Những lý do nhân viên không tôn trọng sếp

Có một sự thật, không phải sếp lúc nào cũng là một người hoàn hảo trong mắt tất cả các nhân viên. Có vô vàn lý do khiến sếp bị ghét, hay không được nhân viên tôn trọng và nể phục trong các buổi họp. Trong bài viết dưới đây, chúng ta cùng đi liệt kê những lý do khiến nhân viên không tôn trọng sếp là gì?

Sếp không cho nhân viên phát huy thế mạnh

Như chúng ta đã biết, trở thành người lãnh đạo, dẫn dắt một team phát triển, bên cạnh quyền lực thường đi kèm với gánh nặng trách nhiệm. Chính vì thế, có rất nhiều trường hợp trong các buổi họp sếp gay gắt, ép buộc nhân viên làm việc năng suất hoặc thậm chí làm mất lòng tin cấp dưới, không tin tưởng nhân viên… khiến cho nhân viên không tôn trọng sếp.

Người quản lý không cho nhân viên phát huy hết điểm mạnh của bản thân

Bí quyết để trở thành một nhà lãnh đạo giỏi, được nhân viên yêu quý đó là bạn hãy lựa chọn nhân viên nhanh nhẹn và thông minh. Bạn hãy để nhân viên được phát huy hết thế mạnh và tài năng của mình. Đừng lo lắng hay không tin tưởng khi giao cho nhân viên những công việc khó.

>> Kỹ năng ra quyết định “đỉnh cao”

     Quy trình bán hàng chuyên nghiệp giúp gia tăng doanh số

Sếp không trân trọng nhân viên

Nhân viên là một người có mắt nhìn sếp rất giỏi. Nếu bạn không trân trọng nhân viên của mình thì nhân viên không tôn trọng bạn là điều rất dễ hiểu. Khi họ được tôn trọng, họ sẽ nỗ lực để làm việc và cống hiến công sức tốt hơn cho công ty. 

Nhân viên là người cùng bạn xây dựng công ty. Chính vì thế, hãy trân trọng và xem các đóng góp của họ một cách cẩn thận. Thậm chí, bạn có thể trao tặng cho nhân viên những phần thưởng xứng đáng hoặc lời khen để tỏ rõ sự trận trọng nhân viên của mình.

Sếp là người không đáng tin cậy

Nếu bạn không đáng tin cũng là một nguyên nhân khiến cho nhân viên không tôn trọng sếp. Bạn luôn yêu cầu cấp dưới của mình phải đi làm đúng giờ, ăn mặc đúng tác phong, hoàn thành các nhiệm vụ đúng deadline và cam kết thực hiện kế hoạch làm việc hiệu quả. 
 

Thế nhưng, bạn lại đi ngược lại những gì mình nói. Khiến cho các nhân viên theo dõi bạn và cảm thấy bạn là một người “nói một đằng làm một nẻo”. Khi bạn trót lỡ hẹn deadline thì đừng cố viện cớ rằng mình là sếp nên có trường hợp ngoại lệ. Hãy cố gắng thành thật với nhân viên và cố gắng hoàn thành deadline.

Sếp là một người không đáng tin, không là tấm gương sáng cho nhân viên noi theo

Không tôn trọng cấp dưới

Tôn trọng nhân viên là cách để nhân viên tôn trọng lại. Khi bạn thể hiện sự tôn trọng với nhân viên của mình, họ sẽ đối xử lại như thế với bạn. Bạn đừng bao giờ có suy nghĩ rằng, mình là sếp, mình có quyền được quát nạt nhân viên trước tập thể, bác bỏ các công lao, ý tưởng của họ, gạt bỏ mọi đóng góp xây dựng. Đây cũng là dấu hiệu của việc bạn đang không tôn trọng cấp dưới.

Hãy đối xử với nhân viên ở mức tôn trọng tối thiểu chính là lối giao tiếp cơ bản nhưng giúp bạn gây dựng được lòng tin ở nhân viên.

Hay đổ lỗi cho cấp dưới

Nếu bạn hay đổ lỗi, chỉ trích nhân viên khi chưa thật sự nắm bắt được công việc, cách làm việc của nhân viên không hiệu quả thì bạn cần dừng lại ngay cách làm việc này. Nó sẽ khiến nhân viên hoài nghi lối lãnh đạo của bạn, không tôn trọng thậm chí là xem thường bạn.

Là sếp, là người quản lý bạn cần bày tỏ sự công bằng trong công việc, tự chịu trách nhiệm mà mình gây ra thay vì lấy nhân viên làm bình phong. Bạn cũng đừng cố tỏ ra là người ngoài cuộc khi công ty gặp bất cứ thất bại hay khó khăn bởi điều này cũng sẽ khiến nhân viên không tôn trọng sếp. 

Không nên soi mói đời tư cá nhân của cấp dưới

Dù bạn là sếp nhưng bạn không có quyền soi mói đời sống bên ngoài của nhân viên. Bạn hãy cố gắng cảm thông hoặc lo lắng với cấp dưới khi họ than thở với bạn về chuyện gia đình, áp lực cuộc sống. Bạn cần này tỏ mối quan tâm và cho nhân viên của mình những lời khuyên nhủ hoặc chia sẻ để củng cố lòng tin.

Cấp trên soi mói quá nhiều cuộc sống đời tư của nhân viên

Bạn không hài lòng về mọi thứ

Bạn nên nhớ rằng, trên đời này không ai là hoàn hảo, đến bản thân bạn cũng có rất nhiều khuyết điểm. Chính vì thế, để nhân viên tôn trọng bạn thì đừng yêu cầu họ trở thành một người hoàn hảo, làm việc một cách trơn tru, hiệu quả như những mục tiêu tiêu đặt ra. Bạn đừng cố gắng “vạch lá tìm sâu”, xem xét những gì cấp dưới làm, như vậy sẽ khiến họ nản lòng và không tôn trọng bạn.

Nhìn chung, để trở thành một nhà lãnh đạo tốt, được nhân viên tôn trọng và nể phục thì bạn cần phải tìm ra được cho mình những nguyên nhân tại sao nhân viên luôn luôn chống đối, thái độ với những gì bạn nói. Chúng tôi hy vọng rằng, thông qua bài viết này, bạn sẽ có thêm cho mình những lý do tại sao nhân viên không tôn trọng sếp để tham khảo, trở thành nhà quản lý được yêu quý và có tiếng nói.

Đăng ký dùng thử nền tảng đào tạo AcaBiz