Các tiêu chí đánh giá nhân viên

Tiêu chí đánh giá nhân viên chính xác sẽ là yếu tố quyết định giúp nhà quản lý đánh giá đúng được nhân viên trong doanh nghiệp.

Đánh giá nhân viên là một trong những công việc vô cùng quan trọng. Tuy nhiên, đây lại là nhiệm vụ không hề dễ dàng, đặc biệt với các doanh nghiệp có số lượng nhân viên lớn. Thêm vào đó, việc đánh giá nhân viên còn phải được thực hiện với nhiều yếu tố quyết định. Vậy đâu là các tiêu chí đánh giá nhân viên chính xác và đầy đủ nhất? Hãy cùng Acabiz tìm hiểu qua bài viết dưới đây nhé.

Đánh giá nhân viên là gì?

Đánh giá nhân viên là công việc của nhà quản lý hoặc bộ phận nhân sự nhằm giám sát, kiểm tra nhân viên về nhiều mặt: thái độ làm việc, mối quan hệ nơi làm việc, các kỹ năng lên kế hoạch làm việc, kết quả công việc,… Từ đó có cái nhìn chính xác về nhân viên, định hướng phát triển hoặc khen thưởng phù hợp.

Các tiêu chí đánh giá nhân viên

Tiêu chí đánh giá nhân viên

Có nhiều cách để đánh giá nhân viên. Mỗi doanh nghiệp, tổ chức có các phương pháp và yêu cầu khác nhau. Tuy nhiên, chúng đa số dựa trên những tiêu chí đánh giá chung.

a.   Thái độ của nhân viên

Một trong những yếu tố quan trọng để đánh giá nhân viên là thái độ của họ. Ngoài các kỹ năng chuyên môn, thái độ làm việc, cầu tiến mới là yếu tố giúp nhân viên phát triển. Các đức tính tốt của nhân viên sẽ là điểm cộng lớn cho họ.

·         Tính trung thực

Trung thực là một đức tính quan trọng mà không điều gì có thể thay thế. Một nhân viên trung thực với công việc, cấp trên, đồng nghiệp sẽ cố gắng hoàn thành tốt công việc của mình, có mối quan hệ tốt với đồng nghiệp và có trách nhiệm với công việc, với quá trình phát triển của mình. Nhân viên có thái độ trung thực đi đến bất cứ đâu đều được coi trọng và đánh giá cao.

·         Chăm chỉ, nhiệt tình trong công việc

Nhân viên luôn chăm chỉ, nhiệt tình trong công việc sẽ tìm ra cách để hoàn thành công việc của mình tốt nhất, vượt qua yêu cầu của cấp trên. Họ cũng sẽ là người sẵn sàng hỗ trợ, giúp đỡ đồng nghiệp khi cần.

·         Tôn trọng đồng nghiệp và khách hàng

Nhà quản lý có thể đánh giá thái độ tôn trọng và khách hàng của nhân viên qua các hoạt động, hành vi và lời nói hàng ngày như:

-          Thái độ lịch sự, chân thành, cởi mở trong giao tiếp, các mối quan hệ

-          Tôn trọng các ý kiến của đồng nghiệp, khách hàng

-          Lắng nghe, cảm thông

-          Không có thái độ xúc phạm với đồng nghiệp, khách hàng

·         Tác phong làm việc chuyên nghiệp

Đánh giá nhân viên chính xác

Đây là một trong những yếu tố đánh giá nhân viên được nhiều nhà quản lý đánh giá. Họ sẽ đánh giá bạn chỉ với việc đúng giờ ngay từ buổi phỏng vấn đầu tiên. Bởi lẻ, người luôn đúng giờ sẽ có tác phong làm việc chuyên nghiệp, hiệu quả, tôn trọng và không làm mất thời gian của người khác.

·         Ý chí cầu thị tiến bộ

Nhân viên có ý chí cầu thị tiến bộ sẽ được nhà quản lý đánh giá cao. Họ thể hiện điều này qua thái độ làm việc hết mình, không bao giờ thỏa mãn thái quá với những gì đạt được. Đây cũng là những người luôn luôn học hỏi, tự mình tìm ra những cách làm hiệu quả hơn, không ngừng học hỏi và phát triển.

·         Lạc quan và cẩn trọng trong công việc

Người có thái độ tích cực với công việc thường sẽ là người tìm ra cách giải quyết công việc tốt ngay cả trong lúc khó khăn nhất. Họ cũng sẽ chỉnh chu và tận tâm với công việc của mình.

>> Các tiêu chí đánh giá hiệu quả công việc

b.  Năng lực làm việc của nhân viên

Năng lực nhân viên là yếu tố chính để đánh giá nhân sự trong doanh nghiệp. Năng lực được đánh giá bằng mức độ làm việc, kết quả công việc và sự phát triển của nhân viên.

·         Mức độ làm việc

Các công việc của nhân viên được đánh giá bằng công việc và thời gian thực hiện công việc đó. Nói cách khác là KPI của mỗi cá nhân. Bên cạnh đó, nhà quản lý cũng cần xem xét các yếu tố khách quan ảnh hưởng đến công việc của mỗi cá nhân tại mỗi thời điểm khác nhau.

·         Phát triển trong công việc

Đánh giá nhân viên trong doanh nghiệp

Với các mức KPI đã đề ra, người quản lý có thể đánh giá nhân viên qua các tiêu chí như:

-          Nhân viên đạt được mục tiêu trước hay sau thời hạn của công việc

-          Những khó khăn trong quá trình làm việc và cách giải quyết của nhân viên

-          Những bài học mà nhân viên có được qua công việc đã thực hiện

-          Sự phát triển của nhân viên theo KPI tăng dần

·         Mức độ hoàn thành công việc

Mức độ hoàn thành công việc là tín hiệu để người quản lý đánh giá chuẩn nhất về năng lực làm việc của nhân viên. Từ đó sẽ đưa ra những kế hoạch đào tạo cũng như nâng cao kỹ năng cũng như năng lực của nhân viên lên một tầm cao mới.

 

Bên cạnh đó, hiện nay các doanh nghiệp kết hợp với việc đánh giá nhân viên qua đào tạo và các kỹ năng được trau dồi qua thời gian làm việc với những phần mềm đào tạo để có được kết quả chính xác nhất.

>> Xây dựng kế hoạch đào tạo nhân viên trong doanh nghiệp

>> Các yếu tố quản lý hiệu suất dựa trên năng lực

Đăng ký dùng thử nền tảng đào tạo AcaBiz