Làm gì khi nhân viên tốt trở nên yếu kém? là một trong những từ khóa được rất nhiều người tìm kiếm trong thời gian gần đây. Nếu nhân viên ưu tú của bạn bỗng dưng làm việc kém hiệu quả, thậm chí rơi vào trạng thái chán nản, thì bạn hãy tham khảo ngay bài viết dưới đây của Acabiz để có được câu trả lời cho thỏa đáng cho thắc mắc trên.
Tự hỏi chính bản thân
Tất cả nhân viên hầu hết đều hiểu về những gì họ đang được mong đợi, nên khi bạn thấy điều này chưa được rõ ràng thì có thể nhân viên đó không nhận ra mình làm việc kém. Chính vì vậy, trước khi tiếp cận họ, bạn hãy tự hỏi chính mình xem tất cả các nhân viên đã hiểu rõ những gì mà bạn đang mong đợi chưa?
Khi nhân viên tốt trở nên yếu kém bạn nên tự hỏi chính bản thân
Từ đó, bạn sẽ trả lời được các câu hỏi như: họ có biết hậu quả khi làm việc xuống dốc? họ có được đào tạo thường xuyên để nâng cao kỹ năng chuyên môn hay không? họ có biết bản thân họ đang bị đánh giá thấp không?... Nếu bạn cảm thấy họ không nhận thức được những thất bại về hiệu suất của mình thì bạn nên giúp họ nhìn nhận lại vấn đề.
>> “Bỏ túi” các cách quản lý nhân viên bán thời gian
>> Cách chọn người cho doanh nghiệp mới chuẩn nhất
Không nên đối đầu với nhân viên
Khi nhân viên tốt trở nên yếu kém việc bạn cần làm là không nên đối đầu với họ. Một cuộc tranh cãi nảy lửa chắc chắn sẽ không giải quyết được vấn đề. Hơn nữa, việc nóng giận còn làm ảnh hưởng xấu đến hình ảnh của bạn trong mắt họ và các nhân viên khác. Chính vì vậy, hãy giữ cho mình một “cái đầu lạnh”, bình tĩnh để xử lý vấn đề.
Tiếp cận nhân viên càng sớm càng tốt
Ngay khi phát hiện vấn đề, bạn nên cố gắng nói chuyện với nhân viên đó càng sớm càng tốt. Bởi nếu bạn không nhanh chóng nói chuyện với họ, thì bạn đã vô tình làm cho họ hiểu nhầm rằng hiệu suất hoặc hành vị này có thể chấp nhận được. Từ đó, tạo ra tiền lệ xấu không chỉ cho cá nhân đó mà còn cho cả các thành viên khác trong nhóm.
Bên cạnh đó, bạn cần nêu được mục đích của việc gặp mặt là tìm ra giải pháp cho vấn đề, thay vì lựa chọn làm nơi để đổ lỗi, trách móc. Hãy vận dụng công thức nghe 80% và nói 20%. Công thức này sẽ giúp cho nhân viên đó cảm thấy họ có giá trị và ảnh hưởng đến sự phát triển của công ty. Đồng thời, đẩy mạnh tinh thần làm việc hiệu quả.
Ngay khi phát hiện vấn đề, bạn nên cố gắng nói chuyện với nhân viên đó càng sớm càng tốt
Cùng nhau tìm ra giải pháp
Bạn hãy thảo luận với nhân viên để cùng nhau tìm ra phương án giải quyết vấn đề. Đây cũng là cách cho nhân viên cơ hội và sửa chữa lỗi lầm, coi đó là động lực để cải thiện bản thân. Khi thực hiện giải pháp, bạn cần phải phác thảo các mục tiêu và hành động cần thiết để có thể đạt được những mục tiêu đã đề ra.
Thay đổi thái độ của nhân viên
Khi nhân viên tốt trở nên yếu kém bạn cần thay đổi thái độ làm việc của họ. Để làm được điều này, bạn hãy xây dựng cuộc nói chuyện dựa trên những thế mạnh của nhân viên đó và nhấn mạnh những điểm tích cực. Ngoài ra, hãy hỏi những câu hỏi buộc họ phải thay đổi thái độ làm việc khi làm việc xuống dốc.
Nhân viên của bạn có thể không nhìn được những điểm tích cực. Cho nên, bạn hãy cho họ cái nhìn khả quan. Việc này sẽ giúp nhân viên đó thấy được tầm quan trọng của họ và việc họ thay đổi thái độ làm việc sẽ mang lại những lợi ích gì cho họ và doanh nghiệp. Chắc chắn, bạn sẽ dễ dàng tìm được lý do để nhân viên đó tin rằng tình huống hiện tại hoàn toàn có thể xoay chuyển được bằng cách thay đổi thái độ làm việc.
Luôn đặt ra thời hạn đánh giá chất lượng công việc
Khi đã giao nhiệm vụ và mục tiêu cho nhân viên làm việc kém, bạn nên nhớ rằng, đừng chỉ thống nhất mục tiêu, thành tích bằng lời nói, mà hãy đề ra thời gian hoàn thành công việc trong một khoảng thời gian nhất định. Điều họ cần làm bây giờ là chứng minh lại năng lực của họ không chỉ với bạn mà còn với các đồng nghiệp khác nữa.
Theo dõi quá trình làm việc sát sao
Khi nhân viên tốt trở nên yếu kém, bạn cần lập ra một bản kế hoạch, lịch trình theo dõi thường xuyên. Mục đích để đánh giá tiến độ làm việc của nhân viên đó và giải quyết được những thách thức có thể xảy ra. Nếu họ hoàn thành nhiệm vụ trong một ngày cụ thể thì chắc chắn họ sẽ hoàn thành nhiệm vụ được giao đúng thời hạn.
Bạn cần theo dõi quá trình làm việc của nhân viên đó một cách sát sao
Công nhận và khen thưởng
Nếu nhân viên đó đang lấy lại được tinh thần làm việc, bạn hãy cho họ biết rằng những cố gắng của họ đều được ghi nhận. Một món quà mang tính cá nhân và chân thành sẽ cho họ thấy bạn đang đánh giá cao sự cố gắng của họ. Đây chính là “liều thuốc” hữu hiệu thúc đẩy sự nỗ lực của nhân viên.
Nhưng nếu nhân viên đó không có động lực hoàn thành công việc và bạn đã “kiệt sức” để kéo họ ra khỏi “vũng bùn” thì đã đến lúc bạn nên để họ ra đi. Bởi việc giữ chân một nhân viên không có tính thần cầu tiến sẽ tác động trực tiếp đến sự phát triển của công ty.
Qua bài viết trên, ACABIZ đã giúp các bạn giải đáp thắc mắc làm gì khi nhân viên tốt trở nên yếu kém. Mong rằng, với những thông tin mà chúng tôi cung cấp, các bạn đã “bỏ túi” được những phương pháp hữu hiệu nhất giải quyết vấn đề này!