Giải đáp thắc mắc: Giữ nhân viên giỏi khó hay dễ?

 

Đối với các nhà lãnh đạo, việc giữ nhân viên giỏi khó hay dễ luôn là câu hỏi khiến họ cảm thấy đau đầu. Vậy, hãy để tư duy đào tạo nhân viên của mình được rộng mở và hữu ích hơn với những kiến thức mà Acabiz chia sẻ dưới đây.

Giữ nhân viên giỏi khó hay dễ?

Thực sự rất khó có câu trả lời cụ thể cho thắc mắc này, bởi việc giữ chân nhân viên có thể khó hoặc dễ tùy thuộc vào khả năng của nhà lãnh đạo/quản lý. Cụ thể, nếu nhà lãnh đạo thấu hiểu nhân viên, biết cách tạo điều kiện để họ phát triển và đáp ứng được những yêu cầu cần thiết của nhân viên thì chắc chắn, việc nhân viên gắn bó với công ty/doanh nghiệp là điều dễ hiểu.

 

Việc giữ chân nhân viên giỏi khó hay dễ sẽ phụ thuộc vào nhà lãnh đạo

Ngược lại, nhà lãnh đạo/quản lý không hiểu nhân viên của mình, thường xuyên cựa quyền, áp đặt công việc, không có sự thấu hiểu và lắng nghe trong công việc thì chắc chắn nhân viên sẽ rời đi để tìm một công việc khác tốt hơn. Do đó, có thể kết luận, việc giữ chân nhân viên còn tùy thuộc vào các yếu tố chủ quan và khách quan từ chính nhà lãnh đạo/quản lý.

Bí quyết giữ chân nhân viên giỏi

Để câu trả lời cho thắc mắc giữ chân nhân viên giỏi khó hay dễ là dễ thì bạn cần có những giải pháp, bí quyết mang tính chuyên nghiệp. Theo đó, bạn có thể áp dụng một số bí quyết dưới đây:

Xây dựng văn hóa giữ chân nhân viên từ đầu

Việc giữ chân nhân viên không phải được thực hiện mang tính đột xuất, khi nhân viên có ý định rời đi thì mới áp dụng giải pháp giữ chân, mà bạn cần xây dựng một văn hóa giữ chân nhân viên ngay từ đầu. Hãy bắt đầu điều này từ khi nhân viên bắt đầu vào làm việc. Do đó, nhà lãnh đạo cần xây dựng hình ảnh, thông điệp, ấn tượng của doanh nghiệp trên thị trường để tạo được sự thu hút và gắn bó về mặt tư tưởng với nhân viên.

>> Tư duy chiến lược nhân lực cho doanh nghiệp vừa và nhỏ

>> Các cách giải quyết bất hòa nhân viên hiệu quả tức thì

Tuy nhiên, cũng cần chú ý đừng áp dụng bài “múa rìu qua mắt thợ”, mà bạn cần có sự nhất quán giữa những điều đã xây dựng với quá trình làm việc thực chất. Có như vậy, nhân viên mới cảm thấy có được sự tin tưởng và gắn bó lâu dài với công ty/doanh nghiệp.

 

Văn hóa giữ chân nhân viên cần được xây dựng mang tính xuyên suốt

Trong quá trình làm việc, nhà quản lý/lãnh đạo cũng cần biết cách sử dụng các công cụ quản lý để nhân viên có thể làm việc hiệu quả và gắn bó lâu dài hơn. Công cụ quản lý ở đây được hiểu là các chế độ đãi ngộ, tiền thưởng, bảo hiểm, kế hoạch tăng lương, cơ hội tập huấn… Các công cụ này cần được thực hiện chính xác, chuyên nghiệp và mang tính minh bạch.

Tạo môi trường làm việc thoải mái

Khi nhắc đến việc giữ chân nhân viên khó hay dễ, để câu trả lời là dễ, nhà lãnh đạo/quản lý cần tạo một môi trường làm việc thoải mái cho nhân viên. Hãy tạo nhân viên môi trường làm việc như ở nhà, và không có tình trạng mỗi ngày đi làm chỉ để chấm công.

Theo nhiều đánh giá, một môi trường làm việc thoải mái là môi trường có sự tương tác và thấu hiểu. Trong đó, nhân viên và sếp không phải là phong cách làm việc ngang hàng nhưng có sự trao đổi, đề bạt ý kiến với nhau. Bên cạnh đó, lãnh đạo cần có sự thấu hiểu đối với nhân viên của mình. Cần nắm được họ đang gặp khó khăn ở đâu để có cách tháo gỡ, giải quyết phù hợp.

Chú ý đến khởi đầu

Có những nhân viên mà doanh nghiệp rất muốn giữ bởi chính tài năng và thái độ làm việc của họ. Do đó, doanh nghiệp cần gây được ấn tượng với nhân viên ngay từ cái nhìn đầu tiên, đây được gọi là bí quyết chú ý đến sự khởi đầu. Khi nhân viên bắt đầu làm việc, hãy tạo cho họ một khởi đầu thoải mái để họ dễ dàng hòa nhập vào môi trường làm việc hiện tại.

 

Hãy gây được những ấn tượng tốt đẹp với nhân viên ngay từ đầu

Và để làm được điều này thì nhân viên và lãnh đạo cần có sự đối thoại với nhau. Việc cởi mở, thẳng thắn trong quá trình trao đổi với nhau chính là cách hữu hiệu nhất để lãnh đạo và nhân viên có thể tìm được tiếng nói chung.

Qua bài viết trên của Acabiz, chắc chắn bạn đã có câu trả lời thiết thực cho thắc mắc giữ chân nhân viên giỏi khó hay dễ, cũng như các bí quyết để giữ chân nhân viên. Nhà lãnh đạo/quản lý có thể áp dụng để tăng hiệu quả đạt được.

Đăng ký dùng thử nền tảng đào tạo AcaBiz