NHỮNG HẠN CHẾ CỦA CÁCH THỨC QUẢN LÝ VI MÔ TRONG DOANH NGHIỆP

Quản lý vi mô là là cách thức để các lãnh đạo, cấp trên giám sát quy trình làm việc của nhân viên một cách chặt chẽ, đảm bảo công việc được thực hiên theo đúng kế hoạch và đạt được hiệu quả cao. Tuy nhiên cách quản lý này của các sếp đã và đang tồn tại nhiều hạn chế nhất định làm ảnh hưởng đến năng suất của nhân viên và bị đánh giá là cách thức làm việc không phù hợp với xu hướng làm việc chủ động, sáng tạo của nhiều doanh nghiệp hiện nay.

Trong bài viết dưới đây, hãy cùng Acabiz tìm hiểu về những bất lợi có thể xảy ra khi bạn áp dụng quản lý vi mô, đồng thời xác định lý do vì sao bạn cần phải tránh và thay đổi cách thức quản lý thích hợp cho nhân viên của mình.

Nhân viên cảm thấy không được tin tưởng

Quản lý vi mô trong môi trường làm việc có thể khiến nhân viên có cảm giác sếp không có lòng tin đối với họ. Một người quản lý nắm hết mọi quyền hành, không cho nhân viên chủ động quyết định công việc và ít lắng nghe ý kiến của nhân viên sẽ làm cho họ nhanh chóng nản chí và nghĩ rằng sếp không công nhận khả năng làm việc của mình. Cách thức quản lý này còn khiến cho nhân viên bị gò bó, không có cơ hội thể hiện bản thân, áp dụng các kiến thức, kỹ năng của mình để tạo ra các giải pháp mới nâng cao hiệu quả công việc. Khi giữa sếp và nhân viên không được kết nối bởi sự tin tưởng thì một là năng suất làm việc của họ sẽ bị giảm, hai là không sớm thì muộn họ cũng xin thôi việc.

Nhân viên thụ động trong công việc

Áp dụng mô hình quản lý vi mô sẽ khiến cho bạn tạo ra một đội ngũ nhân viên thụ động, dựa dẫm trong các công việc và nhiệm vụ được giao. Điều này có thể gây ảnh hưởng đến kết quả công việc của cả đội nhóm và người quản lý sẽ phải làm tất cả mọi việc vì nhân viên của bạn chỉ ngồi chờ đợi bạn “cầm tay chỉ việc” liên tục chứ không chủ động giải quyết phần việc của họ. Bạn nên nhớ rằng, nhân viên được tuyển dụng là do họ có trình độ, kỹ năng chuyên môn, đáp ứng được yêu cầu làm việc của doanh nghiệp, chính vì thế mà quản lý vi mô quá nhiều còn khiến cho nhân viên bị “mài mòn” kiến thức, uổng phí kỹ năng làm việc mà họ có thể trau dồi và phát triển trong quá trình làm việc. Tạo cho nhân viên một môi trường làm việc chủ động và có thể thỏa sức sáng tạo sẽ giúp cho nhân viên thoải mái thể hiện bản thân và đưa ra những ý kiến cực hay ho hay những giải pháp giải quyết công việc hiệu quả.

Không có động lực và tinh thần làm việc

Gạt bỏ ý kiến và cách làm việc của nhân viên trong công việc vô hình chung nhà quản lý đã gạt bỏ quyền tự chủ của cá nhân họ. Việc không được đưa ra các quyết định và thể hiện chuyên môn sẽ kiến cho nhân viên dần mất tinh thần làm việc, họ sẽ không còn muốn đầu tư thời gian và chất xám cho công việc, dẫn tới cách làm việc hời hợt, không có động lực tạo ra kết quả nào đó. Quản lý vi mô sẽ giới hạn khả năng của nhân viên, họ sẽ ngừng cố gắng và không còn nhiệt tình làm việc như trước nữa.

>> Làm thế nào để tạo động lực cho nhân viên?

>> 3 sai lầm nghề nghiệp bất cứ ai cũng gặp phải

Tăng cao tỉ lệ nhân viên nghỉ việc

Không chỉ gây ra hạn chế ảnh hưởng đến năng suất làm việc của nhân viên mà quản lý vi mô còn khiến cho tỉ lệ nhân viên xin thôi việc tăng lên đáng kể. Sếp thường xuyên theo dõi, giám sát nhân viên làm việc, kiểm tra tỉ mỉ thậm chí là thực hiện luôn phần công việc của nhân viên sẽ khiến cho họ không cảm thấy thoải mái, bị soi mói khi làm việc và không được tôn trọng. Đây cũng chính là lý do buộc nhân viên phải đi đến quyết định nghỉ việc nhanh chóng. Ngoài ra, công ty cũng bị ảnh hưởng do tuyển nhân viên mới quá nhiều, tốn thời gian, chi phí cho việc tuyển dụng cũng như đào tạo nhân viên mới liên tục.

Nhà quản lý tự tạo áp lực cho mình

Đứng trên góc độ của nhà quản lý thì mô hình quản lý vi mô cũng có thể gây ra những áp lực lớn gây tổn hại đến sức khỏe và tinh thần. Thường xuyên giám sát, theo dõi và đánh giá tiến độ công việc của từng nhân viên sẽ khiến bạn một ngày nào đó trở nên kiệt sức, căng thẳng vì quá bận rộn và quá tải trong công việc. Điều này cũng làm cho bạn không còn thời gian dư thừa để làm các công việc, nhiệm vụ khác quan trọng hơn, kéo đó là năng suất làm việc bị giảm sút một cách đáng kể. Hậu quả cuối cùng là chính bạn sẽ có tâm lý sợ công việc và thất bại trong vai trò là một người quản lý.

Quản lý vi mô có thể giúp bạn giám sát công việc của nhân viên tốt hơn nhưng nếu lạm dụng cách thức này trong quy trình làm việc sẽ đem lại những hậu quả không mong muốn được nhắc tới phía trên. Hãy cố gắng trau dồi và học hỏi them các kỹ năng của một nhà quản lý giỏi để bạn có thể xây dựng một đội ngũ nhân viên chất lượng cao, chủ động và nhiệt huyết trong công việc nhé

Đăng ký dùng thử nền tảng đào tạo AcaBiz

DOANH NGHIỆP ANH CHỊ ĐANG GẶP VẤN ĐỀ GÌ?

ĐỂ LẠI THÔNG TIN ĐỂ LÀM BÀI KHẢO SÁT MIỄN PHÍ TỪ CHÚNG TÔI

Khảo sát