Quy trình bán hàng chuyên nghiệp giúp gia tăng doanh số

Bạn cảm thấy việc bán hàng của mình không tốt, doanh số thu về không cao, thậm chí có những tháng việc kinh doanh của bạn bị thua lỗ. Chính vì thế, bạn cần tìm kiếm cho mình một quy trình bán hàng chuyên nghiệp để gia tăng hiệu quả doanh số hàng tháng.

Quy trình bán hàng chuyên nghiệp như thế nào?

Quy trình bán hàng chuyên nghiệp được hiểu là một trình tự bán hàng, các hoạt động bán hàng được quy định sẵn trong mỗi doanh nghiệp dựa theo tính chất bắt buộc, nhằm đáp ứng những mục tiêu cụ thể của hoạt động bán hàng được hiệu quả hơn.

Quy trình bán hàng cần sự chuyên nghiệp và hiệu quả 

Nhìn chung, mỗi doanh nghiệp sẽ có sơ đồ quy trình bán hàng riêng cho mình. Tùy thuộc vào quy mô, loại hình kinh doanh mà mỗi công ty sẽ có một cách bán khác nhau. Nhưng nhìn chung thì nó vẫn đi theo các bước:

- Chuẩn bị

- Tìm kiếm khách hàng tiềm năng

- Tiếp cận khách hàng

- Trình bày sản phẩm

- Báo giá khách hàng

- Chốt sale

- Chăm sóc khách hàng

>> Quy trình bán hàng online lên đơn ầm ầm

     Tiết lộ cách làm việc hiệu quả mỗi ngày

Quy trình bán hàng chuyên nghiệp

Chuẩn bị kế hoạch và mục tiêu chỉ tiêu

Trước khi lên một quy trình bán chuyên nghiệp, chúng ta cần chuẩn bị một quy trình bán hàng mang tính tổng thể và đúng chuẩn. Bất kỳ ngành nghề nào cũng vậy, công việc nào cũng thế, nếu bạn chuẩn bị thật cẩn thận sẽ lường trước cho mình những thất bại để đưa ra trước phương án giải quyết hiệu quả. Để lên được kế hoạch cụ thể cho việc bán hàng và xác định rõ được mục tiêu bán hàng của doanh nghiệp, bạn cần tìm đầy đủ các thông tin sau đâu:

- Mặt hàng bán: Mặt hàng công ty bạn bán là sản phẩm hay dịch vụ, nó là sản phẩm tiêu dùng hay sản phẩm chức năng. Hình thức của nó như thế nào, các ưu điểm hay công dụng của nó mang lại cho người tiêu dùng.

- Đối tượng người mua là ai: Bạn cần nắm rõ đặc điểm, đối tượng, hành vi, tính cách của nhóm đối tượng mua để từ đó có những điều chỉnh hình thức xây dựng sản phẩm một cách hợp lý. Việc quan sát này có thể thông qua thực tế điều tra qua mạng xã hội và phân tích rõ đối thủ cạnh tranh.

- Chuẩn bị hồ sơ bán hàng chi tiết: Hồ sơ bán bao gồm báo giá, giấy giới thiệu, hình ảnh hàng mẫu, thông tin liên hệ.

- Thời gian: Thời gian bán hàng cụ thể, địa điểm tiếp cận hợp lý, nội dung trao đổi, trang phục lịch sự và kỹ năng bán hàng chuyên nghiệp.

Xác định chính xác thông tin và kế hoạch bán sản phẩm

Tìm kiếm khách hàng tiềm năng

Bước tiếp theo trong quy trình bán hàng chuyên nghiệp là công ty cần thiết lập  một danh sách khách hàng tiềm năng, loại bỏ những khách hàng không phù hợp  hoặc không có triển vọng. Ở bước này, bạn cần cố gắng xác định rõ thị trường mà sản phẩm sẽ tập trung bán.

Tiếp cận khách hàng

Sau khi tìm kiếm được một tập khách hàng tiềm năng thì bạn cần chuyển sang bước tiếp cận khách hàng. Đây là một trong những giai đoạn khó khăn để biết được nhu cầu chính của khách hàng là gì và đánh giá được khách hàng muốn mua gì.

Dù bạn bán hàng online hay bán hàng trực tiếp thì đây là một giai đoạn không thể bỏ qua nếu như muốn nâng cao doanh số. Ví dụ, nhân viên bán hàng có thể tìm hiểu đầy đủ thông tin về đối tượng, đề ra mục tiêu của cuộc trao đổi và thuyết phục khách hàng tin dùng sản phẩm. Khi bạn đã thành công trong việc gây ấn tượng tốt với người mua thì xem như bạn đã thành công được 50% và các bước còn lại trở nên “dịu dàng” hơn.

Giới thiệu sản phẩm

Khách hàng đã dành quỹ thời gian quý báu của họ cho bạn để giới thiệu sản phẩm. Chính vì thế, bạn đừng nên biến 10 phút đó thành một buổi thuyết trình, trình bày sản phẩm. Hãy cố gắng mang tới cho khách hàng những giá trị lợi ích liên quan tới sản phẩm/dịch vụ thay vì bạn chỉ nói tới tính năng, đặc trưng, đặc điểm, cấu tạo, màu sắc. Hãy chia sẻ nhiều hơn với khách hàng nhiều về lợi ích mà họ sẽ nhận được khi mua hàng.

Thuyết phục khách hàng mua hàng

Đây là một trong những quy trình bán hàng chuyên nghiệp mà ai cũng cần phải có. Sau khi cung cấp được cho khách những thông tin về sản phẩm thì bạn sẽ đến giai đoạn báo giá/dịch vụ. 

Khi bạn đưa mức giá quá cao thì khách hàng sẽ đưa ra ý kiến phản đối và thái độ để nhằm mục đích được giảm giá hoặc được tặng thêm sản phẩm. Đối với tình huống khách hàng chê giá sản phẩm của bạn quá cao thì hãy giữ một thái độ “lấy cương thắng nhu” không cứng quá cũng không mềm quá. Thái độ tốt sẽ giúp bạn có thêm những tác động tích cực tới khách hàng khi đưa ra quyết định. Nếu khuôn mặt tỏ ra thái độ nghi ngờ hay giấu diếm về sản phẩm thì chắc chắn bạn đang đánh mất cơ hội chốt đơn

Chốt đơn

Thuyết phục khách hàng thành công thì việc bạn ký được hợp đồng và lên đơn là điều nắm chắc trong tay. Tuy nhiên, bạn cũng đừng đắc ý vì chốt đơn bởi vì có rất nhiều trường hợp bị hủy đơn.

Chốt đơn không có nghĩa là bạn đã thành công trong việc bán hàng

Chăm sóc khách hàng sau bán

Quy trình chăm sóc khách hàng sau bán là một bước rất quan trọng. Dù bạn hoàn thành đơn hàng nhưng cũng đừng bao giờ bỏ qua bước này. Bước này, sẽ giúp bạn duy trì mối quan hệ làm ăn lâu dài với những khách hàng thân thiết.

Trên đây là các bước khá cơ bản trong một quy trình bán hàng chuyên nghiệp  mà hầu hết các doanh nghiệp, công ty đang áp dụng. Với những chia sẻ trên, hy vọng rằng các bạn sẽ có thêm cho mình những kinh nghiệm bán hàng hiệu quả và thành công.

Đăng ký dùng thử nền tảng đào tạo AcaBiz

DOANH NGHIỆP ANH CHỊ ĐANG GẶP VẤN ĐỀ GÌ?

ĐỂ LẠI THÔNG TIN ĐỂ LÀM BÀI KHẢO SÁT MIỄN PHÍ TỪ CHÚNG TÔI

Khảo sát