Cách giải quyết cạnh tranh trong nội bộ công ty


Có rất nhiều người cho rằng, sống và làm việc trong môi trường cạnh tranh sẽ giúp con người có bản năng ganh đua với người khác. Tuy nhiên, sự cạnh tranh, ganh đua nội bộ lại gây nên những hệ quả nghiêm trọng với tập thể. Trong bài viết dưới đây, chúng tôi chia sẻ cho bạn cách giải quyết cạnh tranh trong nội bộ công ty như thế nào cho hợp lý.

Thu thập quan điểm các bên liên quan

Mâu thuẫn nội bộ là điều khó tránh khỏi đối với nhà quản lý. Nhưng nếu biết cách đối mặt và giải quyết thì sẽ giúp nhà lãnh đạo thể hiện được năng lực quản lý của bản thân.

Cạnh tranh nội bộ có tác hại rất lớn đến sự phát triển của công ty

Thông thường, nhiều nhà quản lý sẽ giải quyết mâu thuẫn ngay khi họ lờ mờ nhận thấy có những cạnh tranh ngầm trong công ty. Họ chấp nhận rằng sẽ rất khó làm vui và hài lòng bất cứ ai, đặc biệt khi nhân viên đang cạnh tranh về lợi ích của mình.

>> Giải đáp: Xây dựng mối quan hệ tốt với nhân viên khó hay dễ

>> Bí quyết kinh doanh: Hãy ủy thác để thành công

Các nhà quản lý cấp cao sẽ thu nhập ý kiến của cả hai bên để tránh việc làm “lố” và dồn hết sai lầm cho một bên, không có tính công bằng. Còn trong trường hợp, nếu không có ai sai nhưng do sự khác biệt về ý kiến thì vẫn có thể nảy sinh hiểu lầm. Lúc này, nhà lãnh đạo sẽ cần ngồi nghe ý kiến, giải thích của cả hai một cách công bằng nhất.

Chính vì thế, phải tìm được gốc rễ của vấn đề thì mới tìm cách giải quyết cạnh tranh trong nội bộ công ty. Hãy là một nhà quản lý công bằng, lắng nghe thật cẩn thận từng ý kiến của các bên mà chưa cần đưa ra bất kỳ phán xét nào. Sau đó, bạn hãy thử đặt địa vị của mình vào từng bên và xem xét hướng giải quyết.

Tìm gốc rễ gây ra cạnh tranh

Sau khi bạn thu thập ý kiến, bạn sẽ dựa trên những ý kiến này để tìm hiểu rõ hơn nguồn gốc của sự cạnh tranh. Để giải quyết vấn đề hiệu quả thì bước này bạn không được phép bỏ qua.

Cạnh tranh trong nội bộ phát sinh từ một điều nhỏ nhặt được tích tụ trong một khoảng thời gian, khi các nhân viên không chịu được sẽ bộc phát, chính vì thế bạn hãy thật sáng suốt đi tìm nguyên nhân chủ đạo gây nên vấn đề. 

Nếu bạn có đủ tiếng nói và được nhân viên tin tưởng tuyệt đối thì bạn có thể yêu cầu thêm thông tin xoay quanh mâu thuẫn và cố gắng xác định nguồn gốc vấn đề càng nhanh càng tốt. Tuy nhiên, bạn cần biết rằng dù là nhà quản lý nhưng cũng không được phép phá vỡ hàng rào ngăn cách cuộc sống riêng tư và trách nhiệm công việc của mỗi nhân viên.

Tìm ra nguồn gốc của việc cạnh tranh giữa các nhân viên 

Thấu hiểu và công bằng với các bên 

Hầu hết các nhân viên không bao giờ có chung suy nghĩ khi lợi ích của họ không được công bằng và nhà quản lý lại thiên vị cho một bên nào đó. Cách giải quyết cạnh tranh trong nội bộ công ty hay nhất đó là bạn cần thấu hiểu các bên.

Ví dụ, cạnh tranh xảy ra giữa hai bên phòng kinh doanh A và kinh doanh B là do sự bất đồng về ý kiến, ganh đua nhau doanh số tháng mới, lúc này bạn cần đứng ra lắng nghe ý kiến các bên đưa ra, giải thích cho họ nghe và hiểu rằng cần cạnh tranh nhau một cạnh lành mạnh và hợp tác để công ty phát triển toàn diện.

Tuy nhiên, ngay cả khi đã hiểu được điều này, “hạ nhiệt” cạnh tranh với đa số bộ phận vẫn là điều rất khó khăn. Do họ đã tích tụ đầy sự cạnh tranh nên chúng ta rất khó lòng dập tắt được “bản năng ganh đua” của mình.

Chỉ ra tác hại của cạnh tranh nội bộ

Sau khi lắng nghe các bên đưa ra lời giải thích, bạn cần chỉ cho họ hiểu rằng, việc họ đang làm sẽ gây tổn thất rất lớn đến sự phát triển của công ty. Ví dụ, phòng kinh doanh và các phòng tài chính, xử lý đơn hàng và phòng vận đơn cạnh tranh doanh số lấy thưởng tháng khiến cho các đơn hàng từ phòng kinh doanh đưa xuống bị chậm trễ hoặc ngưng trệ hợp đồng của công ty. 

Hay bộ phận sản xuất lại cho rằng nhóm kinh doanh tự mình quyết định ý kiến, không làm, theo tiến trình sản xuất để đơn đi nhiều hơn, khiến hiệu suất công việc giảm xuống. Do sự hiểu lầm từ chính trong suy nghĩ này gây nên những cạnh tranh không đáng có.

Bạn cần phân tích cho mọi người hiểu tác hại của việc cạnh tranh

Tổ chức buổi trao đổi

Cách giải quyết cạnh tranh trong nội bộ công ty tiếp theo đó là bạn cần giảm đi sự căng thẳng, hạ nhiệt cạnh tranh không tốt giữa mọi nhân viên xuống bằng Các tổ chức các buổi trao đổi để xoa dịu lòng họ. Không những thế, thông qua buổi trao đổi, các bên sẽ mở lòng trao đổi định hướng phát triển cho nhau, cả hai vạch ra những bước đi quan trọng cho bản thân và giúp đỡ nhau phát triển toàn diện.

Với những chia sẻ trên, chúng tôi tin rằng bạn đã dần vạch ra cho mình cách giải quyết cạnh tranh trong nội bộ công ty một cách thông minh, hiệu quả nhất. Mong rằng bạn sẽ luôn tỉnh táo và linh hoạt để trở thành một nhà lãnh đạo, quản lý thông minh, tài năng giúp công ty phát triển vững mạnh.


 

Đăng ký dùng thử nền tảng đào tạo AcaBiz

DOANH NGHIỆP ANH CHỊ ĐANG GẶP VẤN ĐỀ GÌ?

ĐỂ LẠI THÔNG TIN ĐỂ LÀM BÀI KHẢO SÁT MIỄN PHÍ TỪ CHÚNG TÔI

Khảo sát