LOẠI HÌNH DOANH NGHIỆP LÀ GÌ? CÁC LOẠI HÌNH DOANH NGHIỆP PHỔ BIẾN HIỆN NAY

Để giúp các nhà đầu tư lựa chọn loại hình doanh nghiệp phù hợp với điều kiện của mình, Acabiz xin chia sẻ loại hình doanh nghiệp là gì, các loại hình doanh nghiệp hiện nay để bạn có sự lựa chọn phù hợp nhất.

Theo Luật doanh nghiệp Việt Nam 2014 thì có 4 loại hình doanh nghiệp phổ biến nhất hiện nay là: công ty TNHH một thành viên, công ty TNHH hai thành viên trở lên, Doanh Nghiệp tư nhân và công ty cổ phần Luật doanh nghiệp Việt Nam 2014 cũng quy định rõ tính chất, trách nhiệm, cơ chế hoạt động, cơ cấu tổ chức… của từng loại hình khác nhau. Dưới đây Acabiz xin giới thiệu theo kiến thức, sự hiểu biết  và  kinh nghiệm của riêng mình, hy vọng quý khách hàng có thể phần nào hiểu được bản chất của từng loại hình doanh nghiệp và đưa ra các quyết định lựa chọn loại hình doanh nghiệp và xây dựng hệ thống phù hợp với nguồn lực của mình:

1. CÔNG TY TNHH MỘT THÀNH VIÊN: 

Theo Luật doanh nghiệp 2014 thì:

 -   Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên là loại hình doanh nghiệp do một tổ chức hoặc một cá nhân làm chủ sở hữu (sau đây gọi là chủ sở hữu công ty); chủ sở hữu công ty chịu trách nhiệm về các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác của công ty trong phạm vi số vốn điều lệ của công ty;

-   Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên có tư cách pháp nhân kể từ ngày được cấp Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh;

-   Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên không được quyền phát hành cổ phần;

-   Không được giảm vốn điều lệ;

-   Chủ sở hữu cũng chỉ chịu trách nhiệm hữu hạn trong phần vốn điều lệ đã đăng ký của công ty;

-   Chủ sở hữu có thể là cá nhân hoặc tổ chức, có thể thuê, mướn giám đốc/ tổng giám đốc (Người đại diện theo pháp luật);

-   Đây là loại hình khá phổ biến ở Việt Nam nhờ cơ cấu tổ chức gọn nhẹ, đơn giản phù hợp với  một tổ chức muốn thành lập 1 công ty con, hoặc cá nhân có đủ năng lực tài chính thành lập công ty riêng cho mình; Loại hình này phổ biến với rất nhiều ngành nghề kinh doanh.

>> Làm thế nào để tạo động lực cho nhân viên

>> Bù đắp lỗ hổng kỹ năng mềm cho doanh nghiệp năm 2020

2. DOANH NGHIỆP TƯ NHÂN.

Theo Luật doanh nghiệp 2014 thì:

-   Doanh nghiệp tư nhân là loại hình doanh nghiệp do một cá nhân làm chủ và tự chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình về mọi hoạt động của doanh nghiệp;

-   Doanh nghiệp tư nhân không được phát hành bất kỳ loại chứng khoán nào;

-   Mỗi cá nhân chỉ được quyền thành lập một doanh nghiệp tư nhân;

-   Chủ doanh nghiệp tư nhân có thể trực tiếp hoặc thuê người khác quản lý, điều hành hoạt động kinh doanh;

-   Chủ doanh nghiệp tư nhân là đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp;

-   Doanh nghiệp tư nhân là loại hình doanh nghiệp đơn giản, cơ cấu gọn nhẹ nhất phù hợp nếu một mình bạn bỏ vốn kinh doanh trong thị trường nhỏ. Chủ doanh nghiệp tư nhân  tạo sự tin tưởng cho khách hàng hơn các loại hình khác do quy định “chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình”;

-   Thường các ngành nghề kinh doanh sau:  bán văn phòng phẩm, , bán buôn, bán lẻ vật liệu xây dựng,  Dịch vụ phục vụ cà phê, nước giải khát, bán tạp hóa, , quà lưu niệm, bán buôn, bán lẻ thực phẩm, dịch vụ ăn uống khách hàng thường lựa chọn loại hình doanh nghiệp tư nhân. Tuy nhiên theo luật tất cả các loại hình doanh nghiệp đều có quy định ngành nghề giống nhau.

3. CÔNG TY TNHH HAI THÀNH VIÊN TRỞ LÊN.

Theo Luật doanh nghiệp 2014 thì:

-   Công ty trách nhiệm hữu hạn là loại hình doanh nghiệp có 2 Thành viên trở lên và có thể là tổ chức, cá nhân; số lượng thành viên không vượt quá năm mươi;

-   Thành viên chịu trách nhiệm về các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác của doanh nghiệp trong phạm vi số vốn cam kết góp vào doanh nghiệp; Phần vốn góp của thành viên chỉ được chuyển nhượng theo quy định của Luật này;

-   Công ty trách nhiệm hữu hạn không được quyền phát hành cổ phần;

-   Công ty trách nhiệm hữu hạn có tư cách pháp nhân kể từ ngày được cấp Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh;

-   Công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên có Hội đồng thành viên, Chủ tịch Hội đồng thành viên, Giám đốc hoặc Tổng giám đốc;

-   Được quyền chuyển nhượng phần vốn góp, thay đổi thành viên góp vốn;

-   Đây là loại hình doanh nghiệp phổ biến nhất ở Việt Nam hiện nay, phù hợp với mọi quy mô, lĩnh vực kinh doanh. Nếu bạn muốn hùn với với cá nhân hoặc tổ chức để kinh doanh thì đây là sự lựa chọn thích hợp.

>> Đánh giá hiệu quả đào tạo trong doanh nghiệp

>> 9 kỹ năng mềm cần có của nhân viên kinh doanh

4. CÔNG TY CỔ PHẦN

Theo luật doanh nghiệp năm 2014 thì:

-   Công ty cổ phần là loại hình doanh nghiệp, trong đó: Vốn điều lệ được chia thành nhiều phần bằng nhau gọi là cổ phần; Cổ đông có thể là tổ chức, cá nhân; số lượng cổ đông tối thiểu là ba và không hạn chế số lượng tối đa; Cổ đông chỉ chịu trách nhiệm về các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác của doanh nghiệp trong phạm vi số vốn đã góp vào doanh nghiệp; Cổ đông có quyền tự do chuyển nhượng cổ phần của mình cho người khác, trừ trường hợp quy định tại khoản 3 Điều 81 và khoản 5 Điều 84 của Luật này;

-   Ngay khi được cấp Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh Công ty cổ phần có tư cách pháp nhân;

-   Công ty cổ phần có quyền phát hành chứng khoán các loại để huy động vốn;

-   Công ty cổ phần có Đại hội đồng cổ đông, Hội đồng quản trị và Giám đốc hoặc Tổng giám đốc;

-   Chủ tịch Hội đồng quản trị hoặc Giám đốc hoặc Tổng giám đốc là người đại diện theo pháp luật của công ty được quy định tại Điều lệ công ty;

-   Đây là lựa chọn của đa phần các công ty lớn có ít nhất 3 cá nhân hoặc tổ chức góp vốn trở lên, kinh doanh những ngành nghề đòi hỏi vốn lớn thực hiện loại hình này có thể huy động vốn dễ dàng và từ nhiều nguồn và đối tượng khác nhau, Công ty Cổ phần phù hợp cho tất cả các ngành nghề kinh doanh pháp luật Việt Nam cho phép.

Đăng ký dùng thử nền tảng đào tạo AcaBiz

DOANH NGHIỆP ANH CHỊ ĐANG GẶP VẤN ĐỀ GÌ?

ĐỂ LẠI THÔNG TIN ĐỂ LÀM BÀI KHẢO SÁT MIỄN PHÍ TỪ CHÚNG TÔI

Khảo sát