19 KHUNG NĂNG LỰC CÔNG CHỨC ĐƯỢC ÁP DỤNG TỪ NĂM 2021

Đề án thực hiện thống nhất việc kiểm định chất lượng đầu vào công chức được dự thảo bởi Bộ Nội vụ trong năm 2021 xác định rõ cơ sở kiểm định từ 19 khung năng lực cơ bản. Những khung năng lực này được xây dựng dựa trên cơ sở khoa học và thực tiễn việc thực thi công việc của một công chức. Đây cũng được đánh giá là một công cụ quản lý nhân sự hiệu quả, góp phần vào xây dựng bộ máy hành chính chuyên nghiệp, phục vụ nhân dân và doanh nghiệp tốt hơn.

Sau đây là 19 khung năng lực công chức sẽ được áp dụng cho toàn bộ cơ quan nhà nước từ trung ướng đến địa phương, đồng thời thuộc các lĩnh vực nghề nghiệp khác nhau trong năm 2021.Những khung năng lực này được phân chia cụ thể thành 3 nhóm chính: năng lực cốt lõi, năng lực chuyên môn/kỹ thuật và năng lực quản lý.

NĂNG LỰC CỐT LÕI

1. Nhận thức chính trị, pháp lý

Công chức Nhà nước bắt buộc phải hiểu rõ và tuân thủ mọi chủ trương, đường lối mà Đảng và Nhà nước đã đề ra trong quá trình làm việc và thực thi nhiệm vụ. Năng lực nhận thức chính trị, pháp lý là một trong những yêu cầu cơ bản đối với công chức.

2. Nhận thức trách nhiệm trong thực thi công vụ và định hướng phục vụ công dân

Năng lực này đánh giá kiến thức và mức độ hiểu biết của công chức trong việc làm thế nào để hoàn thành nhiệm vụ được giao cũng như ý thức được vai trò của mình trong việc thực hiện nhiệm vụ. Nhân viên thể hiện năng lực này tốt nhất là khi họ có thể hoàn thành công việc theo đúng thời hạn được giao và có trách nhiệm giải trình tiến độ, chất lượng công việc.

3. Năng lực giao tiếp

Công chức cần thành thạo khả năng giao tiếp để phát huy hiệu quả công việc tốt nhất. Điều này thể hiện ở khả năng nói rõ ràng, biết lắng nghe, thể hiện sự tôn trọng khi phản hòi và xác định kênh giao tiếp phù hợp với từng đối tượng làm việc.

4. Năng lực lập kế hoạch và thực hiện công việc

Năng lực này thể hiện ở cách làm việc khoa học mà công chức tự lên kế hoạch: mức độ công việc được ưu tiên làm trước, bố trí phân công công việc phù hợp với đối tượng, theo dõi và đánh giá tiến độ công việc để đưa ra giải pháp điều chỉnh khi cần thiết.

5. Năng lực phối hợp làm việc

Năng lực này được đánh giá giống như kỹ năng làm việc nhóm của nhân viên trong các doanh nghiệp. Cụ thể là khả năng làm việc hợp tác, biết cách mở rộng các quan hệ trong và ngoài công vụ.

6. Trau dồi học hỏi và sáng tạo

Năng lực này đòi hỏi đừng cá nhân nhân viên, công chức phải thường xuyên trau dồi kiến thức, học tập và phát triển kỹ năng chuyên môn đồng thời cập nhật sự phát triển đối với lĩnh vực nghề nghiệp của mình. Công chức phải thể hiện sự tích cực của mình trong hoàn thành nhiệm vụ được giao, không ngừng tìm kiếm những giải pháp quan trọng để hoàn thành công việc mà còn là đưa ra các ý tưởng sáng tạo, mới mẻ nhằm thực hiện nhiệm vụ một cách xuất sắc nhất.

7. Nắm bắt xu thế mới của nền công vụ

Nhân viên có thể hiểu và nắm bắt nhanh chóng xu thế và yêu cầu bối cảnh của nền công vụ đặt ra để có thái độ và hành động đúng đắn khi thực hiện nhiệm vụ.

8. Thành thạo công nghệ thông tin

Công chức có thể sử dụng thành thạo máy tính, tin học văn phòng và áp dụng hiệu quả các giải pháp công nghệ vào công việc của mình. Thường xuyên cập nhật các công nghệ thông tin hiện đại nhất và học hỏi những cái mới nhằm tối ưu hóa quy trình làm việc.

9. Thành thạo ngoại ngữ

Đòi hỏi công chức phải biết ít nhất một ngoại ngữ để đáp ứng yêu cầu công việc đặt ra cũng như quy định được nên rõ trong khung năng lực về ngoại ngữ đối với từng vị trí.

NĂNG LỰC CHUYÊN MÔN VÀ KỸ THUẬT

10. Biết vận dụng chuyên môn hiệu quả

Năng lực này thể hiện ở việc công chức có kiến thức chuyên môn vững vàng và biết áp dụng kiến thức vào thực tế công việc một cách thành thạo.

11. Năng lực quản lý trong lĩnh vực chuyên môn

Nhân viên có thể thích ứng nhanh chóng với sự thay đổi trong môi trường, cách thức làm việc. Ngoài ra, biết cách khai thác các ý tưởng sáng tạo, giải pháp công nghệ, kỹ năng chuyên môn sẵn có cho việc ra quyết định, đồng thời xác định các cơ hội tiềm năng trong quá trình làm việc.

12. Định hướng và dẫn dắt chuyên môn

Năng lực được khẳng định ở cách huấn luyện và phát triển đội nhóm, từng cá nhân nhằm hoàn thành tốt mục tiêu chung.

13. Có đạo đức nghề nghiệp

Năng lực cơ bản mà các công chức bắt buộc phải có, thể hiện ở việc tuân thủ đầy đủ các nguyên tắc làm việc, làm theo quy định pháp luật và bảo vệ đạo đức nghề nghiệp.

NĂNG LỰC QUẢN LÝ

14. Xác định tầm nhìn và tư duy chiến lược

Công chức có thể tự đánh giá vai trò của mình đối với việc thực hiện mục tiêu trong tổ chức, đồng thời có thể phát huy tư duy dự đoán sự phát triển của tổ chức và lên kế hoạch thực hiện các mục tiêu chiến lược cho giai đoạn tương lai.

15. Quản lý rủi ro

Năng lực này thể hiện ở khả năng công chức có thể đánh giá tổng quan môi trường làm việc, những yếu tố tác động cả về bên trong và bên ngoài, đồng thời nhanh chóng đề xuất các giải pháp tối ưu nhằm làm giảm thiểu các thiệt hại có thể xảy đến bởi các rủi ro công việc.

16. Khả năng phát hiện và giải quyết vấn đề

Năng lực thể hiện ở cách làm việc chuyên nghiệp, nắm vững vai trò của mình trong tôt chức, có thể ứng phó tốt các tình huống phát sinh trong quá trình làm việc dựa trên cơ sở thông tin, điều kiện sẵn có trong thời điểm đó.

17. Quản lý nguồn lực

Công chức có thể thực hiện tốt nhiệm vụ quản lý tài chính và phi tài chính, kiểm soát chi phí trong khuôn khổ ngân sách được cấp phát và đảm bảo tuân thủ đầy đủ các quy định mà nhà nước đề ra.

18. Xây dựng lòng tin

Năng lực thể hiện ở việc công chức góp phần xây dựng nên một môi trường làm việc cởi mở, thân thiện, thoải mái thể hiện ý kiến cá nhân và củng cố lòng tin tuyệt đối giữa các đồng nghiệp, giữa cấp trên và nhân viên, giữa nhân viên và khách hàng.

19. Nâng cao chất lượng nhân sự

Năng lực đòi hỏi nhà quản lý phải có khả năng phân công nhiệm vụ rõ ràng cho nhân viên cấp dưới, luôn tạo cơ hội tốt nhất cho nhân viên thể hiện năng lực của mình trong công việc, tôn trọng và khuyến khích nhân viên chủ động trau dồi kiến thức, kỹ năng để phát triển sự nghiệp cá nhân.

>> Nguyên tắc thiết kế của khung năng lực là gì?

>> Cách xây dựng khung năng lực trong doanh nghiệp

Khung năng lực cũng là cơ sở quan trọng trong đào tạo nhân sự, giúp doanh nghiệp đánh giá được năng lực của nhân viên ở đâu, còn thiếu gì từ đó xây dựng nội dung đào tạo phù hợp. Là phần mềm đào tạo nhân sự trực tuyến, Acabiz không chỉ tập trung vào LMS, kho content đa dạng mà còn chú trọng vào KHUNG NĂNG LỰC để hỗ trợ doanh nghiệp trong việc:

- Tuyển dụng đội ngũ nhân sự

- Đào tạo nhân sự

- Đánh giá và xây dựng chế độ đãi ngộ nhân viên phù hợp

➡️  Acabiz giúp doanh nghiệp xây dựng khung năng lực như thế nào?

- Chuẩn hóa hệ thống các chức danh

- Xác định những năng lực cần có

- Sắp xếp năng lực cho từng vị trí

- Đánh giá cho từng vị trí

Một số hình ảnh về khung năng lực của Acabiz.

Khung năng lực chi tiết cho từng bộ phận
Báo cáo khung năng lực theo từng học viên
Thư viện khung năng lực mẫu

Với khung năng lực rõ ràng, chi tiết, Acabiz giúp bộ phận nhân sự xây dựng được chương trình phát triển năng lực cho mỗi nhân viên để giúp họ đạt được hiệu suất và mục tiêu trong công việc. Tính năng này còn được tích hợp trên nền tảng LMS của Acabiz càng giúp doanh nghiệp dễ dàng theo dõi và quản lý.

Đăng ký Acabiz ngay để trải nghiệm và áp dụng khung năng lực cho doanh nghiệp của bạn!

Đăng ký dùng thử nền tảng đào tạo AcaBiz

DOANH NGHIỆP ANH CHỊ ĐANG GẶP VẤN ĐỀ GÌ?

ĐỂ LẠI THÔNG TIN ĐỂ LÀM BÀI KHẢO SÁT MIỄN PHÍ TỪ CHÚNG TÔI

Khảo sát