Những lưu ý khi xây dựng chương trình đào tạo cho doanh nghiệp

Những lưu ý khi xây dựng chương trình đào tạo cho doanh nghiệp là điều mà nhà quản lý cần lưu ý nếu muốn đạt được mục tiêu đào tạo đã đề ra.

Trong bối cảnh chuyển đổi số đang diễn ra cực kỳ mạnh mẽ, hầu hết các doanh nghiệp SMEs hiện chọn đào tạo trực tuyến để nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp. Tuy nhiên, không phải doanh nghiệp nào cũng đạt được thành công như mong muốn. Vậy lý do là gì? Cùng Acabiz tìm hiểu những điều cần chú ý khi xây dựng chương trình đào tạo cho doanh nghiệp qua bài viết dưới đây nhé.

Thiết lập mục tiêu

Thiết lập mục tiêu được coi là một trong những bước vô cùng quan trọng mà bạn không thể bỏ qua. Mục tiêu cần đảm bảo nhiều yếu tố. Nó cũng được xây dựng từ những nghiên cứu, tình hình thực tế. Ví dụ: đối tượng đào tạo là ai? Họ có những đặc điểm chung gì về nhân khẩu học, sở thích? Họ hoạt động trong lĩnh vực chính gì? Các kỹ năng nền tảng mà họ cần phải có.

Những lưu ý khi xây dựng chương trình đào tạo cho doanh nghiệp

Mục tiêu mà doanh nghiệp của bạn muốn đạt được sau chương trình đào tạo này là gì? Bạn muốn giữ chân hay phát triển nguồn nhân lực sẵn có? Các nhân viên sau khi hoàn thành chương trình học sẽ được trang bị những kỹ năng gì? Mục đích cuối cùng là về con người hay doanh số?

Triển khai chương trình đào tạo

Triển khai chương trình đào tạo là một bước mà nhà quản lý cần đặc biệt chú ý. Những lưu ý khi xây dựng chương trình đào tạo cho doanh nghiệp trong bước triển khai chương trình bao gồm nhiều yếu tố.

a.   Nội dung đào tạo phù hợp

Nội dung đào tạo doanh nghiệp là thách thức đối với nhiều doanh nghiệp SMEs. Thông thường, các nội dung đào tạo được xây dựng từ CEO, quản lý cấp cao hoặc thuê chuyên gia bên ngoài. Việc thuê chuyên gia đào tạo từ bên ngoài đôi khi là gánh nặng kinh tế đối với nhiều doanh nghiệp nhỏ.

Bên cạnh đó, các nội dung đào tạo không chỉ hữu ích mà còn cần được thể hiện bằng nhiều cách để có thể tiếp cận tốt nhất đến nhân viên. Các chương trình đào tạo trực tuyến thì cần chuẩn bị nội dung số hóa thật kỹ càng, phù hợp và đúng mục tiêu.

>> Số hóa tài liệu cho đào tạo nội bộ trong doanh nghiệp

Triển khai đào tạo nội bộ

b.  Đào tạo liên tục

Việc duy trì đào tạo liên tục các nhân viên sẽ khiến năng lực của nhân viên được cải thiện qua những cấp độ kỹ năng được rèn luyện. Thêm nữa, việc thay đổi liên tục trong hệ thống nhân sự cũng đòi hỏi hoạt động đào tạo diễn ra liên tục.

Đào tạo liên tục cũng là cách tốt nhất để rèn luyện cho nhân viên thói quen học tập, trau dồi các kỹ năng một cách thường xuyên.

>> Khuyến khích nhân viên bận rộn học tập trong các chương trình đào tạo nhân sự

c.   Đào tạo kịp thời

Các hoạt động đào tạo trong doanh nghiệp với đặc thù các kỹ năng áp dụng trực tiếp vào công việc hàng ngày. Do đó, việc đào tạo kịp thời phần nào sẽ hỗ trợ nhân viên kịp thời lấp đầy các lỗ hổng về kỹ năng và có thể áp dụng ngay vào công việc.

Điều tiết chương trình đào tạo

Bộ phận đào tạo trong doanh nghiệp có sự chuẩn bị một cách kỹ càng để các chương trình đào tạo diễn ra một cách suôn sẻ nhất. Đối với đào tạo trực tiếp, hãy đảm bảo nhân viên nắm rõ thời gian đào tạo và có sự chuẩn bị sớm về tài liệu đào tạo. Đối với đào tạo trực tuyến, hãy đảm bảo nhân viên dễ dàng tiếp cận với giải pháp công nghệ áp dụng vào đào tạo, có cảm hứng với học tập.

Xây dựng chương trình đào tạo

Cần quan sát thái độ học tập của nhân viên để có thể có phương án điều tiết cho hợp lý. Nội dung bài học có hợp lý không? Nhân viên có cảm thấy hào hứng không? Đây cũng là một trong những lưu ý khi xây dựng chương trình đào tạo cho doanh nghiệp.

Đánh giá kết quả đào tạo

Đánh giá kết quả đào tạo là một trong những bước rất quan trọng. Sau thời gian triển khai đào tạo, doanh nghiệp cần có những đánh giá ban đầu về chương trình đào tạo cũng như những hiệu quả đã đạt được.

Điều này được đánh giá dựa trên thái độ học tập của nhân viên khi tham gia đào tạo. Kết quả các bài kiểm tra sau các khóa học cũng là một cách để đánh giá hiệu quả sau đào tạo.

Thêm vào đó, bộ phận đào tạo cũng có thể tiếp nhận các ý kiến của nhân viên sau thời gian triển khai. Vì suy cho cùng, nhân viên cũng là đối tượng đào tạo trực tiếp của chương trình.

>> Làm thế nào để đánh giá hiệu quả đào tạo nhân sự

 

Hi vọng với những lưu ý khi xây dựng chương trình đào tạo trong doanh nghiệp mà Acabiz giới thiệu, doanh nghiệp sẽ có những phương án để có thể triển khai chương trình đào tạo hiệu quả và tối ưu nhất. 

>> Giải pháp đào tạo nội bộ tiết kiệm tối đa thời gian và chi phí

Đăng ký dùng thử nền tảng đào tạo AcaBiz

DOANH NGHIỆP ANH CHỊ ĐANG GẶP VẤN ĐỀ GÌ?

ĐỂ LẠI THÔNG TIN ĐỂ LÀM BÀI KHẢO SÁT MIỄN PHÍ TỪ CHÚNG TÔI

Khảo sát