4 YẾU TỐ THEN CHỐT ĐỂ XÂY DỰNG KHUNG NĂNG LỰC CHUẨN XÁC CHO DOANH NGHIỆP

Khung năng lực được xem là cơ sở, quy chuẩn thiết yếu trong mỗi doanh nghiệp. Dựa vào khung năng lực, nhà quản trị có thể định hình được các năng lực cốt lõi của nhân sự cần có để đảm nhiệm các công việc cũng như hoàn thành tốt các nhiệm vụ được cấp trên giao phó.

Những năng lực cốt lõi mà nhân sự phải có cho mình đó là tổng hợp của tất cả các kỹ năng môn, kiến thức thiêt yếu và hành vi cơ bản để thực hiện những hoạt động mà doanh nghiệp kỳ vọng. Do đó, để xây dựng khung năng lực chuẩn xác áp dụng đội ngũ nhân sự của mình, doanh nghiệp cần nắm rõ 4 yếu tố then chốt được liệt kê trong bài viết dưới đây.

Trước tiên, chúng ta phải xác định rõ ràng khái niệm khung năng lực là gì? Khung năng lực là bao gồm toàn bộ các kiến thức, kỹ năng, thái độ mà nhân viên phải có để hoàn thành tốt các nhiệm vụ, công việc của mình. Dựa vào khung năng lực, nhà quản lý sẽ thực hiện đánh giá nhân viên theo thang điểm từ kém đến xuất sắc và có thể khung năng lực được chia thành 3 nhóm sau:

- Năng lực cốt lõi: những năng lực chung thiết yếu nhất mà mọi vị trí, phòng ban trong tổ chức cần có, năng lực cốt lõi phải phù hợp với giá trị cốt lõi và chiến lược phát triển của tổ chức.

- Năng lực chuyên môn: là năng lực để hoàn thành tốt công việc trong phạm vi một lĩnh vực cụ thể nào đó.

- Năng lực quản lý: nhóm năng lực có nhiệm vụ phân biệt các cấp bậc trong tổ chức. Ví dụ: chức vụ trưởng phòng cần trang bị cho mình kỹ năng lãnh đạo, điều phối, tổ chức, …

Khung năng lực chính là quy chuẩn cụ thể để nhà quản lý, lãnh đạo doanh nghiệp thực hiện quy trình đánh giá nhân viên một cách chi tiết và chuẩn xác nhất. Từ đó đề ra những định hướng chiến lược phát triển mới, xây dựng các kế hoạch đào tạo nội bộ giúp nhân viên trau dồi kiến thức, kỹ năng chuyên môn phục vụ công việc đạt năng suất cao hơn.

>> 5 bước hỗ trợ doanh nghiệp xây dựng khung năng lực phù hợp

>> Ứng dụng của khung năng lực trong doanh nghiệp

4 yếu tố chính để xây dựng khung năng lực chuẩn

1. Doanh nghiệp phải sở hữu mô hình kinh doanh

Trong hoạt động tổ chức, doanh nghiệp cần đảm bảo thực hiện thật tốt vai trò nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh, duy trì tạo ra lợi nhuận cho tổ chức. Phòng ban Quản trị nhân sự cũng phải có trách nhiệm chính hỗ trợ cho doanh nghiệp có thể gia tăng thêm giá trị, thực hiện chiến lược phát triển chung của toàn công ty trong mọi trường hợp. Đồng thời ban quản trị nhân sự cũng đóng vai trò là người hỗ trợ và truyền thông mạnh mẽ trong nội bộ doanh nghiệp.

2. Giá trị chung của lãnh đạo doanh nghiệp được thể hiện ở mô hình kinh doanh

Để xây dựng khung năng lực chuẩn cần có sự tham gia đóng góp phần lớn của các nhà lãnh đạo có vị trí chủ chốt trong doanh nghiệp. Các nhóm năng lực được hình thành dựa trên niềm tin chung sâu sắc từ ban quản trị cấp cao trong doah nghiệp. Trong quy trình xây dựng khung năng lực cho nhân viên, nhà lãnh đạo phải đảm bảo sự thống nhất về các tiêu chuẩn kiến thức, kỹ năng, hàng vi đúng đắn, đồng thời đóng vai trò đi đầu trong việc mô hình hóa các năng lực hành vi cốt lõi.

3. Xác định rõ ràng những định nghĩa về hành vi trong khung năng lực

Xác định rõ ràng những hành vị, kiến thức, kỹ năng tiêu chuẩn trong khung năng lực là yếu tố không thể thiếu. Nhiệm vụ của ban quản trị doanh nghiệp là phải cụ thể hóa tất cả các hành vi, kiến thức, kỹ năng của từng vị trí trong khung năng lực tuy nhiên cần đảm bảo tính dễ hiễu cho nhân sự. Từ đó, khung năng lực có thể được đơn giản hóa trong cách thức thực hiện và đạt được hiệu quả cao như mong đợi.

Sau khi xác định rõ ràng các hành vi trong khung năng lực, bước tiếp theo doanh nghiệp cần triển khai là xây dựng lộ trình chi tiết để đưa khung năng lực vào áp dụng thực tế trong mọi hoạt động của doanh nghiệp. Khung năng lực sẽ phát huy vai trò hiệu quả nhất khi trở thành cơ sở quan trọng cho tất cả các hoạt động từ tuyển dụng nhân viên mới, đánh giá nhân sự, xây dựng quy trình đào tạo nội bộ, phân công nguồn lực, quyết định thăng chức, …

4. Khung năng lực phải được xây dựng theo lộ trình thích hợp

Hoạt động triển khai khung năng lực cần có sự tham gia, đồng lòng hợp tác từ toàn bộ các thành viên trong doanh nghiệp. Chính vì vậy mà dù quy trình xây dựng khung năng lực có khó khăn, phức tạp và có đôi phần cứng nhắc thì ban quản trị cũng nên cân nhắc lựa chọn cách thức thực hiện sao cho đơn giản và thú vị. Đặc biệt, công ty cần chú ý đến việc hạn chế tạo áp lực và tâm lý nặng nề cho nhân viên khiến cho họ bị giảm sút tinh thần làm ảnh hưởng trực tiếp tới hiệu quả công việc.

Xây dựng khung năng lực trong doanh nghiệp nếu đảm bảo xác định rõ ràng 4 yếu tố trên thì khung năng lực mới có thể phát huy hết tính hiệu quả của nó. Bên cạnh đó, để mô hình này có thể duy trì lâu dài cần có sự thống nhất và tiếng nói chung từ tất cả các thành viên của tổ chức, đặc biệt là đội ngũ lãnh đạo.

Là phần mềm đào tạo nhân sự trực tuyến, Acabiz không chỉ tập trung vào LMS, kho content đa dạng mà còn chú trọng vào KHUNG NĂNG LỰC để hỗ trợ doanh nghiệp trong việc:

- Tuyển dụng đội ngũ nhân sự

- Đào tạo nhân sự

- Đánh giá và xây dựng chế độ đãi ngộ nhân viên phù hợp

➡️  Acabiz giúp doanh nghiệp xây dựng khung năng lực như thế nào?

- Chuẩn hóa hệ thống các chức danh

- Xác định những năng lực cần có

- Sắp xếp năng lực cho từng vị trí

- Đánh giá cho từng vị trí

Một số hình ảnh minh họa khung năng lực trên Acabiz.

Khung năng lực cập nhật chức danh trên Acabiz
Đánh giá khung năng lực cho từng vị trí nhân viên tỏng từng bộ phận
Báo cáo đánh giá năng lực trên Acabiz

Với khung năng lực rõ ràng, chi tiết, Acabiz giúp bộ phận nhân sự xây dựng được chương trình phát triển năng lực cho mỗi nhân viên để giúp họ đạt được hiệu suất và mục tiêu trong công việc. Tính năng này còn được tích hợp trên nền tảng LMS của Acabiz càng giúp doanh nghiệp dễ dàng theo dõi và quản lý.

Đăng ký Acabiz ngay để trải nghiệm và áp dụng khung năng lực cho doanh nghiệp của bạn!

Đăng ký dùng thử nền tảng đào tạo AcaBiz

DOANH NGHIỆP ANH CHỊ ĐANG GẶP VẤN ĐỀ GÌ?

ĐỂ LẠI THÔNG TIN ĐỂ LÀM BÀI KHẢO SÁT MIỄN PHÍ TỪ CHÚNG TÔI

Khảo sát