MÔI TRƯỜNG LÀM VIỆC TRONG TƯƠNG LAI SẼ THAY ĐỔI THẾ NÀO VỚI THẾ HỆ Z?

Thế hệ Z được đánh giá là nguồn nhân lực chủ chốt trong các doanh nghiệp Việt Nam trong tương lai gần. Một thế hệ trẻ đầy tài năng, chủ động tìm kiếm cơ hội phát triển cho bản thân và là những người làm chủ công nghệ thông tin. Hơn thế nữa, những lao động trẻ của thế hệ Z phát triển mạnh mẽ sẽ là tiềm lực lớn để giúp xã hội, đất nước phát triển toàn diện và khẳng định thế mạnh của mình trên trường quốc tế.

Trong bài viết dưới đây, hãy cùng Acabiz tìm hiểu xem môi trường làm việc trong doanh nghiệp sẽ có những ảnh hưởng ra sao khi có sự tham gia của thế hệ Z để có thể khai thác tối đa năng lực vượt trội của họ trong công việc, góp phần định hướng chiến lược nhân sự mới hiệu quả của doanh nghiệp hiện nay.

Xuất hiện khoảng cách lớn giữa các thế hệ đồng nghiệp

Trong một nghiên cứu liên quan đến xu hướng làm việc của thế hệ Z, 70% trong số những bạn trẻ thuộc thế hệ này thích được làm việc với những đồng nghiệp, nhà quản lý lớn hơn mình, những người đi thuộc thế hệ Y giàu kinh nghiệm, sự trưởng thành hơn là thế hệ X.

Ngược lại, đối với cấp quản lý trong các doanh nghiệp lại cho rằng mình gặp hạn chế trong quy trình quản lý nhân viên thế hệ X, quản lý những nhân viên trẻ thường rất phức tạp, không những thế họ phải quản lý rất nhiều các nhóm đa hệ khác nhau. Điều này kéo theo việc đội ngũ quản lỹ phải đau đầu trong phân chia công việc, kỳ vọng về kết quả làm việc của từng thế hệ nhân viên khác nhau, đây quả thực là một thách thức rất lớn.

Để giải quyết vấn đề này, doanh nghiệp Việt Nam nên quan tâm hơn đến việc tổ chức đào tạo phù hợp cho các nhân viên để đảm bảo có thể rút ngắn khoảng cách thế hệ, tăng cường sự liên kết và hợp tác làm việc hiệu quả trong doanh nghiệp.

Thế hệ Z mong muốn cân bằng giữa công việc và cuộc sống

28% nhân viên thuộc thế hệ Z cho rằng mình cảm thấy áp lực và quá tải trong công việc hằng này, tỉ lệ cao hơn hẳn so với các thế hệ trước. Đối với thế hệ Y thì trải nghiệm áp lực hay kiệt sức trong công việc là rất thấp. Thực tế này có thể kéo theo những hậu quả khôn lường, khiến cho nhân viên trẻ không thể đảm bảo được tiến độ cũng như chất lượng công việc, không thể hoàn thành các mục tiêu đề ra, ảnh hưởng đến sức khỏe và xu hướng nghỉ việc chắc chắn sẽ tăng cao. Chính vì thế, làm thế nào để giúp nguồn lao động tiềm năng Gen Z có thể cân bằng giữa công việc và cuộc sống là rất quan trọng. Việc này cần có sự quan tâm và phát huy kỹ năng quản lý tốt nhất từ đội ngũ lãnh đạo trong doanh nghiệp.

>> Mẹo để giới thiệu nhân viên mới Gen Z của bạn một cách đáng nhớ

>> 8 khuyến nghị về quản lý Gen Z tại nơi làm việc

Kết hợp giữa High Touch & High Tech

Thế hệ Z khác biệt bởi họ sinh ra trong thời đại công nghệ số phát triển, mọi người làm việc trên internet trở nên phổ biến. Tuy nhiên, những nhân viên trẻ luôn mong muốn được làm việc với sự kết hợp hoàn hảo giữa công nghệ và yếu tố con người, đặc biệt là những đồng nghiệp nhiệt huyết, có sự sáng tạo, linh hoạt để họ học hỏi và trau dồi kinh nghiệm nghề nghiệp ngay trong môi trường làm việc hằng ngày.

Đồng thời, thế hệ Z tự tin với quan điểm bản thân nên trong công việc họ cũng rất thích và chủ động giao tiếp tích cực với đồng nghiệp. Chính vì thế, hai tiêu chí quan trọng nhất trong một môi trường làm việc mà thế hệ Z mong muốn đó là sự hỗ trợ nhiều tình từ nhà quản lý và xây dựng mối quan hệ tốt đẹp với đồng nghiệp.

Thay đổi trong phương pháp học tập và phát triển sự nghiệp

Thế hệ Y, X chú trọng những kỹ năng cần thiết để phục vụ cho công việc như kỹ năng chuyên môn, kỹ năng ngoại ngữ, tin học, kỹ năng giao tiếp, làm việc nhóm,… Ngược lại, thế hệ Z lại suy nghĩ khác, họ chủ động trau dồi những kỹ năng làm việc khi thực sự cần thiết, cách tiếp cận giải quyết vấn đề và chia sẻ kiến thức cũng khác biệt so với thế hệ trước. Đối với sự độc lập trong học tập và định hướng nghề nghiệp, tổ chức doanh nghiệp có thể hỗ trợ thế hệ Z nâng cao kỹ năng nghề nghiệp bằng các nền tảng microlearning.

Liên tục tương tác trong môi trường làm việc

Thường xuyên tương tác trong môi trường làm việc ảnh hưởng đến sự duy trì công việc của thế hệ Z. Họ luôn có nhu cầu giao tiếp với đồng nghiệp, đặc biệt là nhận được lời hỏi thăm, phản hồi thường xuyên từ cấp quản lý, đội ngũ lãnh đạo. Sự tương tác thường xuyên là rất tốt trong môi trường làm việc trẻ năng động, giúp gắn kết đội ngũ, thấu hiểu nhau hơn để đảm bảo quy trình làm việc giữa các bên được minh bạch, đạt kết quả tốt nhất.

Gen Z dễ dàng hòa nhập đa dạng văn hóa doanh nghiệp

Nhân viên thế hệ Z thích được làm việc trong một môi trường có đồng nghiệp với trình độ học vấn cao và có nhiều kỹ năng làm việc đa dạng. Đây cũng là yếu tố quan trọng để khi làm việc đội nhóm có thể phát huy tốt đa hiệu quả. Không những thế, 70% nhân viên thế hệ Z cho rằng mức độ đa dạng văn hóa và sự hòa nhập dễ dàng trong công ty ảnh hưởng rất nhiều đến quyết định có nên tiếp tục làm việc ở đó hay không. Do đó, xây dựng một môi trường làm việc chuyên nghiệp, thân thiện, hòa đồng là điều mà các doanh nghiệp nên quan tâm nếu muốn giữ chân nhân tài thế hệ Z ở lại cống hiến dài lâu cho công ty.

Đăng ký dùng thử nền tảng đào tạo AcaBiz