MẪU KPI CHO NHÂN VIÊN KINH DOANH DOANH NGHIỆP KHÔNG NÊN BỎ QUA

KPI cho nhân viên kinh doanh có thể coi là thước đo để đánh giá hiệu suất làm việc của từng người. Vì vậy, doanh nghiệp cần lên mẫu KPI cho bộ phận kinh doanh để quản lý và đánh giá tiến độ làm việc của nhân viên.

Mẫu KPI cho nhân viên kinh doanh gồm các chỉ tiêu nào?

1. Số contact mới

Đây là chỉ tiêu quan trọng hàng đầu cho bộ phận kinh doanh đồng thời cũng là chỉ tiêu mà người quản lý cần theo dõi và nắm bắt thường xuyên.

Nhà quản lý sẽ biết được tỷ lệ chuyển đổi của contact theo từng tuần hoặc tháng, con số tăng hay giảm cũng như tình trạng contact mà sale đã liên hệ hay chưa. Từ đó sẽ đánh giá được kết quả bán hàng và đưa ra biện pháp điều chỉnh phù hợp.

2. Chi phí bỏ ra để đi tìm khách hàng mới

Trong mẫu KPI cho bộ phận kinh doanh cũng không thể thiếu được mục chi phí để có được khách hàng mới. Nhìn vào chi phí này, nhà quản lý sẽ biết cách điều chỉnh để có thể tiếp cận khách hàng hiệu quả nhất.

Từ các chỉ tiêu của bộ phận kinh doanh, nhà quản lý sẽ đo lường được hiệu quả của nhân viên bằng cách so sánh tỷ lệ chuyển đổi của các nhân viên với nhau. 

3. Doanh số bán hàng theo địa điểm

Việc so sánh doanh số bán hàng ở nhiều địa điểm khác nhau sẽ giúp nhà quản lý so sánh được đâu là khu vực có nhiều khách hàng tiềm năng.

Một vài trường hợp, giám đốc và CEO sẽ lấy KPI để làm căn cứ cho việc lấy nguồn cầu và tìm lời giải cho sự chênh lệch doanh số giữa các địa điểm.

KPI cho nhân viên kinh doanh

4. Mức giá của đối thủ

Thực tế thì chủ doanh nghiệp không nên theo dõi hoạt động và sản phẩm của đối thủ, vì mỗi doanh nghiệp sẽ có chiến lược kinh doanh khác nhau.

Tuy nhiên, việc tìm hiểu mức giá mà đối thủ đưa ra giúp bạn biết đâu là thời điểm tốt nhất để đưa ra các chương trình hấp dẫn về giá như khuyến mãi, giảm giá để thu hút khách hàng hơn.

5. KPI đánh giá sale thông qua mức độ tương tác với khách hàng hiện tại

Việc duy trì mối quan hệ với khách hàng là điều cực kỳ quan trọng trong kinh doanh. Giữ liên lạc thường xuyên để hỗ trợ khách hàng về các khó khăn khi sử dụng sản phẩm/dịch vụ, người bán hàng cũng sẽ nhận được sự tin tưởng và yêu mến hơn.

Giữ chân khách hàng cũ là điều khó khăn hơn cả việc tìm kiếm khách hàng mới. Nhưng làm sao để giữ chân họ thì không phải vấn đề đơn giản. Áp dụng tốt tiêu chí này vào kpi của bộ phận kinh doanh sẽ giúp doanh nghiệp kiểm soát tốt hơn mức độ hài lòng từ khách hàng. Bên cạnh đó, người quản lý cũng dễ dàng hơn trong việc quản lý khách hàng bằng cách yêu cầu nhân viên chăm sóc những khách hàng này.

6. Đo lường sự hài lòng của khách hàng

Mức độ hài lòng của khách hàng là yếu tố giúp doanh nghiệp giữ chân khách hàng, mở rộng thị trường và gia tăng số lượng khách hàng. 

Từ mức độ hài lòng của khách hàng, doanh nghiệp dễ dàng nắm bắt được mong muốn và nhu cầu của lượng khách hàng cũ, đồng thời cũng tiếp tục phát huy sản phẩm/dịch vụ để đến gần hơn với khách hàng mới.

Mức độ hài lòng của khách hàng là chỉ số quan trọng nhất trong mẫu kpi của bộ phận kinh doanh. Người quản lý có thể gửi cho khách hàng các mẫu đánh giá mức độ hài lòng theo mức độ từ 1 -10.

Từ những chỉ tiêu trên, nhà quản lý có thể áp dụng đưa vào mẫu kpi cho bộ phận kinh doanh để đưa ra chiến lược kinh doanh hiệu quả.

>> Tham khảo mẫu kế hoạch kinh doanh chuẩn cho doanh nghiệp

>> 9 kỹ năng mềm cần có của nhân viên kinh doanh

Cách xây dựng mẫu kpi cho bộ phận kinh doanh

Quá trình xây dựng mẫu kpi cho bộ phận kinh doanh sẽ trải qua 5 giai đoạn sau:

1. Giai đoạn 1: Xây dựng mẫu KPi cho bộ phận kinh doanh

Trưởng bộ phận kinh doanh: họ là người trực tiếp quản lý, hướng dẫn nên nắm rõ nhất thực trạng của bộ phận kinh doanh. Vì vậy, họ sẽ là người đôn đốc để nhân viên hoàn thành được mục tiêu đã đề ra.

Bảng KPI dành cho trưởng bộ phận kinh doanh

Trong quá trình thực hiện kpi, nếu nhân viên bị giao chỉ tiêu quá thấp hoặc quá cao, trưởng bộ phận sẽ là người trao đổi lại với lãnh đạo để điều chỉnh mức kpi hợp lý nhất. 

Bộ phận hành chính Sale-Admin

Bảng KPI cho bộ phận Sale-Admin

Thiết lập kpi cho bộ phận sale-admin giúp giảm thiểu xung đột giữa các bộ phận liên quan trong công ty.

2. Giai đoạn 2: Xây dựng nền tảng mẫu KPI cho bộ phận kinh doanh

KPI cho bộ phận kinh doanh được xây dựng dựa trên ý kiến của nhân viên và tính chất công việc để đặt ra các tiêu chí. Các tiêu chí bắt buộc cần được đáp ứng như:

- Đảm bảo duy trì doanh số bán hàng hoá ổn định

- Tạo được mối quan hệ tốt và duy trì chăm sóc khách hàng cũ

- Tìm kiếm lượng khách hàng mới ổn định

>> Những bài học về kỹ năng kiểm soát cảm xúc

>> "Bỏ túi" 9 kinh nghiệm để trở thành nhân viên sale giỏi

3. Giai đoạn 3: Xây dựng chính sách lương thưởng và chính sách đãi ngộ cho bộ phận kinh doanh

Sau khi xây dựng được kpi cho bộ phận kinh doanh, doanh nghiệp cần đưa ra chính sách lương, thưởng phù hợp. Dựa vào hiệu suất làm việc, nhà quản lý sẽ có chính sách khen, chê và thưởng cho những nhân viên có thành tích xuất sắc.

Một cơ chế lương, thưởng hấp dẫn sẽ khích lệ tinh thần làm việc của nhân viên hơn, giúp họ cống hiến và muốn gắn bó với công ty lâu hơn. Từ đó, đảm bảo các hoạt động kinh doanh được thực hiện theo đúng tiến độ đã đặt ra, góp phần làm gia tăng doanh số cho công ty.

4. Giai đoạn 4: Xây dựng kế hoạch triển khai cho từng nhân viên kinh doanh

Việc xây dựng kế hoạch triển khai cho từng nhân viên là điều không thể thiếu trong mẫu kpi cho bộ phận kinh doanh. Các nhà quản lý có thể dựa vào các yếu tố như:

Truyền thông: con người thường có khả năng nắm bắt và phản ứng với sự thay đổi cả trong công việc lẫn cuộc sống. Khi có yếu tố tác động đến quyền lợi của mình, họ sẽ thay đổi để dần thích ứng với yêu cầu mà nhà quản lý đặt ra.

Sale: công việc của nhân viên kinh doanh có thể làm được rất nhiều ngành nghề trong nhiều lĩnh vực yêu cầu trình độ khác nhau.

Để thúc đẩy nhân viên làm việc và gắn bó, doanh nghiệp cần có chính sách đãi ngộ và đào tạo phù hợp. Ngoài ra cũng cần có những chính sách hỗ trợ nhân viên tiềm năng để học hỏi và nâng cao trình độ.

Thúc đẩy theo chính sách kinh doanh: ở những thời điểm khác nhau, doanh nghiệp cần có những chính sách khác nhau về lương thưởng cho nhân viên.

Triển khai lộ trình: doanh nghiệp nào cũng có mức kpi nhất định và nó sẽ tuỳ thuộc vào quy mô và sự phát triển của doanh nghiệp.

5. Giai đoạn 5: Giám sát mẫu KPI cho nhân viên kinh doanh

Khi đã có mẫu kpi cho bộ phận kinh doanh, nhà quản lý cần giám sát, theo dõi tiến độ thực hiện của nhân viên và quản lý một cách chi tiết nhất. 

Xây dựng mẫu KPI cho nhân viên kinh doanh là bước tiến mới của doanh nghiệp trong việc quản lý và thúc đẩy sự phát triển cho doanh nghiệp. 

Ngoài ra, nếu bạn đang quan tâm đến các giải pháp nâng cao chất lượng nhân sự, đánh giá kpi - hiệu suất làm việc của nhân viên thì có thể tham khảo giải pháp Acabiz. Chúng tôi có đầy đủ các tính năng để trau dồi kỹ năng và chuyên môn cho nhân sự, đồng thời có bộ công cụ đánh giá 360 độ và khung năng lực hỗ trợ cho doanh nghiệp quản lý và đánh giá nhân viên vô cùng hiệu quả, Qua đó giúp doanh nghiệp ngày càng gia tăng doanh thu và phát triển bền vững. Tìm hiểu thêm về Acabiz ngay tại đây nhé.

Đăng ký dùng thử nền tảng đào tạo AcaBiz