NÊN CÓ NHỮNG BIỆN PHÁP XỬ LÝ NÀO VỚI NHÂN VIÊN KHÔNG TÔN TRỌNG SẾP?

Quản lý nhân viên hiệu quả là cả một nghệ thuật của những nhà lãnh đạo. Tùy vào các đối tượng nhân sự khác nhau mà những vị sếp cần có các phương án giải quyết thích hợp để được nhân viên nể phục, tin tưởng và tôn trọng mình. Tuy nhiên, ở một số công ty không ít các trường hợp nhà quản lý nhận ra rằng nhân viên đang thể hiện thái độ không tôn trọng mình và có những hành vi sai lệch.

Vậy làm thế nào để có những biện pháp xử lý thích hợp dành cho những nhân viên không tôn trọng sếp để tránh trường hợp phải đi tới quyết định cuối cùng là cho thôi việc? Nắm được những lời khuyên dưới đây sẽ giúp cho các vị sếp có những hành động và quyết định chính xác hơn để gỡ bỏ các khúc mắc và cải thiện mối quan hệ giữa sếp và nhân viên trong công ty.

Tạo cơ hội cho nhân viên giải thích

Đối với những nhân viên thể hiện thái độ không tôn trọng sếp, sẽ rất khó để bạn thuyết phục và mong chờ nhân viên đó sẽ thay đổi suy nghĩ chỉ sau một cuộc trò chuyện. Chinh vì thế mà cách duy nhất để bạn tiếp cận được những suy nghĩ của họ đó chính là sẵn sàng tạo cơ hội cho nhân viên giải thích về hành động thiếu tôn trọng bất cứ lúc nào. Dù nhân viên đang thể hiện thái độ không tôn trọng với sếp nhưng chính bản thân vị sếp cũng không nên thể hiện thái độ tương tự với nhân viên, điều đó sẽ càng làm mọi chuyện xấu đi. Hãy để nhân viên cảm nhận được rằng mình được sếp lắng nghe và tiếp nhận thông tin họ đưa ra, có thể họ sẽ thay đổi suy nghĩ và có những hành vi đúng đắn hơn với sếp.

Thể hiện thái độ kiên định

Hãy thể hiện sự kiên định và một cái đầu lạnh khi nói chuyện với những nhân viên thiếu tôn trọng sếp. Trong khi chia sẻ, họ sẽ có vô vàn những lý do bao biện cho hành vi của mình, tuy nhiên dù có lý do nào đi chăng nữa thì cũng không thể chấp nhận cho cách hành xử thiếu tôn trọng trong môi trường làm việc.

Nếu như bạn không kiên định và dễ dàng tha thứ cho nhân viên thì họ sẽ tiếp tục cư xử như vậy, kéo theo việc tạo ra cơ hội cho họ lôi kéo các nhân viên khác thể hiện thái độ thiếu tôn trọng với sếp. Điều này làm ảnh hưởng không tốt đến văn hóa công ty.

Lắng nghe nhân viên

Hãy lắng nghe nhân viên thông qua một buổi trò chuyện riêng giữa hai người với nhau và đừng vội vàng đánh giá về người đó. Trong buổi trò chuyện hãy cố gắng trao đổi nhẹ nhàng, cùng nhau chia sẻ sẽ là cách giải quyết vấn đề tốt nhất. Từ cuộc đối thoại, sếp cũng có thể biết được nguyên nhân dẫn đến hành động thiếu tôn trọng sếp của nhân viên. Đó có thể là do thói quen của nhân viên hoặc nhân viên đang nghĩ rằng đó là cách tốt nhất để đạt được những gì họ muốn trong công việc.

Quan sát tỉ mỉ

Để có cái nhìn toàn diện về vấn đề đang xảy ra đưa những đánh giá khách quan cũng như cách giải quyết vấn đề tốt nhất, hãy quan sát tỉ mỉ những thái độ và hành vi thiếu tôn trọng của nhân viên. Từ đó có thể liệt kê và móc nối, lấy đó làm bằng chứng để xác minh hành vi thiếu tôn trọng của nhân viên với sếp của mình trong cuộc trò chuyện.

 

>> Kỹ năng giải quyết mâu thuẫn bất kỳ ai cũng nên rèn luyện

>> Lương có thật sự quan trọng

Đánh giá khách quan

Có rất nhiều lý do dẫn tới việc nhân viên thiếu tôn trọng sếp như không đồng ý với cách quản lý, bất đồng với cách giao việc và ra quyết định của sếp. Lúc này, đứng ở vị trí của một vị sếp thì bạn phải có cái nhìn toàn diện và đưa ra các đánh giá khách quan để giải quyết vấn đề một cách chu toàn nhất. Biết tách biệt cảm tính cá nhân và với cách giải quyết vấn đề, tự đánh giá bản thân mình trước trước khi xét đến thái độ của nhân viên là những điều cần người lãnh đạo cần phải nắm rõ để đưa ra cách giải quyết phù hợp, làm hài lòng cả hai phía.

Để có lại được niềm tin và sự tôn trọng của nhân viên với mình trong công việc là điều không phải dễ dàng. Hy vọng rằng những biện pháp mà Acabiz nêu ra trong bài viết sẽ phần nào giúp cho các nhà quản lý cải thiện tốt hơn mối quan hệ của mình với nhân viên, đồng thường củng cố niềm tin và sự yêu mến, tín nhiệm của các nhân viên khác.

Đăng ký dùng thử nền tảng đào tạo AcaBiz