Con người là trung tâm của vũ trụ và sự sống, đóng vai trò vô cùng quan trọng cho sự tồn tại và phát triển. Chính vì thế, để vận hành tốt một tổ chức đòi hỏi người quản lý cần phải có nghệ thuật trong cách quản lý con người của mình.
Quản lý con người là gì?
Quản lý con người là sự bồi dưỡng, đào tạo con người, đảm bảo sự hài hòa và chấp thuận giữa các nguyện vọng, lợi ích của cá nhân và tổ chức.
Quản lý con người là xác định đúng đẵn vị trí của cá nhân cụ thể nào đó trong một tổ chức. Quản lý phải xác định rõ quyền hạn, vai trò của cá nhân trong tập thể.
Quản lý con người cũng có nghĩa là tạo điều kiện thuận lợi để giúp con người thực hiện tốt vai trò và nghĩa vụ quả mình đối với nhiệm vụ được giao.
Người quản lý ngoài nhiệm vụ hướng dẫn nhân viên trong công việc, thực hiện các chức năng quyền hạn của mình còn có vai trò quan trọng với sự phát triển của doanh nghiệp.
Để nhân viên dễ dàng phát huy khả năng và vai trò của mình, người quản lý cần giúp họ thích nghi với nhau, với tập thể để tạo cho họ vừa có tính độc lập, sáng tạo, vừa có mối quan hệ gắn kết với các thành viên khác.
>> Quản lý nhân sự là gì? Làm sao để thành công trong nghề nhân sự
Vai trò của người quản lý trong quản lý con người
Như đã nói ở trên, người quản lý có vai trò quan trọng trong việc kết nối nhân viên với sự phát triển của doanh nghiệp. Vậy vai trò cụ thể của người quản lý trong quản lý con người là:
- Tạo ra sự thống nhất giữa các bộ phận trong công ty, tạo ra môi trường làm việc cạnh tranh, mang lại kết quả làm việc tốt nhất.
- Định hướng sự phát triển của tổ chức dựa trên cơ sở xác định mục tiêu chung của tổ chức, hướng con người hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao, động viên và hỗ trợ nhân viên đúng lúc, kịp thời.
- Điều phối, phối hợp các hoạt động của con người trong doanh nghiệp, tối ưu thời gian và nâng cao hiệu quả làm việc.
>> Chiến lược quản lý nhân sự hiệu quả trong doanh nghiệp
Nguyên tắc trong quản lý con người
- Tạo sự tự hào công việc cho nhân viên
Thể hiện sự tin tưởng, đánh giá cao khả năng xử lý công việc của nhân viên. Khuyến khích tinh thần khi họ hoàn thành tốt công việc, họ sẽ làm việc với năng suất tốt hơn rất nhiều lần.
- Không gò bó, gây sức ép với nhân viên
Một người quản lý luôn tạo cảm giác thoải mái, gần gũi với nhân viên chắc chắn sẽ giúp họ làm việc bớt áp lực hơn. Hãy bỏ qua những quy định không cần thiết, gò bó thay vào đó tạo điều kiện để nhân viên cống hiến hết mình. Nhân viên càng ít phàn nàn về quản lý và công ty thì năng suất làm việc sẽ càng cao, hiệu quả càng tốt.
- Tạo môi trường làm việc thân thiện, tạo điều kiện thuận lợi khi làm việc
Một môi trường làm việc thân thiện, đầy đủ cơ sở vật chất, mọi người hòa đồng, giúp đỡ nhau chắc chắn sẽ không ai là không làm việc tốt. Hơn hết một môi trường giúp nhân viên cảm thấy được tôn trọng, có cơ hội phát triển thì sẽ giữ chân họ lâu hơn, thúc đẩy họ làm việc tốt hơn.
Nhân viên sẽ cảm thấy biết ơn với người quản lý nếu người quản lý tận tình hướng dẫn, tạo cho họ không gian để phát huy trong công việc. Khi cân bằng được giữa công việc và cuộc sống, họ sẽ thoải mái để làm việc, khi ấy doanh nghiệp cũng được thúc đẩy phát triển hơn.
>> Nhà quản trị doanh nghiệp giỏi không thể thiếu 8 quy tắc nào
Những kỹ năng cần có của người quản lý
1.Kỹ năng quản lý
Đây là kỹ năng không thể thiếu của người quản lý, bao gồm kỹ năng hoạch định, tổ chức và điều hành doanh nghiệp. Bên cạnh đó, người quản lý cũng phải có tầm nhìn xa, định hướng chiến lược, quản lý chung tất cả các công việc chung nhưng trước hết phải biết quản lý công việc của mình thật tốt. Muốn trở thành quản lý giỏi cũng cần học cách quản lý tốt công việc và cuộc sống
2. Kỹ năng lãnh đạo
Quản lý con người là những nhà lãnh đạo, là người phải đối mặt với các thử thách, chấp nhận thay đổi và tạo môi trường làm việc tốt cho nhân viên. Nhà lãnh đạo cần biết đánh giá năng lực nhân viên cũng như phê bình, khích lệ họ đúng lúc.
3. Ứng xử và giao tiếp
Không chỉ là kỹ năng quan trọng đối với người quản lý, đây cũng là kỹ năng mà tất cả mọi người đều nên trau dồi học giao tiếp. Nó không chỉ giúp công việc được trôi chảy hơn mà còn giúp các mối quan hệ trong công việc và cuộc sống trở nên tốt đẹp hơn. Đối với vai trò quản lý, kỹ năng này giúp truyền đạt thông tin rõ ràng hơn đến với nhân viên, để họ dễ hiểu và thực hiện nhiệm vụ được giao. Kỹ năng ứng xử giúp nhà quản lý xử lý và hoàn thành công việc tốt hơn. Để hoàn thiện vai trò quản lý, bạn nhất định phải rèn luyện kỹ năng ứng xử và giao tiếp.
Với những chia sẻ trên, Acabiz hy vọng bạn sẽ có cái nhìn tổng quan hơn về công việc quản lý, biết được vai trò cũng như kỹ năng cần có để trở thành nhà quản lý giỏi. Từ đó giúp bạn làm tốt công việc của mình và có động lực để phấn đấu hơn trong công việc.