HƯỚNG DẪN CÁCH TẠO OKRS CÁ NHÂN VỚI 6 BƯỚC ĐƠN GIẢN

Phương pháp OKRs để quản trị mục tiêu đang được áp dụng phổ biến trong các tổ chức, doanh nghiệp hiện nay và tạo ra nhiều hiệu quả tích cực. Thực tế cho thấy, phương pháp này hoàn toàn có thể sử dụng để bạn quản lý mục tiêu cá nhân. Tuy nhiên việc thiết lập và thực hiện OKRs cá nhân không phải là nhiệm vụ dễ dàng, yêu cầu bạn phải hiểu rõ phương pháp xây dựng, đồng thời có ý thức kỷ luật tự giác thật tốt.

Vậy đâu là cách để giúp bạn xác lập OKRs cá nhân hiệu quả? Làm thế nào để xây dựng mục tiêu cá nhân gắn liền với các chỉ sổ phù hợp? Theo dõi chi tiết bài viết dưới đây sẽ giúp bạn biết cách tạo OKRs cá nhân vô cùng đơn giản và hiệu quả đấy nhé!

OKRs cá nhân hiệu quả được tạo ra như thế nào?

Bước 1: Thiết lập mục tiêu

Để bắt tay vào triển khai OKRs hiệu quả, bước quan trọng đầu tiên bạn cần phải làm đó là xác định mục tiêu phát triển của cả một quý là gì. Giả sử, trong quý I năm 2021, bạn tự đặt ra mục tiêu cho mình đó là nâng cao trình độ ngoại ngữ bằng cách tham gia một khóa học.

Trong giai đoạn cuối năm, chúng ta luôn có tâm lý thiếu tập trung vào công việc và bị cuốn theo các buổi tụ họp, tổng kết ăn uống với công ty, bạn bè. Chính vì thế, vô tình bạn đã bỏ qua các thói quen tốt đã thực hiện trong cả năm qua như: tập thể dục, ăn uống theo chế độ, ngủ nhiều hơn, uống nhiều rượu bia hơn. Do đó, bạn hoàn toàn có thể thiết lập mục tiêu cho giai đoạn đầu năm mới nhưu tăng cường tập thể dục, quan tâm đến sức khỏe thường xuyên hơn.

Thiết lập mục tiêu O rõ ràng sẽ giúp cho kế hoạch triển khai OKRs cá nhân có định hướng đúng đắn, có lộ trình thích hợp để bạn nhanh chóng đi đến cái đích cuối cùng.

Bước 2: Chuyển đổi mục tiêu sang Objectives

Sau khi xác lập mục tiêu rõ ràng, bước tiếp theo bạn cần làm đó là cụ thể hóa mục tiêu sao cho chi tiết hơn, thiết lập các hoạt động phải làm để hoàn thành mục tiêu đó. Ví dụ như, mục tiêu cốt lõi mà bạn hướng tới trong năm 2021 là nâng cấp bản thân trở thành một phiên bản tốt hơn hiện tại thì việc cụ thể hóa mục tiêu chính là xác định xem đâu là lĩnh vực bạn đang còn yếu và cần cải thiện nhất. Bạn có thể tập trung thay đổi mình trong các lĩnh vực như: tri thức, sức khỏe, lối sống, …

Bước 3: Tạo nháp Key Results

Mục tiêu phải gắn liền với chỉ số, đó là cách thức hoạt động cơ bản của OKRs. Những chỉ số đề là giúp bạn có thể dễ dàng đo lường, đánh giá bản thân đã có sự tiến bộ ra sao. Thông qua KRs, mỗi cá nhân sẽ có cơ sở để xác định mình có hoàn thành mục tiêu đề ra hay chưa? Và cần có những điều chỉnh chỉ số ra sao để đạt được hiệu quả tối ưu.

Xây dựng KRs cần phải bám sát, phù hợp với mục tiêu cùng với việc đảm bảo các tiêu chí về sự rõ ràng, cụ thể và định lượng được. Sự chính xác của KRs chính là thước đo để bạn biết được mình đã đạt được bao nhiêu % tiến độ kết quả chính.

Bước 4: Lý do vì sao bạn cần đạt Key Results

Khi đặt mục tiêu phát triển cá nhân bạn cần phải hiểu được rằng mục tiêu đó đem lại ý nghĩa gì? Đó là một mục tiêu vô nghĩa thì cho dù bạn có hoàn thành mục tiêu thì đó cũng được coi là sự thất bại. Do đó, ngay từ các bước đầu tiên xây dựng OKRs cá nhân, bạn phải nắm rõ lý do vì sao bạn lại muốn đạt được những mục tiêu cùng với các chỉ số KRs này. Điều này không chỉ đem lại những kết quả ý nghĩa cho định hướng phát triển cá nhân lâu dài mà còn tạo động lực để bản thân phấn đấu tạo ra các kết quả tốt hơn mong đợi.

Bước 5: Tìm kiếm người đồng hành

Tạo động lực để hoàn thành OKRs cá nhân là điều quan trọng và một trong những cách giúp bạn tiếp thêm sức mạnh thực hiện các mục tiêu cá nhân thành công đó là tìm kiếm cho mình người đồng hành, người có chung mục tiêu, chí hướng và có thể ở bên cạnh hỗ trợ bạn đạt mục tiêu.

Người bạn chọn đồng hành cùng thực hiện OKRs cá nhân phải là người bạn tin tưởng, quý trọng và không muốn đem lại cho họ sự thất vọng. Từ đó, việc thực hiện mục tiêu mỗi ngày của cả hai sẽ vô cùng thú vị, vui vẻ, nhiều nguồn năng lực và trở thành thói quen hằng ngày.

Bước 6: Thực hiện đánh giá OKRs thường xuyên với người đồng hành

Nếu như mục tiêu bạn đề ra là cải thiện sức khỏe bằng việc chạy bộ 30 phút mỗi ngày cùng người đồng hành thì trong khoảng thời gian thực hiện, bạn và người đồng hành nên thực hiện đánh giá thường xuyên xem các chỉ số bạn đề ra cho kế hoạch luyện tập đã đạt được bao nhiêu %, sức khỏe của bạn đã được cải thiện ở mức độ nào,… Không chỉ ở một ví dụ cụ thể như việc chạy bộ, OKRs cá nhân ở các lĩnh vực học tập, công việc cũng cần thực hiện đánh giá thường xuyên.

Trên đây, Acabiz đã hướng dẫn cho bạn các bước quan trọng để xây dựng thành công OKRs cá nhân. Chúc các bạn thiết lập được cho bạn những OKRs thích hợp, đạt được các mục tiêu cá nhân và tiến xa hơn trong công việc và cuộc sống.

Đăng ký dùng thử nền tảng đào tạo AcaBiz

DOANH NGHIỆP ANH CHỊ ĐANG GẶP VẤN ĐỀ GÌ?

ĐỂ LẠI THÔNG TIN ĐỂ LÀM BÀI KHẢO SÁT MIỄN PHÍ TỪ CHÚNG TÔI

Khảo sát