MUỐN NHÂN VIÊN NỂ PHỤC, NHÀ LÃNH ĐẠO PHẢI LÀM GÌ?

Một nhà quản lý giỏi không chỉ được đánh giá dựa trên năng lực chuyên môn mà còn phụ thuộc vào kỹ năng lãnh đạo của họ có tạo động lực làm việc và khiến cho nhân viên của mình nể phục hay không. Hơn thế nữa, cách thể hiện của nhà quản lý còn ảnh hưởng trực tiếp đến kết quả làm việc chung của toàn đội nhóm, đồng thời liên quan đến sự thành bại của cả một doanh nghiệp.

Vậy những nhà lãnh đạo giỏi sẽ có cách làm việc như thế nào? Nếu bạn đang ngồi ở vị trí của một nhà lãnh đạo, bạn đã biết cách làm thế nào khiến cho nhân viên công nhận và nể phục mình chưa? Hãy cùng Acabiz tìm kiếm câu trả lời trong bài viết dưới đây.

Lãnh đạo phải làm việc nhiều hơn nhân viên

Theo một thống kê thực tế từ Workplace Analytics, những nhà lãnh đạo có tài và khiến nhân viên nể luôn có khoảng thời gian làm việc tối ưu cao hơn hẳn so với những nhân viên thông thường. Và thông qua thống kê này cũng có thể dễ dàng nhận ra một điều rằng, những người có số thời gian làm việc ngoài giờ nhiều hơn sẽ có kết quả công việc vượt trội cùng chỉ số gắn kết cao hơn những người khác. Kết quả khảo sát này đã chứng minh một điều rằng, nếu như nhà quản lý, các cấp lãnh đạo có thời gian làm việc bằng hoặc hơn nhân viên thì sẽ có thể tạo ra sự gắn kết, khiến nhân viên nể phục hơn là những người chỉ xuất hiện 1, 2 tiếng tại văn phòng làm việc mà thôi.

Biết sắp xếp thời gian, bố trí công việc hợp lý

Khi bố trí công việc cho nhân viên, nhiều nhà quản lý thường mắc phải sai lầm khi sắp xếp các đầu việc không cân bằng cho các cá nhân, gây ra trường hợp có nhân viên phải làm nhiều và có những người ít việc hơn. Và điều đó đồng nghĩa với việc, những nhân viên nhiều việc trong đội nhóm sẽ có khả năng gắn kết và nể phục cấp trên của mình thấp hơn rất nhiều. Nguyên nhân dẫn đến sự thiếu gắn kết này là chẳng có một nhân viên nào có thể thoải mái và cảm thấy công bằng khi mình thì còn quá nhiều việc phải giải quyết, trong khi sếp và đồng nghiệp lại thoải mái kết thúc ngày làm việc đúng giờ.

Mặc dù cũng có nhiều nhân viên có năng lực hoặc cá nhân họ tự có trách nhiệm với công việc, thế nhưng nhà quản lý cũng cần phải sắp xếp thời gian và phân công công việc một cách hợp lý cho cả nhóm để không một ai cảm thấy bất công và so bì khối lượng công việc với nhau. Điều này còn giúp gia tăng sự gắn kết của toàn đội nhóm trong quá trình làm việc và tạo ra những kết quả tốt nhất cho công việc chung.

Có khả năng kết nối nhân viên trong công ty

Một cách thể hiện khác của một nhà lãnh đạo giỏi khiến nhân viên nể phục đó chính là khả năng kết nối nhân viên trong công ty, hay còn gọi là khả năng đối nội. Bằng cách tạo ra một môi trường làm việc cởi mở, thân thiện, tạo cơ hội cho nhân viên các phòng ban được trao đổi, phối hợp thực hiện công việc cùng nhau,… vừa tạo động lực giúp cho nhân viên nâng cao năng suất làm việc, vừa là cách làm tăng chỉ số gắn kết giữa các nhân viên với nhau, giữa nhân viên và nhà lãnh đạo. Chính vì thế một nhà lãnh đạo giỏi không chỉ thể hiện ở khả năng đối ngoại mà còn lấy lòng nhân viên của mình từ kỹ năng đối nội xuất sắc nữa.

Luôn duy trì giao tiếp với từng nhân viên

Thực tế hiện nay nhiều nhà lãnh đạo chỉ dành tối đa 30 phút trong 3 tuần làm việc để nói chuyện với từng nhân viên của mình hoặc thậm chí là không có sự trao đổi nào cả. Điều này về lâu dài sẽ khiến cho nhân viên cảm thấy mình không được lãnh đạo quan tâm, những kết quả và sự nỗ lực trong công việc không được ghi nhận, từ đó tạo ra một khoảng cách không nhỏ giữa nhân viên và sếp khiến cho kết quả làm việc đi xuống.

Vậy nên, nếu muốn nhân viên nể phục và có động lực làm việc, nhà quản lý phải thể hiện sự quan tâm và tạo cơ hội giao tiếp thường xuyên hơn với mỗi nhân viên của mình để cải thiện sự gắn kết giữa đôi bên trong công việc chung. Đó có thể là một cuộc họp 1 – 1 trao đổi về tiến độ hoàn thành công việc, những khó khăn mà nhân viên gặp phải, nhân viên có cần sếp hỗ trợ gì không hay là những vấn đề về cuộc sống cá nhân,…

>> Các phương pháp đánh giá hiệu quả công việc

>> Các bước xác định mục tiêu và lập kế hoạch hành động

Là người gắn kết với công việc

Lãnh đạo chính là tấm gương điển hình cho nhân viên noi theo trong cách làm việc. Nếu như nhà lãnh đạo không gắn kết với tập thể, không tâm huyết và dành nhiều thời gian cho công việc thì tất nhiên là nhân viên của họ cũng sẽ có cảm giác chán nản, không có động lực để tạo ra kết quả làm việc tốt nhất. Điều này còn thể hiện đó là những nhà lãnh đạo thất bại, không nhận được sự nể phục của nhân viên.

Ngược lại, nếu như nhà lãnh đạo trong công ty là một người có trách nhiệm với công việc, yêu thích và luôn truyền cảm hứng làm việc cho nhân viên của mình thì chắc chắn sẽ là một tấm gương tốt cho nhân viên noi theo, tạo ra một môi trường làm việc hiệu quả với năng suất cao hơn mong đợi.

Đăng ký dùng thử nền tảng đào tạo AcaBiz

DOANH NGHIỆP ANH CHỊ ĐANG GẶP VẤN ĐỀ GÌ?

ĐỂ LẠI THÔNG TIN ĐỂ LÀM BÀI KHẢO SÁT MIỄN PHÍ TỪ CHÚNG TÔI

Khảo sát