CÁC PHƯƠNG PHÁP ĐÁNH GIÁ NHÂN VIÊN HIỆU QUẢ

Thực hiện quy trình đánh giá nhân viên là một trong những nhiệm vụ quan trọng của nhà lãnh đạo trong công tác quản lý nhân viên. Bằng nhiều phương pháp đánh giá khác nhau mà bạn có thể đánh giá được một cách khách quan, chính xác nhất về hiệu quả kế hoạch làm việc của từng cá nhân. Từ đó, nhà quản lý mới có thể kịp thời động viên và phát triển nhân viên tốt hơn.

Để giúp cho các nhà quản lý xây dựng quy trình đánh giá nhân viên hiệu quả, trong bài viết dưới đây hãy cùng Acabiz tìm hiểu  và lựa chọn các phương pháp đánh giá phù hợp với doanh nghiệp của mình.

Đánh giá bằng cách xếp hạng cấp bậc

Một trong những phương pháp đầu tiên đó chính là quy trình xếp hạng cấp bậc nhân viên. Cách thức đơn giản này khá phù hợp cho cách doanh nghiệp có quy mô nhỏ. Do môi trường công ty có ít bộ phận, vị trí công việc rõ ràng và số lượng nhân viên trong công ty rất hạn chế. Nhà quản lý chỉ cần thường xuyên so sánh hiệu quả làm việc giữa các nhân viên với nhau và từ đó đưa ra sự đánh giá xếp hạng theo thứ tự tăng dần từ thấp đến cao, từ người có năng lực yếu kém đến người giỏi nhất hoặc ngược lại. Thực hiện quy trình xếp hạng cấp bậc có thể dựa vào một số những yếu tố như: hiệu quả tuyển dụng, ngân sách tiết kiệm, doanh số,….

Thế nhưng, phương pháp đánh giá nhân viên này không nên áp dụng cho các doanh nghiệp có quy mô lớn do họ có số lượng nhân viên khá lớn kéo theo vị trí công việc cũng được tổ chức một cách phức tạp hơn.

Áp dụng so sánh cặp làm phương thức đánh giá

Để việc đánh giá nhân viên hiệu quả và khách quan hơn, doanh nghiệp có thể áp dụng hình thức so sánh cặp, hay còn gọi là hình thức xếp hạng chéo. Tương tự như xếp hạng cấp bậc, thế nhưng xếp hạng chéo là sự so sánh giữa tất cả các nhân viên với nhau. Do vậy mà việc đánh giá của nhà quản lý sẽ có kết quả chính xác, công bằng hơn cho nhân viên.

Dù phương pháp này đem lại hiệu quả cao nhưng nhà quản lý cũng không nên áp dụng thường xuyên do nó có thể làm ảnh hưởng đến tinh thần làm việc cũng như sự đoàn kết nội bộ trong công ty. Nhân viên có thể sẽ hình thành thói quen ganh đua trong công việc, tìm mọi cách để vượt lên trên đồng nghiệp của mình. Sự ganh đua trong môi trường làm việc nếu đi quá xa giới hạn sẽ dẫn tới những hệ quả xấu cho nền văn hóa doanh nghiệp.

Sử dụng bảng điểm để đánh giá

Thông qua một số tiêu chí cụ thể, nhà quản lý có thể xây dựng một bảng điểm để làm phương pháp đánh giá nhân viên hiệu quả. Các yếu tố có thể là cơ sở đánh giá bảng điểm như: số lượng công việc, tác phong, hiệu quả công việc, cách hành xử, …

Đây là một phương pháp đánh giá nhân viên mang tính cá nhân hóa nhiều hơn là phương pháp xếp hạng cấp bậc. Thông qua phương pháp này, nhà quản lý có thể dễ dàng thấy ngay được kết quả làm việc của nhân viên dựa vào các tiêu chí đã liệt kê chi tiết. Sử dụng bảng điểm để đánh giá phù hợp cho các doanh nghiệp có quy mô vừa lựa chọn áp dụng cho doanh nghiệp mình.

Phương pháp lưu giữ

Bằng phương pháp lưu giữ, nhà quản lý có thể đánh giá nhân viên thông qua những ưu điểm và kết quả tốt mà nhân viên đạt được trong quá trình làm việc hoặc bỏ qua những đầu công việc bình thường và lỗi sai của nhân viên. Các thức đánh giá này sẽ hiệu quả hơn khi nhà quản lý áp dụng nó trong giai đoạn huấn luyện nhân viên của mình.

Đánh giá thông qua quan sát

Phương pháp đánh giá thông qua quan sát thiên về định tính nên sự chính xác có thể là không cao. Phương pháp này thường được áp dụng cho các doanh nghiệp lĩnh vực dịch vụ hơn là công nghiệp. Nhà quản lý sẽ là người đưa ra các tiêu chí, quan điểm để quan sát hành vi và thực hiện đánh giá cách làm việc của nhân viên.

>> Nguyên nhân khiến nhân viên làm việc kém hiệu quả là gì?

>> Những yếu tố tạo nên một dự án đào tạo trực tuyến thành công

Phương pháp MBO

Phương pháp MBO là phương pháp quản trị theo mục tiêu được rất nhiều các doanh nghiệp vừa và lớn áp dụng. Ưu điểm của phương pháp đánh giá nhân viên này là đảm bảo tiến độ thực hiện mục tiêu then chốt của doanh nghiệp. Và để hoàn thành mục tiêu với kết quả tốt nhất thì giữa nhà quản lý và nhân viên luôn có sự hỗ trợ lẫn nhau trong công việc chung. Thế nhưng, phương pháp này cũng bộc lộ một hạn chế lớn đó chính là trách nhiệm công việc phụ thuộc chủ yếu vào nhà quản lý.

Đánh giá qua hiệu suất KPI

KPI với tên gọi đầy đủ là Key Performance Indicator được dịch ra tiếng Việt là chỉ số hiệu suất cốt yếu của một đối tượng tương ứng. Chỉ số KPI có thể sử dụng để đo lường hiệu quả thành công của một dự án, công việc hoặc năng lực của một cá nhân, bộ phận. Tóm lại, KPI là một công cụ quản lý công việc rõ ràng giúp cho nhà quản lý dễ dàng phân tích, đánh giá các kết quả hoàn thành mục tiêu mà mình đặt ra cho nhân viên.

KPI là phương pháp đánh giá nhân viên hiệu quả và phổ biến hiện nay, KPI có thể ứng dụng đa dạng trong nhiều lĩnh vực khác nhau và là công cụ làm việc hữu ích giúp doanh nghiệp khảo sát, phân tích, đo lường hiệu quả kinh doanh cũng như năng lực làm việc của cấp dưới.

Acabiz hy vọng rằng những thông tin hữu ích trong bài viết trên đây sẽ giúp cho đội ngũ quản lý doanh nghiệp sẽ có sự tham khảo và lựa chọn sử dụng phương pháp đánh giá nhân viên phù hợp và đạt hiệu quả cao.

Đăng ký dùng thử nền tảng đào tạo AcaBiz

DOANH NGHIỆP ANH CHỊ ĐANG GẶP VẤN ĐỀ GÌ?

ĐỂ LẠI THÔNG TIN ĐỂ LÀM BÀI KHẢO SÁT MIỄN PHÍ TỪ CHÚNG TÔI

Khảo sát