6 ĐỘNG LỰC CHÍNH TẠI NƠI LÀM VIỆC ĐỂ GIỮ CHÂN NHÂN VIÊN

Nhiều người cho rằng, quyết định nghỉ việc của nhân viên thường tập trung chủ yếu ở một vài lý do phổ biến như: mức lương thấp so với nhiệm vụ công việc họ đảm nhận hay các công ty khác chi trả khoản lương hấp dẫn hơn để thu hút nhân sự về làm việc. Tuy nhiên, theo khảo sát thực tế chỉ ra rằng, 75% nguyên nhân dẫn tới quyết định thôi việc của nhân viên là do tránh nhiệm của nhà quản lý, các giám đốc trực tiếp.

Vậy làm thế nào để giúp doanh nghiệp giải quyết được vấn đề giữ chân nhân viên mà hạn chế tối đa sự tác động trực tiếp từ nhà quản lý? Xây dựng động lực trong môi trường làm việc ra sao để củng cố lòng trung thành của nhân sự và tạo sự hứng thú nâng cao năng suất làm việc của mỗi cá nhân? Cùng Acabiz tìm hiểu chi tiết trong bài viết dưới đây.

6 động lực chính tại nơi làm việc để giữ chân nhân sự

1. Trong quá trình làm việc cần duy trì sự tương tác hai chiều, giữa nhân viên và nhà quản lý. Sự tuonwg tác trao đổi trong công việc hay các vấn đề trong cuộc sống một cách chân thật, nhiệt tình sẽ giúp cải thiện mối quan hệ giữa sếp và nhân viên. Trong các buổi thảo luận cần khuyến khích những nội dung mang tính xây dựng, lời khuyên của nhà quản lý để hỗ trợ nhân viên có thể hoàn thành công việc tốt hơn.

2. Nhà quản lý khi giao việc cho nhân viên cần chú ý đến những nhiệm vụ công việc mang lại sự hứng thú và có sự thử thách để khơi gợi lòng quyết tâm, nỗ lực cố gắng của nhân viên mong muốn hoàn thành nhiệm vụ. Giao nhiệm vụ phải gắn liền với kiểm tra tiến độ và đánh giá mức độ hiệu quả để đưa ra giải pháp thay thế tốt hơn cho quy trình làm việc của nhân viên trong các giai đoạn tiếp theo. Đồng thời, đảm bảo nhân viên có thể chủ động  lên kế hoạch làm việc và tự đánh giá bản thân trong công việc để củng cố năng lực còn thiếu sót, phục vụ công việc tốt hơn.

3. Tạo cơ hội cho nhân viên được tham gia các chương trình đào tạo chuyên môn, kỹ năng làm việc. Doanh nghiệp cũng cần có chế độ thưởng, ghi nhận thành quả cố gắng của nhân sự chăm chí và có sự phát triển trong công việc sau khi tham gia đào tạo.

4. Đối với những nhân viên có năng lực nổi trội, kết quả làm việc ấn tượng, nhà quản lý cũng cần kịp thời công nhận, khen thưởng xứng đáng để tạo động lực cho nhân viên tiếp tục phát huy tinh thần làm việc hiệu quả trong giai đoạn tiếp theo.

5. Xây dựng một môi trường làm việc lý tưởng, cho nhân viên có cơ hội tự quyết định những công việc trong tầm kiểm soát và tư do nêu lên ý kiến, đóng góp các ý tưởng, giải pháp đóng góp cho công việc được thuận lợi hơn. Tránh sự kiểm soát quá nhiều khiến nhân viên cảm thấy bị áp lực khi làm việc.

6. Trách nhiệm của nhà quản lý đó là cần phải cung cấp đầy đủ cho nhân sự những báo cáo định kỳ về kết quả dự án mà họ đang triển khai và những tác động từ những dự án đó đối với tổ chức. Nhờ vào báo cáo chi tiết, nhân sự sẽ biết được vai trò và trách nhiệm của họ đang ở mức độ nào và mình có đang làm việc tốt hay không, tạo ra sự khác biệt mang tính đột phá nào không.

Biện pháp giữ chân nhân viên hiệu quả của nhà quản lý

Nếu như tình trạng nhân sự bỏ việc để tìm cơ hội tốt hơn tại các doanh nghiệp khác đang diễn ra và nguyên nhân chính đó là từ đội ngũ quản lý thì giải pháp cần thiết lúc này đó chính là giúp cho nhân viên có thể kỳ vọng được gì từ nhà quản lý của họ để cải thiện tình hình. Dưới đây là những biện pháp đơn giản để nhà quản lý có thể giữ chân nhân viên hiệu quả:

Bước 1: Nhà quản lý, các trưởng phòng cần có trách nhiệm trong việc giúp nhân viên cảm thấy hài lòng khi làm việc và tạo động lực cho nhân viên có sự cố gắng quyết tâm hoàn thành thật tốt nhiệm vụ được giao. Nhà quản lý cũng phải là người chịu trách nhiệm chính đối với việc đề ra các phương pháp thúc đẩy động lực cho nhân viên, sự thất bại hay thành công trong nhiệm vụ giữ chân nhân viên đều phụ thuộc vào cách thức đo lường tiêu chuẩn của từng cá nhân trong tổ chức.

Bước 2: Phòng nhân sự cần phải triển khai hoạt động đo lường thường xuyên để biết được các nhà quản lý có đang làm tốt trách nhiệm là tạo động lực cho nhân sự nơi làm việc hay không, có thật sự bám sát nhân viên để đảm bảo giữ chân nhân viên hiệu quả hay không. Doanh nghiệp cũng cần có khoản lương trách nhiệm cho nhà quản lý cũng như tỷ lệ thay đổi việc làm ở các nhân sự tiềm năng.

Bước 3: Phòng nhân sự trong doanh nghiệp cũng cần phải có kế hoạch triển khai các công cụ hỗ trợ nhà quản lý đơn giản hóa quy trình đánh giá nhân viên và khả năng tạo động lực cho họ trong quá trình làm việc để đảm bảo có thể giữ chân nhân viên ở lại làm việc dài lâu.

Bước 4: Triển khai các chương trình đào tạo nhân viên với mong muốn giúp họ trang bị đầy đủ các kỹ năng làm việc, tạo động lực lớn giúp nhân viên hoàn thành tốt công việc được giao.

 

>> Chiến lược cạnh tranh là gì?

>> 6 cách lên kế hoạch năm hữu ích cho doanh nghiệp trong năm 2021

Đăng ký dùng thử nền tảng đào tạo AcaBiz