3 quy định làm giảm hiệu suất làm việc của nhân viên

 

3 quy định làm giảm hiệu suất làm việc của nhân viên là gì? Nó gây ra những hậu quả nghiêm trọng nào và cách khắc phục ra sao? Cùng tìm hiểu vấn đề này rõ hơn trong bài viết dưới đây.

Khi nhắc đến 3 quy định làm giảm hiệu suất làm việc của nhân viên, nhiều nhà quản lý thường nắm rất vững điều này. Tuy nhiên, đối với những nhà quản lý non trẻ thì vẫn còn rất mơ hồ về vấn đề này. Thực chất, có 3 quy định của nhà quản lý khiến cho hiệu suất làm việc giảm đi đáng kể, cụ thể như sau:

Áp đặt các quy định mang tính bắt buộc

Nhiều môi trường làm việc thường áp dụng các quy định mang tính bắt buộc hơi có phần hà khắc, đặc biệt là về trang phục. Ví dụ, khi nhân viên diện quần ngắn hoặc đi dép lê thì quản lý tỏ ra không hài lòng và yêu cầu phải ăn mặc lịch sự. Thực tế, quy định này có phần hơi hà khắc và khiến nhân viên không thoải mái, nhất là trong môi trường làm việc cần sự sáng tạo.

>> Lý giải nguyên nhân vì sao nhân viên ngại lên tiếng

       Mách nước 4 cách động viên nhân viên mỗi ngày

Tuy nhiên, quy định về trang phục khi đi làm cũng phải có chừng mực và phù hợp với môi trường làm việc. Ví dụ, trong môi trường làm việc cần sự lịch sự, chỉn chu thì nhân viên cần ăn mặc đúng chuẩn. Còn trong môi trường làm việc có phần thoải mái, sáng tạo hơn hơn thì có thể tư duy mở cho nhân viên, tuy nhiên nó không được quá đà.

 

Những quy định mang tính bắt buộc quá đà có thể ảnh hưởng đến hiệu suất làm việc

Do đó, khi đưa ra những nguyên tắc về quy định mà gây ảnh hưởng đến quan điểm cá nhân của nhân viên thì nhà quản lý cần có sự cân nhắc. Cần phân tích tình hình, môi trường làm việc trước khi đưa ra quy định, thậm chí là cần thông qua ý kiến của nhân viên.

Một nhà quản lý cấp cao Bradberry cũng đã từng đưa ra cảnh bảo khi nhắc đến 3 quy định làm giảm hiệu suất làm việc của nhân viên như sau: “Khi một nhân viên nào đó đi quá giới hạn, sếp trực tiếp của nhân viên ấy cần phải có kỹ năng để giải quyết vấn đề trực tiếp với anh ta. Nếu không, sếp sẽ khiến cho các nhân viên còn lại cảm thấy bất mãn và nuôi ý tưởng chuyển sang làm việc ở nơi khác vì họ cảm thấy rằng sếp không có khả năng giải quyết các vấn đề nhạy cảm một cách hiệu quả và hợp lý”.

Cấm nhân viên vào mạng xã hội khi làm việc

Nhiều sếp đưa ra quan điểm khi làm việc cho nhân viên của mình là không được vào mạng xã hội khi làm việc như: Facebook, Zalo, Instagram… Nghe qua nguyên tắc này thì có phần hợp lý vì nó có thể ảnh hưởng đến hiệu suất công việc. Nhưng thực chất, quy định làm việc này sẽ gây nên những ảnh hưởng tiêu cực đến nhân viên.

Bởi, trong giờ làm việc, nhân viên không được truy cập vào mạng xã hội sẽ khiến họ cảm thấy khó chịu, thậm chí là khó chịu bởi họ cho rằng sếp đang xem mình là một đứa trẻ con. Trong thâm tâm của những người đi làm cho thấy rằng, việc truy cập vào mạng xã hội trong giờ làm không quan trọng bằng việc họ có hoàn thành công việc hay không.

 

Việc cấm nhân viên truy cập vào mạng xã hội sẽ khiến họ cảm thấy không thoải mái

Thực tế, việc nhân viên truy cập vào mạng xã hội trong giờ làm sẽ giúp họ cảm thấy thư giãn và dễ chịu hơn. Điều này sẽ giúp họ tái tạo năng lượng cho não bộ, từ đó tăng hiệu suất làm việc hiệu quả. Như vậy, việc truy cập vào mạng xã hội trong giờ làm không tạo ra hậu quả xấu như nhiều nhà quản lý vẫn thường nghĩ.

Tuy nhiên, việc thực hiện 1 trong 3 quy định làm giảm hiệu suất làm việc của nhân viên này cũng cần có sự chừng mực. Cụ thể, nhà quản lý cần kiểm soát kỹ càng việc nhân viên truy cập vào mạng xã hội để tránh tình trạng bị quá mức, gây ảnh hưởng đến hiệu suất công việc.

Đánh giá nhân viên theo cơ chế bắt buộc

Trong quá trình làm việc, sẽ có từng cơ chế đánh giá nhân viên riêng biệt và nhà quản lý sẽ dựa trên những cơ chế này để đánh giá xem nhân viên hoàn thành công việc tốt hay chưa tốt. Tuy nhiên, trong quá trình đánh giá, nhà quản lý lại thực hiện theo cơ chế bắt buộc, rập khuôn và không tính toán đến những yếu tố ngoại cảnh.

Chính điều này khiến nhà quản lý không đánh giá được toàn bộ năng lực của nhân viên một cách chuẩn xác nhất, gây nên sự bất mãn trong quá trình làm việc. Bên cạnh đó, cũng chính vì sự đánh giá này mà nhân viên cảm thấy bản thân mình như một con số, thậm chí là gây nên những bất an, bất mãn khiến họ lựa chọn cách là nghỉ việc.

 

Việc đánh giá nhân viên không nên đi theo những cơ chế mang tính bắt buộc

Do đó, nhà quản lý cần cân nhắc khi đưa ra đánh giá hiệu quả làm việc. Cụ thể, mọi bước đánh giá cần được thực hiện một cách nghiêm túc và khách quan, đặc biệt phải dựa trên những kết quả thực tế mà nhân viên đã đạt được.

Trên đây là 3 quy định làm giảm hiệu suất làm việc của nhân viên mà nhà quản lý cần chú ý. Việc nắm vững 3 quy định này và hạn chế hoặc loại bỏ chúng sẽ giúp tăng hiệu quả làm việc tốt hơn.

Đăng ký dùng thử nền tảng đào tạo AcaBiz

DOANH NGHIỆP ANH CHỊ ĐANG GẶP VẤN ĐỀ GÌ?

ĐỂ LẠI THÔNG TIN ĐỂ LÀM BÀI KHẢO SÁT MIỄN PHÍ TỪ CHÚNG TÔI

Khảo sát