Xây dựng và triển khai khung năng lực trong doanh nghiệp là một chức năng quan trọng trong toàn bộ hoạt động quản trị nhân sự. Khung năng lực và đánh giá năng lực nhân sự chính là cơ sở then chốt giúp cho doanh nghiệp đơn giản hóa quy trình đánh giá chuyên môn, kỹ năng và thái độ làm việc của nhân viên trong công ty.
Vậy bạn đã biết các doanh nghiệp hiện nay đang xây dựng khung năng lực như nào chưa? Cấu trúc cơ bản cần có trong xây dựng khung năng lực là gì? Hãy cũng Acabiz theo dõi nội dung bài viết ngay sau đây để tìm hiểu rõ hơn những điều cần biết về hoạt động triển khai khung năng lực trong doanh nghiệp.
Khung năng lực là gì?
Có rất nhiều định nghĩa khác nhau mô tả về khung năng lực hiện nay. Tuy nhiên để có cách hiểu đơn giản, rõ ràng và đầy đủ nhất về khung năng lực, bạn có thể tham khảo khái niệm về khung năng lực được xác định dưới đây như sau:
Khung năng lực là một phương pháp để các nhà quản trị nhân sự, đội ngũ lãnh đạo thực hiện công tác quản lý nhân viên trong công ty theo hình thức tổng hợp. Mục đích chính của khung năng lực trong doanh nghiệp đó là cơ sở áp dụng trực tiếp vào toàn bộ các hoạt động quản lý nhân sự cũng như lên kế hoạch quản lý nhân sự trong những giai đoạn làm việc của công ty.
Khung năng lực cũng có thể được ứng dụng hiệu quả trong hoạt động tuyển dụng nhân viên. Những tiêu chuẩn được đề ra trong khung năng lực chính là tiêu chí đánh giá quan trọng giúp cho nhà tuyển dụng có thể chọn lọc và tuyển được các ứng viên tiềm năng làm việc cho tổ chức. Đồng thời, một trong những nhiệm vụ cơ bản của khung năng lực đó là công cụ để nhà quản lý doanh nghiệp có thể phân biệt, đánh giá năng lực làm việc của từng nhân viên. Thông qua đánh giá nhân sự qua khung năng lực, nhà quản lý có thể định hướng công việc phù hợp cho từng vị trí, nhân viên có cần đào tạo nâng cao kỹ năng làm việc hay không, nhân viên có thật sự đáp ứng được nhu cầu công việc không, …
Khung năng lực được xem là cơ sở để doanh nghiệp triển khai các hoạt động đào tạo nội bộ sao cho hiệu quả và phù hợp nhất. Từ xác định khung năng lực, nhà quản trị nhân sự cũng từng bước xác định cụ thể hơn nhu cầu đào tạo, nội dung đào tạo cho từng vị trị, phòng ban, cấp bậc khác nhau, … Bên cạnh đó, đánh giá được nhân viên của mình đang có ưu điểm và khuyết điểm gì trong cách thức làm việc để có giải pháp đào tạo hợp lý.
Cuối cùng, khung năng lực là nền tảng để xây dựng hệ thống thành tích, chế độ đãi ngộ cho nhân viên. Đây là cách tối ưu giúp cho nhà quản lý có thể đo lường và kiểm soát cách thức làm việc của nhân sự? Đâu là điều cần tập trung và phát triển để giúp mang lại lợi nhuận cao hơn cho doanh nghiệp.
Cấu trúc cơ bản của khung năng lực
Xây dựng khung năng lực phải bám sát vào từng nhân sự trong công ty bởi vì mỗi một nhân viên trong công ty sẽ có một cấu trúc khung năng lực phù hợp. Tuy nhiên, đa phần các công ty có thể áp dụng cấu trúc cơ bản của khung năng với 4 thành phần chính sau:
Nhóm 1: Xây dựng khung năng lực bám sát vai trò của từng nhân viên. Đây là nhóm cơ bản phải được xét duyệt đầu tiên. Ví dụ: vị trí năng lực lãnh đạo và tư duy chiến lược.
Nhóm 2: thành phần thứ hai đó là nhóm năng lực dựa vào kỹ năng cốt lõi. Đó là điều kiện bắt buộc mà nhân viên cần phải có cho mình để phục vụ công việc như kỹ năng làm việc nhóm, giao tiếp, ngoại ngữ, kỹ năng giải quyết vấn đề, …
Nhóm 3: phát triển khung năng lực dựa trên năng lực chuyên môn. Hiểu cơ bản thì nhân viên cần đáp ứng các kiến thức chuyên môn cơ bản và chuyên sâu về một lĩnh vực nào đó như kinh doanh, lập trình, marketing, …
Nhóm 4: xây dựng khung năng lực dựa trên năng lực hành vi. Mục đích chính đó là đảm bảo nhân sự có hành vi ứng xử đúng mực trong quy trình triển khai công việc và làm việc trong môi trường tập thể.
>> Acabiz – Phần mềm đào tạo nội bộ trực tuyến cho doanh nghiệp
>> Phương pháp đào tạo nhân viên cũ một cách hiệu quả
Những lưu ý quan trọng khi xây dựng khung năng lực
Doanh nghiệp muốn xây dựng khung năng lực hiệu quả để áp dụng vào quy trình quản trị nhân sự cần lưu ý 4 bước triển khai quan trọng sau:
Thứ nhất là mục đích của kế hoạch xây dựng khung năng lực là gì? Vai trò của khung năng lực là để doanh nghiệp áp dụng vào hoạt động tuyển dụng hay hoạt động đào tạo nhân viên?
Thứ hai, sau khi xác định mục đích chính việc tiếp theo doanh nghiệp cần làm là chuẩn hóa hệ thống các chức danh trong tổ chức. Muốn đảm bảo tính chuẩn xác trong xây dựng khung năng lực và xác định được thì doanh nghiệp phải đảm bảo yếu tố hệ thống chức danh, nhiệm vụ cần rõ ràng, chi tiết.
Thứ ba đó là xác định các năng lực cần có trong hệ thống. Điều này không bắt buộc nhà quản lý phải xây dựng khung năng lực mới cho nhân viên, thế nhưng cần phải nắm thật rõ các loại năng lực quan trọng cần phải triển khai.
Thứ tư, doanh nghiệp thực hiện hoàn thiện năng lực cho mỗi cấp bậc vị trí khác nhau và triển khai đánh giá khung năng lực bằng các phương pháp đào tạo nhân sự phù hợp.
Nói chung, để xây dựng một khung năng lực chuẩn xác và hiệu quả cho doanh nghiệp đòi hỏi rất nhiều chuyên môn. Acabiz chuyên cung cấp nền tảng đào tạo trực tuyến cho doanh nghiệp sẫn sàng hỗ trợ doanh nghiệp hoàn thiện quy trình xây dựng khung năng lực và triển khai kế hoạch đào tạo nâng cao chất lượng nguồn nhân lực.
Là phần mềm đào tạo nhân sự trực tuyến, Acabiz không chỉ tập trung vào LMS, kho content đa dạng mà còn chú trọng vào KHUNG NĂNG LỰC để hỗ trợ doanh nghiệp trong việc:
- Tuyển dụng đội ngũ nhân sự
- Đào tạo nhân sự
- Đánh giá và xây dựng chế độ đãi ngộ nhân viên phù hợp
➡️ Acabiz giúp doanh nghiệp xây dựng khung năng lực như thế nào?
- Chuẩn hóa hệ thống các chức danh
- Xác định những năng lực cần có
- Sắp xếp năng lực cho từng vị trí
- Đánh giá cho từng vị trí
Một số hình ảnh minh họa khung năng lực trên Acabiz.
Với khung năng lực rõ ràng, chi tiết, Acabiz giúp bộ phận nhân sự xây dựng được chương trình phát triển năng lực cho mỗi nhân viên để giúp họ đạt được hiệu suất và mục tiêu trong công việc. Tính năng này còn được tích hợp trên nền tảng LMS của Acabiz càng giúp doanh nghiệp dễ dàng theo dõi và quản lý.
Đăng ký Acabiz ngay để trải nghiệm và áp dụng khung năng lực cho doanh nghiệp của bạn!