Điểm danh những dấu hiệu cho thấy nhân viên đang bị quá tải

 

Nếu không nhận biết được những dấu hiệu cho thấy nhân viên đang bị quá tải, sẽ vô tình làm tăng áp lực cho nhân viên. Tình trạng này diễn ra lâu ngày sẽ làm giảm hiệu suất công việc. Trong bài viết dưới đây, ACABIZ sẽ chia sẻ cho các bạn những tín hiệu để nhận biết được nhân viên của mình đang bị quá tải.

Nhân viên thay đổi thái độ

Nếu trước đây nhân viên của bạn là người luôn có thái độ tích cực, vui vẻ mà trong thời gian gần đây họ thường xuyên tỏ ra khó chịu khi làm việc, thì rất có thể họ đang quá căng thẳng vì phải gồng mình làm việc. Thực tế cho thấy, cảm xúc và công việc có mối liên quan với nhau. Chính vì vậy, các nhà quản lý cần phải quan tâm đến những biểu hiện cảm xúc của nhân viên khi họ làm việc.

 

Thay đổi thái độ là một trong những dấu hiệu cho thấy nhân viên đang bị quá tải

Nếu họ tỏ ra lo lắng hoặc lớn tiếng với đồng nghiệp, thậm chí là bật khóc thì bạn cần phải lắng nghe, trấn an tinh thần họ. Đồng thời, cố gắng tìm hiểu nguyên nhân tạo ra những cảm xúc tiêu cực đó.

Không có tinh thần làm việc nhóm

Dấu hiệu cho thấy nhân viên đang bị quá tải đó chính là không có tinh thần làm việc nhóm. Làm việc nhóm là phương pháp hữu hiệu để mọi người cùng nhau thực hiện dự án nhằm nâng cao kết quả công việc và gắn kết các thành viên lại với nhau.

Thế nhưng, đột nhiên có một thành viên trong nhóm tự động tách ra thì rất có thể họ đang chịu nhiều áp lực trong công việc. Cho nên họ không muốn làm việc cùng với các đồng nghiệp khác mà chỉ muốn dành nhiều thời gian để hoàn thành kế hoạch làm việc của mình.

>> 9 cách để nhân viên tận tâm làm việc

>> Làm gì khi nhân viên nhảy việc chưa?

Chất lượng công việc đi xuống

Nếu nhóm của bạn đang thực hiện công việc một cách suôn sẻ và đột nhiên chất lượng công việc lại đi xuống thì có khả năng nhân viên đang bị quá tải. Để khắc phục tình trạng này, bạn hãy thay đổi cách làm việc để nhân viên có động lực và thoải mái hoàn thành các công việc được giao.

Thời gian làm việc nhiều hơn bình thường

Thời gian làm việc trung bình của một nhân viên là 40 giờ/tuần, một vài trường hợp lên đến 50 giờ/tuần. Do đó, nếu nhân viên của bạn làm việc hơn 50 giờ/tuần thì cho thấy họ đang cố gắng hoàn thành công việc. Đây chính là dấu hiệu cho thấy nhân viên đang bị quá tải mà bạn cần phải lưu ý.

 

Khi bị quá tải, nhân viên dành nhiều thời gian làm việc nhiều hơn bình thường

Thường xuyên nghỉ ốm

Khi nhân viên làm việc căng thẳng trong một khoảng thời gian dài, họ sẽ gặp một vài vấn đề đến sức khỏe như mắc các bệnh về đường tiêu hóa, thần kinh, thậm chí là tim mạch. Từ đó, họ không có đủ sức khỏe để làm việc và thường xuyên nghỉ ốm.

Trong trường hợp này, các nhà quản lý nên tạo điều kiện để nhân viên có thể nghỉ trưa dài hơn. Ngoài ra bạn cũng có thể cho họ tham gia một vài hoạt động giải trí, thể thao nhẹ nhàng. Nếu có thể hãy cho họ thư giãn ở một không gian yên tĩnh bên ngoài văn phòng để họ xua tan được áp lực, căng thẳng.

Tỷ lệ nhân viên xin nghỉ việc tăng cao

Hàng năm có một người xin nghỉ việc là chuyện bình thường, nhưng nếu trong một khoảng thời gian ngắn mà có nhiều nhân viên xin nghỉ, đặc biệt là những nhân viên chủ chốt thì bạn cần phải quan tâm về vấn đề này.

Nguyên nhân dẫn đến tình trạng nhiều nhân viên xin nghỉ việc là do họ chịu quá nhiều áp lực công việc và phải dừng hợp tác nhằm giải thoát bản thân. Để giải quyết vấn đề này bạn có thể kéo dài thời gian nghỉ phép cho nhân viên, có chính sách phúc lợi nhiều hơn… Đối với những nhân viên phải thực hiện một số dự án lớn diễn ra trong một khoảng thời gian dài thì hãy bù thêm ngày nghỉ cho họ.

Không làm hài lòng khách hàng

Trong thời gian gần đây, nếu bạn liên tục nhận được khiếu nại từ khách hàng về chất lượng phục vụ của nhân viên, thì có thể đây là dấu hiệu cho thấy nhân viên đang bị quá tải. Với vấn đề này, các nhà quản lý nên trao đổi với nhân viên một cách cởi mở để tìm ra nguyên nhân.

Sau đó, hãy sắp xếp lại thời gian sao cho hợp lý. Việc này sẽ giúp họ giảm bớt gánh nặng trong công việc. Đừng quên đưa ra những kỳ vọng phù hợp với khả năng của nhân viên để họ cố gắng phấn đấu đạt được mục tiêu đó.

 

Không làm hài lòng khách hàng là một tín hiệu chứng tỏ họ đang bị quá tải

Nhân viên né tránh nhận thêm việc

Khi bạn giao thêm việc cho nhân viên nhưng họ né tránh vì không thể thực hiện được bất kỳ công việc nào khác, dù trước đây họ là người đầu tiên xung phong nhận việc. Một số người có thể bình tĩnh từ chối, nhưng cũng có người sẽ thể hiện sự khó chịu trong giọng nói, nét mặt của họ. Đây là tín hiệu cho thấy họ đang bị công việc đè nặng.

Với những thông tin mà chúng tôi chia sẻ, chắc hẳn các bạn đã có thể nhận ra những dấu hiệu cho thấy nhân viên đang bị quá tải rồi đúng không. Hãy “note” ngay những dấu hiệu này lại trước khi mọi chuyện diễn ra tồi tệ hơn.

Đăng ký dùng thử nền tảng đào tạo AcaBiz

DOANH NGHIỆP ANH CHỊ ĐANG GẶP VẤN ĐỀ GÌ?

ĐỂ LẠI THÔNG TIN ĐỂ LÀM BÀI KHẢO SÁT MIỄN PHÍ TỪ CHÚNG TÔI

Khảo sát