì mất niềm tin vào cấp. Sếp hứa nhưng không làm, làm lơ với các cam kết khen thưởng cho nhân viên, chỉ cần một đến hai lần lặp lại điều này đều khiến cho nhân viên không còn tin tưởng và tôn trọng sếp của mình nữa. Sếp không giữ lời hứa thì đương nhiên nhân viên cũng sẽ chẳng có lý do gì phải giữ lời hứa trung thành và ở lại với công ty để tiếp tụ cống hiến.

3. Công việc không phù hợp

Mỗi cá nhân sẽ có quan điểm, mục tiêu làm việc khác nhau và có những người không có định hướng công việc cụ thể, không biết mình thích gì và hợp làm gì. Điều này cũng chính là nguyên do dẫn đến việc nhiều nhân viên sau khi làm việc một thời gian ở công ty đã quyết định xin nghỉ việc. Để tìm ra đích đến cho sự nghiệp thì đối với những nhân viên này, việc trải nghiệm làm việc ở các lĩnh vực khác nhau là yếu tố cần thiết. Thói quen nhảy việc giúp cho nhân viên va chạm nhiều hơn với các công việc và môi trường làm việc khác nhau.

4. Nhân viên không được đào tạo

Phần lớn nhân viên luôn có nhu cầu được trau dồi kiến thức, kỹ năng chuyên môn để có cơ hội thăng tiến trong công việc và có định hướng nghề nghiệp cụ thể. Tuy nhiên, một số các doanh nghiệp lại chưa ứng dụng các chương trình đào tạo nội bộ để giải quyết yêu cầu này của nhân viên. Điều này cũng ảnh hưởng ít nhiều đến vấn đề nghỉ việc.

Đặc biệt là đối với các nhân viên mới làm việc, khi không có các chương trình đào tạo cơ bản, nhân viên sẽ không có những kiến thức cơ bản về sản phẩm của công ty, không biết bắt đầu làm việc như thế nào và càng khó khăn trong việc hòa nhập với môi trường mới. Khi đó họ sẽ cảm thấy rằng nếu không có cơ hội hoàn thành mục tiêu nghề nghiệp tại môi trường làm việc này thời gian họ gắn bó với công ty là rất ngắn.  

5. Không tìm thấy cơ hội thăng tiến

Những nhân viên có năng lực thật sự không chỉ đi làm vì tiền lương mà còn vì họ có sự yêu thích, đam mê với lĩnh vực công việc ấy. Họ luôn vạch ra sẵn cho mình những lộ trình thăng tiến và thường xuyên tìm tòi nắm bắt các cơ hội phát triển cá nhân. Nếu như vị trí công việc đang đảm nhiệm không tạo ra cơ hội thăng tiến trong sự nghiệp và khiến họ bị kìm chân tại chỗ thì sẽ gây ảnh hưởng lớn đến con đường sự nghiệp riêng của cá nhân.

6. Nhân viên không được công nhận

Những kết quả làm việc tốt, sự cố gắng để đạt được thành tựu cao trong công việc nếu như không được cấp trên công nhận thì sẽ rất dễ khiến cho nhân viên mất đi động lực phấn đấu. Nhiều nhà quản lý có thói quen đánh giá kết quả của một dự án dựa trên việc hoàn thành tiến độ công việc mà ít quan tâm đến những công sức làm việc của cá nhân đã tạo ra kết quả đó.

7. Môi trường và công việc không như mong đợi

Làm việc trong một môi trường với không gian làm việc nhỏ, thiếu các cơ sở vật chất phục vụ công việc. Trong quá trình làm việc, nhân viên không được tôn trọng, không được chủ động do sếp nắm quyền quá nhiều, nhân viên bị áp lực do quá nhiều đầu công việc được giao, xuất hiện các mâu thuẫn trong mối quan hệ với đồng nghiệp, cấp trên,… Tất cả những nguyên do trên đền khiến cho nhân viên bị ảnh hưởng đến tinh thần làm việc, chán nản và nhanh chóng bỏ việc.

 

>> Làm sao để thay đổi thái độ tiêu cực của nhân viên?

>> Các yếu tố quản lý hiệu suất dựa trên năng lực

8. Vì công việc quá áp lực, căng thẳng

Nhiều nhà quản lý giao việc cho nhân viên nhưng không có cách phân bổ, giao việc không phù hợp với chuyên môn, không đúng người đúng việc dẫn tới việc nhân viên bị quá tải trong công việc. Khi được sếp tín nhiệm giao việc, nhiều nhân viên lúc đầu sẽ cảm thấy được tín nhiệm, tự hào và có nỗ lực để cố gắng hoàn thành công việc tốt nhất, nhưng về lâu dài, nhân viên sẽ rất dễ rơi vào tình trạng căng thẳng, mất cân bằng trong cuộc sống vì quan tâm quá nhiều đến công việc và họ sẽ có những suy nghĩ tiêu cực đi đến thôi việc. 

Đăng ký dùng thử nền tảng đào tạo AcaBiz