“Điểm mặt chỉ tên” các rủi ro trong kinh doanh

 

Mọi người thường cho rằng, khi quyết định đầu tư vào một lĩnh vực nào đó họ phải đối mặt với những rủi ro trong kinh doanh. Và nếu rủi ro là vấn đề không thể tránh được thì bạn cần nắm được những rủi ro mà doanh nghiệp có thể gặp phải trong tương lai để có cách xử lý phù hợp nhất. Trong bài viết dưới đây, ACABIZ sẽ bật mí cho các bạn những rủi ro thường gặp.

Rủi ro về tài chính

Một trong những rủi ro kinh doanh mà doanh nghiệp thường gặp phải đó chính là rủi ro về tài chính. Hầu hết các loại rủi ro đều ảnh hưởng đến tài chính, hoặc những chi phí phát sinh, doanh thu bị xuống dốc. Loại rủi ro này phản ánh cụ thể dòng tiền tệ mà doanh nghiệp đang lưu thông, đặc biệt liên quan đến tình trạng tài chính bị tổn thất một cách đột ngột.

 

Một trong những rủi ro kinh doanh mà doanh nghiệp thường gặp phải đó chính là rủi ro về tài chính

Bên cạnh đó, các khoản nợ cũng khiến doanh nghiệp tăng nguy cơ rủi ro tài chính, nhất là những khoản nợ ngắn hạn. Nếu lãi suất đột nhiên tăng, thay vì phải trả 8% thì giờ đây doanh nghiệp sẽ phải trả lên đến 15%. Đây là chi phí phát sinh lớn của doanh nghiệp và được xem là một rủi ro tài chính.

Khi doanh nghiệp của bạn kinh doanh trên phạm vi quốc tế, rủi ro tài chính sẽ tăng lên. Bởi tỷ giá luôn giao động và tổng thu bằng tiền đô la cũng sẽ bị biến động theo. Rủi ro tài chính được đánh giá là một trong những rủi ro nghiêm trọng đối với các doanh nghiệp.

Rủi ro về chiến lược

Một loại rủi ro tiếp theo trong kinh doanh mà chúng ta không thể không nhắc đến đó chính là rủi ro về chiến lược. Muốn thành công doanh nghiệp cần phải có một chiến lược hoàn hảo. Tuy nhiên, mọi việc đều có thể xảy ra và kế hoạch hoàn hảo đôi khi lại trở nên nhàm chán.

Tình trạng này được gọi là rủi ro chiến lược. Có nhiều nguyên nhân tác động đến chiến lược của công ty như: sự thay đổi của công nghệ, nhu cầu của khách hàng thay đổi, chi phí đầu tư trang thiết bị tăng chóng mặt, thay đổi trong quá trình xây dựng hệ thống… Bất kỳ lý do nào cũng sẽ làm ảnh hưởng đến chiến lược. Do đó, để đạt được mục tiêu, doanh nghiệp cần phải đưa ra nhiều cách giải quyết hiệu quả khi có vấn đề xảy ra.

Rủi ro về thị trường

Rủi ro thị trường là một trong những rủi ro kinh doanh mà doanh nghiệp thường xuyên gặp phải. Khi thị trường bị “đóng băng”, doanh nghiệp sẽ đối mặt với việc sản phẩm cung cấp ra thị trường không có người mua, nhất là thị trường bất động sản.

 

Rủi ro về thị trường là một trong những rủi ro nhiều doanh nghiệp thường gặp phải

Một miếng đất hay một ngôi nhà để bán được trong thời gian thị trường ổn định còn mất cả tháng. Và khi thị trường bị “đóng băng” thì miếng đất hoặc căn nhà đó đến một năm có thể vẫn “nằm im tại chỗ”. 

Ví dụ điển hình trong trường hợp này là vào thập niên 90, khi thị trường địa ốc tại California bị “đóng băng”, để bán được một căn nhà, người ta thường phải mất ít nhất 6 tháng.

Rủi ro về uy tín

Dù bạn đang kinh doanh ở bất kỳ lĩnh vực nào thì yếu tố uy tín luôn được xem là yếu tố quan trọng nhất. Cho nên, nếu uy tín của doanh nghiệp bạn bị tổn hại, chắc chắn trong một thời gian ngắn, doanh thu của công ty sẽ tụt dốc một cách chóng mặt. Không những thế, bạn còn phải đối mặt với nhiều hệ lụy khác như nhân viên nghỉ việc.

Nếu gặp phải tình trạng này, doanh nghiệp khó có thể tuyển dụng được nhân sự thay thế. Chắc chắn, sẽ không có một ứng cử viên nào dám một hồ sơ vào một công ty đang chịu nhiều tai tiếng. Ngoài ra, bạn còn phải đối mặt với tình trạng các đối tác không hợp tác cùng bạn nữa.

Rủi ro hoạt động

Rủi ro kinh doanh tiếp theo mà chúng ta có thể kể đến đó là rủi ro hoạt động. Đây là loại rủi ro không mong muốn trong hoạt động thường ngày của công ty. Đó có thể là những vấn đề về lỗi kỹ thuật như mất điện, quy trình sản xuất, hoặc do nhân viên làm sai…

Trong một số trường hợp, rủi ro hoạt động còn nằm ngoài yếu tố kiểm soát của doanh nghiệp, chẳng hạn như: bị cắt điện, thiên tai, trang web bị trục trặc… Bất kỳ lý do gì làm ảnh hưởng đến hoạt động của công ty đều nằm trong phạm vi rủi ro hoạt động.

 

Rủi ro hoạt động là một rủi ro doanh nghiệp có thể phải đối mặt

Cho dù là lý do gì đi chăng nữa thì rủi ro hoạt động cũng ảnh hưởng lớn đến doanh nghiệp của bạn. Rủi ro hoạt động không chỉ làm tổn thất đến chi phí khắc phục sự cố mà còn làm gián đoạn hoạt động của doanh nghiệp. Hậu quả nghiêm trọng nhất của vấn đề này là doanh thu bị tụt giảm, thậm chí làm giảm uy tín của doanh nghiệp.

>> Các cách tuyển dụng hiệu quả mà bạn không nên bỏ qua

Như vậy, trong bài viết trên ACABIZ đã chia sẻ cho các bạn những rủi ro kinh doanh mà doanh nghiệp thường hay gặp phải. Hy vọng rằng, qua bài viết này các bạn đã nắm được nhiều thông tin hữu ích trước khi bắt tay vào kinh doanh một lĩnh vực nào đó.

 

Đăng ký dùng thử nền tảng đào tạo AcaBiz

DOANH NGHIỆP ANH CHỊ ĐANG GẶP VẤN ĐỀ GÌ?

ĐỂ LẠI THÔNG TIN ĐỂ LÀM BÀI KHẢO SÁT MIỄN PHÍ TỪ CHÚNG TÔI

Khảo sát