Nghệ thuật phê bình nhân viên của nhà lãnh đạo tài ba

 

Phê bình nhân viên cũng là một dạng nghệ thuật và người biết cách phê bình là một nhà lãnh đạo giỏi. Và để trở thành một nhà lãnh đạo tài ba thì bạn hãy “bỏ túi” ngay những nghệ thuật phê bình nhân viên dưới đây.

Cân nhắc trước khi đưa ra lời phê bình

Trước khi định đưa ra lời phê bình đối với nhân viên của mình thì bạn cần cân nhắc kỹ rằng, liệu mình có nên phê bình nhân viên một cách trực tiếp không, hay phê bình gián tiếp thì sẽ hữu ích hơn.

>> Nghệ thuật khích lệ nhân viên không phải lãnh đạo nào cũng biết

     8 nguyên tắc làm việc online hiệu quả trong kinh doanh

Ví dụ, khi thấy nhân viên ăn mặc có phần không lịch sự với môi trường công sở, thay vì quát trực tiếp nhân viên đó trước mặt mọi người thì bạn nên nhắn tin trên nhóm hoặc gửi mail cho toàn bộ nhân viên và yêu cầu ăn mặc lịch sự khi đến công ty. Đây được xem là nghệ thuật phê bình nhân viên đỉnh cao mà các nhà lãnh đạo nên áp dụng.

 

Nhà lãnh đạo cần phải cân nhắc trước khi đưa ra lời phê bình

Và trong tin nhắn hoặc email mà bạn gửi cần thể hiện sự tôn trọng, lời lẽ nhã nhặn, tránh dùng từ mang tính quát mắng hay chỉ trích quá đà. Bởi điều này có thể khiến nhân viên cảm thấy tự ái và bản thân mình không được tôn trọng. Mọi việc hành xử trong cách phê bình của nhà lãnh đạo không chỉ tác động đến hình ảnh của bạn mà còn của cả nhân viên, vì vậy hãy cân nhắc kỹ trước khi thể hiện ra ngoài.

Phê bình trực tiếp khi mắc lỗi trong công việc

Nếu nhân viên mắc những lỗi nhỏ liên quan đến quy định chung thì bạn có thể phê bình gián tiếp, nhưng khi nhân viên mắc lỗi trong công việc thì cần phải phê bình trực tiếp. Tại sao lại có sự khác nhau như vậy? Trong công việc, luôn cần sự minh bạch, rõ ràng cả về khen chê, tốt xấu.

Vì vậy, khi nhân viên mắc lỗi trong công việc, việc phê bình trực tiếp ngay lúc đó sẽ giúp nhân viên nhìn nhận được lỗi sai của mình, đồng thời các nhân viên khác cũng lấy đó làm gương. Và khi áp dụng nghệ thuật phê bình nhân viên này, nhà lãnh đạo cần có bằng chứng cụ thể, có như vậy nhân viên mới cảm thấy “tâm phục khẩu phục”.

Lời phê bình trực tiếp với nhân viên về công việc sẽ đạt được hiệu quả nhất khi nhà lãnh đạo áp dụng trong các cuộc họp. Sau những lời phê bình đó, nhà lãnh đạo có thể đưa ra những lời gợi ý về giải pháp dành cho nhân viên. Nếu nhân viên đưa ra lời đề nghị cần được giúp đỡ, hãy cố gắng giúp họ hoàn thành.

 

Sau khi phê bình, nhà lãnh đạo cần biết cách đưa ra giải pháp

Và xuyên suốt quá trình phê bình trong công việc, nhà lãnh đạo cần duy trì một thái độ đúng mực, biết cách động viên và khích lệ nhân viên vượt qua thất bại. Tuyệt đối không được sử dụng những lời nói có thể khiến nhân viên tự ái hoặc tổn thương. Thực tế, rất ít nhà lãnh đạo làm được điều này.

Nhìn người để phê bình

Trong nghệ thuật phê bình nhân viên, không thể áp dụng cách phê bình cho toàn thể nhân viên là như nhau, bởi tính cách mỗi người là khác nhau. Do đó, khi phê bình, nhà lãnh đạo cần nhìn nhận nhân viên đó là người như thế nào để có cách phê bình hợp lý.

Ví dụ, nhân viên có tính nhạy cảm cao thì nhà lãnh đạo cần cố gắng tránh những lời nói phê bình trực tiếp trước đám đông, bởi điều này có thể khiến họ cảm thấy mất mặt. Ngược lại, người có tính cách ương ngạnh, thường xuyên cãi lại sếp thì bạn cần phê bình một cách thẳng thắn, đồng thời phân tích những lý do cụ thể mà nhân viên đang làm sai để họ thực sự hiểu.

Thực tế, việc phê bình sẽ khó có thể tránh được những tổn thương gây nên cho nhân viên. Do đó, sau quá trình phê bình, nhà lãnh đạo cần thời gian để nhân viên hiểu rõ về việc mà bản thân mình đã gây ra. Chắc chắn, sau khi nhìn nhận được vấn đề, họ sẽ biết cách sửa chữa lỗi lầm và có những ý kiến đóng góp chân thành nhất.

 

Mỗi nhân viên sẽ có một cách phê bình khác nhau

Chọn thời điểm và thời gian phê bình

Nghệ thuật phê bình nhân viên cuối cùng mà các nhà lãnh đạo cần nắm đó chính là chọn thời điểm và thời gian phê bình sao cho hợp lý. Ví dụ, trong trường hợp bạn đang nóng giận, thất vọng thì không nên đưa ra những lời phê bình. Bởi lúc này, lời nói của bạn sẽ rất khó kiểm soát và có thể gây nên những tổn thương cho người khác. Lúc này, nhân viên sẽ có suy nghĩ rằng, những lời phê bình của bạn đang mang mục đích cá nhân.

Việc lựa chọn thời gian phê bình cũng rất quan trọng. Ví dụ, bạn phát hiện nhân viên làm sai vào tối hôm nay và bạn quyết định “tung” một tràng phê bình và sáng hôm sau. Đây là cách chọn thời gian phê bình không hợp lý. Bởi, mới sáng sớm, việc bị ai đó mắng mỏ, phê bình sẽ khiến cả ngày làm việc với một tinh thần chán nản. Do đó, nhà lãnh đạo cần biết cách chọn thời gian phê bình hợp lý.

Nghệ thuật phê bình nhân viên đóng vai trò quan trọng trong quá trình hoàn thành công việc của cả nhà lãnh đạo và nhân viên. Vì vậy, nhà lãnh đạo cần biết cách áp dụng những nghệ thuật phê bình nêu trên để công việc “vẹn cả đôi đường”.

Đăng ký dùng thử nền tảng đào tạo AcaBiz