XU HƯỚNG ĐÀO TẠO VÀ PHÁT TRIỂN NHÂN LỰC 2020

Các doanh nghiệp ngày càng đầu tư nhiều hơn ngân sách cho đào tạo. Theo thống kê về Đào tạo của LinkedIn năm 2019, có tới 59% doanh nghiệp tăng ngân sách cho việc đào tạo online.

1. Doanh nghiệp dành nhiều ngân sách hơn cho đào tạo online

Theo thống kê về Đào tạo của Linkedin năm 2019, có tới 59% doanh nghiệp tăng ngân sách cho việc đào tạo online. Ngân sách không còn là rào cản đối với các phòng đào tạo và nhân sự của doanh nghiệp khi chủ doanh nghiệp ngày càng nhận ra vai trò quan trọng của việc phát triển nguồn nhân lực. So với 3 năm trước, 59% nhà phát triển tài năng dành nhiều ngân sách hơn cho việc học tập trực tuyến và 39% chi tiêu ít hơn cho đào tạo trực tuyến. 

Có thể thấy các doanh nghiệp ngày càng đầu tư nhiều hơn ngân sách cho đào tạo, theo đó năm 2018, tỷ lệ tăng ngân sách cho đào tạo là 35%, và 2019 là 43%.

Ngân sách dành cho L&D tăng lên, các giải pháp học tập trực tuyến được lựa chọn nhiều hơn. Phần lớn những nhà phát triển tài năng sẽ sử dụng nội dung bên ngoài kết hợp với tài liệu nội bộ tự tạo ra.

2. Ưu tiên cho việc bù đắp lỗ hổng kỹ năng của nhân sự

Lỗ hổng kỹ năng (skill gap) được hiểu là những kỹ năng nhân sự của doanh nghiệp đang còn thiếu để có thể đạt được mục tiêu kinh doanh của doanh nghiệp.

Các kỹ năng được yêu cầu nhiều nhất năm 2020

1. Kỹ năng sáng tạo

Đây là kỹ năng vô cùng quý giá ở mỗi nhân viên, bất kể bạn đang kinh doanh ở ngành hay quốc gia nào.

2.  Kỹ năng thuyết phục

Thuyết phục là thuyết phục người khác sử dụng ý tưởng của bạn hoặc tạo ra sự đồng thuận trong việc đưa ra quyết định. Nó là một trong những kỹ năng giao tiếp mạnh mẽ nhất mà tất cả nhân viên cần có

3. Kỹ năng làm việc nhóm

Đây là kỹ năng trang bị cho nhân sự khả năng làm việc phối hợp tốt với những đồng nghiệp của mình để tạo ra kết quả và mục tiêu chung, ảnh hưởng tới những người khác để đi đến đích.

4. Thích nghi

Điều duy nhất bất biến trên cuộc đời, hay trong kinh doanh đó chính là sự thay đổi. Những nhân sự làm việc trong một môi trường áp lực cao, liên tục thay đổi có khả năng thích ứng dễ dàng với những khó khăn cũng như thách thức của doanh nghiệp và giải quyết dễ dàng bất kỳ trở ngại gì ngáng đường họ trong việc chinh phục mục tiêu.

5. Thông minh cảm xúc

Thông minh cảm xúc là khả năng tiếp nhận, đánh giá và phản hồi với chính những cảm xúc của mình và người khác. Quản lý cảm xúc giúp nhân sự ứng xử hợp lý với đồng nghiệp của mình cũng như với đối tác khách hàng. Chỉ số thông minh cảm xúc cao thường có ở những nhân viên bán hàng xuất sắc, những nhà quản lý và lãnh đạo được lòng người.

>> Microlearning là gì? Lợi ích của Microlearning trong đào tạo nội bộ

>> Kỹ năng giải quyết mâu thuẫn bất kỳ ai cũng nên rèn luyện

Các kỹ năng chuyên môn được đánh giá cao nhất trong năm 2020:

1. Trí tuệ nhân tạo

Trí tuệ nhân tạo giúp cải thiện nguồn lực và hiệu suất lao động. Những nhân sự am hiểu về trí tuệ nhân tạo, máy học và xử lý ngôn ngữ tự nhiên đang được các công ty công nghệ hàng đầu săn lùng do họ chính là những người có thể giúp công ty tối ưu các thuật toán để đưa ra những gợi ý sản phẩm và dịch vụ phù hợp nhất tới khách hàng, từ đó tối ưu hoá doanh thu.

2. Thiết kế UX

Đây là kỹ năng cực kỳ quan trọng các công ty đang tìm kiếm ở các lập trình viên, chuyên viên đồ hoạ hay team phát triển sản phẩm. Khách hàng ngày càng thiếu kiên nhẫn, do đó, họ không quan tâm tới các sản phẩm có trải nghiệm khách hàng thiếu thân thiện. Doanh nghiệp cần những chuyên gia về UX để giúp họ xây dựng những sản phẩm có trải nghiệm người dùng tốt nhất cho khách hàng của mình.

3. Affiliate Marketing

Với sự suy giảm của quảng cáo truyền thống cũng như sự tăng trưởng mạnh mẽ của mạng xã hội, affiliate marketing đang tăng trưởng mạnh mẽ và nhanh chóng trở thành một kỹ năng không thể thiếu được với bộ phận Marketing. Affiliate marketing sẽ thúc đẩy những người ảnh hưởng trên mạng xã hội để giúp gắn kết thương hiệu của doanh nghiệp với trải nghiệm cá nhân cũng như những câu chuyện của KOL tới tập khách hàng tiềm năng.

4. Kỹ năng bán hàng

Đây là kỹ năng thiết yếu đối với gần như BẤT KỲ CÔNG TY NÀO! Các công ty vĩ đại có những chuyên gia bán hàng vĩ đại, những người sở hữu kỹ năng bán hàng đỉnh cao, giúp họ quản lý hiệu quả team bán hàng, có khả năng hiểu sâu sắc phễu bán hàng, làm việc với nhiều kênh đối tác để tạo ra kết quả bán hàng cao nhất. Đó là lý do đây luôn là kỹ năng được các công ty săn đón.

5. Sản xuất video

Video tiếp tục là ưu tiên hàng đầu cho doanh nghiệp khi làm marketing bởi vì khách hàng và người dùng đang vô cùng yêu thích xem video trên các nền tảng như Youtube, Facebook, Tik Tok. Cisco dự tính là video sẽ chiếm 82% lượng traffic Internet toàn cầu trong năm 2020.

3. doanh nghiệp cần nền tảng đào tạo hiện đại hơn

Chỉ trong vài năm gần đây, công nghệ học tập đã phát triển từ một LMS đơn giản, được thiết kế để chứa và quản lý nội dung học tập, đến các hệ thống đám mây cung cấp các chức năng mới được thiết kế để khiến việc đào tạo trở nên hiệu quả hơn, tương tác tốt hơn và tính cá nhân hoá cao hơn.

Theo một nghiên cứu của Brandon Hall Group, 23% công ty đã sử dụng các phần mềm học tập của họ hơn 5 năm.

Đây có vẻ là quãng thời gian không dài nhưng trong 5 năm, đã xuất hiện một vài sự cải tiến mang tính chất như những bước nhảy vọt như: microlearning, gamification, tính cá nhân hoá cao...

58% công ty cảm thấy không hài lòng với nền tảng quản trị đào tạo của họ bởi sự lỗi thời cũng như không đáp ứng được nhu cầu doanh nghiệp.

Nền tảng học tập hiện đại của bạn cần có khả năng mang đến cho nhân viên và quản lý các thức để đánh giá kỹ năng, quản lý vai trò, xác định các kỹ năng còn thiếu và trang bị các kỹ năng cho học viên theo từng phòng ban và cấp độ.

Nền tảng mới cũng phải giúp bộ phận đào tạo dễ dàng tạo ra nội dung để đưa ra những nội dung phù hợp, nhanh chóng và trúng đích.

LMS và nền tảng đào tạo: đâu là sự khác biệt?

- LMS: tập trung vào quản trị các yếu tố (người học, khóa học, báo cáo,...)

- Nền tảng đào tạo: Tạo điều kiện để tiếp cận với học tập, trang bị các chức năng cốt lõi của một LMS để có thể học các kinh nghiệm, kiến thức xã hội cũng như kỹ năng quản lý để kết nối với toàn bộ hiệu suất của tổ chức.

4. Nâng cao sự chủ động của người học

Người học muốn chủ động học trong lịch trình học của họ

Các dữ liệu khảo sát cho thấy người học muốn tự định hướng cơ hội tiếp cận học tập để thích hợp với công việc. Cách tốt nhất để thực hiện điều này là thông qua việc học online, giải pháp cho phép nhân viên học bất cứ khi nào họ cần. 

Rào cản lớn nhất đối với người học là thời gian

74% Nhân viên muốn được học trong suốt thời gian rảnh

Lực lượng lao động ngày nay quan tâm sâu sắc đến cơ hội học tập và phát triển của họ. Tuy nhiên, vấn đề lớn nhất là họ không có nhiều thời gian.

Học tập là cách sử dụng thời gian thông minh nhất

Các nhân viên dành 5 giờ/tuần cho việc học thì thường có định hướng tốt hơn trong công việc, tìm ra được mục tiêu lớn và cảm thấy ít bị căng thẳng hơn.

Các so sánh giữa người học dưới 1 giờ/ tuần và người học 5 giời/ tuần trở nên cho thấy:

- 74% Có định hướng rõ ràng hơn trong công việc

- 48% Tìm thấy mục tiêu lớn cần theo đuổi trong công việc

- 47% Cảm thấy ít bị căng thẳng bởi công việc

- 94% Nhân viên sẽ ở lại công ty lâu hơn hơn nếu khoảng thời gian đó dành cho việc học tập và phát triển

Đào tạo được thay đổi:

- Đào tạo truyền thống:

+ Định hướng công ty

+ Tuân thủ

+ Dựa trên sự kiện

+ Các lớp học và sự hoàn thành

+ Kiến thức thu được

- Đào tạo trực tuyến:

+ Tự định hướng

+ Cá nhân hóa và thích hợp

+ Bất cứ lúc nào và bất cứ đâu

+ Xã hội và hợp tác

+ Ứng dụng kiến thức

>> Quy trình đào tạo và phát triển nguồn nhân lực

>> E-learning là gì? Tại sao E-learning lại cách mạng hóa khái niệm đào tạo doanh nghiệp

5. Cá nhân hoá trải nghiệm học tập

Nhu cầu cá nhân hoá trong học tập của thế hệ gen Z rất mạnh mẽ. Khi vào doanh nghiệp, mỗi nhân sự đều có một mục tiêu nghề nghiệp riêng, do đó, mong muốn theo đuổi những nhu cầu đào tạo khác nhau. Nhân sự mong muốn chủ động được học theo nhu cầu của mình, khi họ cần và quá trình này phải diễn ra liên tục.

Theo một cuộc khảo sát, 45% người lao động cho rằng: các khóa học được cung cấp hiện tại không liên quan đến trách nhiệm của nhân viên. Đây là một rào cản trong việc đạt được mục tiêu kinh doanh trong khi việc thúc đẩy và duy trì sự tham gia của nhân viên là yếu tố quan trọng để triển khi một chiến lược học tập hiệu quả.

Trao cho học viên những kiến thức phù hợp sẽ giúp họ có thêm lợi thế nghề nghiệp. Nhân viên không có động lực để hoàn thành các khóa học khi họ cảm thấy nội dung đào tạo không phù hợp để phát triển kỹ năng. Doanh nghiệp cần phải hiểu một nhu cầu quan trọng của học viên là xóa đi những lỗ hổng kỹ năng mà họ có để đạt được mục tiêu nghề nghiệp.

Với sự hỗ trợ của các nền tảng đào tạo hiện đại như Acabiz.vn, công ty có thể xác định những lỗ hổng kỹ năng của nhân viên, phát triển những nội dung phù hợp với từng nhân viên, giúp nhân viên không chỉ đạt được mục tiêu kinh doanh mà còn đạt được những mục tiêu học tập cá nhân.

6. Mobile learning - Học tập chủ động, mọi lúc, mọi nơi,

Việc học tập trên điện thoại đã phát triển nhất định trong vòng 8 năm qua. Hiện tại, nó không phải là điều nên có nữa mà là điều cần phải có. Lợi ích của học tập trên nền tảng điện thoại được biết đến ở các các doanh nghiệp lớn và nhỏ, đặc biệt khi chúng liên quan đến việc cải thiện kiến thức và tăng sự gắn kết giữa các nhân viên. Đào tạo trên nền tảng di động đă được sử dụng bởi gần 47% tổ chức trên toàn cầu, phản ánh rõ ràng sự tiếp nhận phương thức này và tầm nhìn trong tương lai về đào tạo. 

47% các công ty trên thế giới áp dụng monie learning

Bằng chứng về nhu cầu học tập trên di động là chỉ dẫn cốt lõi cho các hoạt động đào tạo trong tương lai.

 

Trung bình mỗi người sử dụng điện thoại thông minh 2 giờ 51 phút, nhìn vào nó 221 lần và chạm vào nó 2600 lần mỗi ngày.

Người học với điện thoại thông minh hoàn thành khóa học nhanh hơn 45% so với những người sử dụng máy tính.

Nền tảng Acabiz là nền tảng đào tạo trực tuyến duy nhất tại Việt Nam cung cấp kho nội dung phong phú với hơn 100 kỹ năng cho nhân sự, đồng thời hỗ trợ một nền tảng mạnh mẽ giúp đào tạo chính xác những kỹ năng phù hợp cho từng nhân sự. Acabiz giúp người học xác định được kỹ năng nào họ muốn phát triển và gợi ý những nội dung phù hợp. Với tính năng tạo những lộ trình đào tạo phù hợp tới từng phòng ban và khung năng lực, Acabiz giúp doanh nghiệp đào tạo hiệu quả và kịp thời ở quy mô lớn hàng chục ngàn người, hàng trăm chi nhánh cùng một lúc

Đăng ký sử dụng Acabiz tạihttps://acabiz.vn/

Đăng ký dùng thử nền tảng đào tạo AcaBiz