5 điều một nhân viên bán hàng cần biết

Kỹ năng bán hàng là kỹ năng mà mỗi nhân viên bán hàng cần trang bị và luôn luôn trau dồi để phát triển nó. Một nhân viên bán hàng chỉ có kết quả tốt khi kỹ năng bán hàng được rèn luyện và phát triển thường xuyên.

Trên cương vị là nhân viên bán hàng, bạn cần có những kiến thức, kỹ năng chuyên môn về bán hàng. Tuy nhiên, có những điều cơ bản mà nhiều nhân viên bán hàng đôi khi chỉ tập trung vào kịch bản bán hàng có sẵn mà quên mất những điều này. Nếu bạn chưa biết những điều cơ bản này, hãy đừng bỏ qua bài viết dưới dây.

Những khách hàng tốt nhất có giá trị hơn rất nhiều đó với những khách hàng bình thường

Chúng ta không còn xa lạ với nguyên tắc 80/20 bởi sự chính xác của nó. Bạn sẽ nhận ra rằng có những khách hàng thường xuyên mua hàng mà không có bất cứ một phàn nàn nào. Đây chính là những khách hàng trung thành, mang lại những giá trị lâu dài cho doanh nghiệp của bạn. Hãy dành sự quan tâm đến những khách hàng này. Hãy làm họ cảm thấy vui vẻ khi mua hàng. Nói như vậy không có nghĩa rằng không cần quan tâm đến với những khách hàng có lời phàn nàn. Tuy nhiên, tập khách hàng trung thành cần được quan tâm đúng mức.

5 điều một nhân viên bán hàng cần biết

 

Nắm bắt nhu cầu khách hàng.

Nhu cầu khách hàng là mục tiêu theo đuổi của nhiều doanh nghiệp. Bởi đây chính xác là điều kiện cần để doanh nghiệp có được chiến lược bán hàng đúng đắn. Càng đáp ứng sát nhu cầu khách hàng, càng có nhiều lợi thế dành cho doanh nghiệp.

Các doanh nghiệp có thể đánh giá thành công qua số lượng sản phẩm bán được. Khách hàng của bạn thường xuyên nhắm tới sản phẩm nào? Đặc điểm nổi bật của dòng sản phẩm đó là gì? Để có được hiệu quả bán hàng cao hơn, cần có những chương trình cũng như những sản phẩm liên quan khác.

Hãy luôn nhớ rằng với các sản phẩm cùng loại thì chất lượng, công dụng, giá thành thường không có sự chênh lệch quá lớn. Khi này, khách hàng sẽ mua hàng dựa trên cảm xúc và cách thể hiện sản phẩm cũng như cách chào hàng. Bởi vậy, việc nắm bắt nhu cầu, hoàn cảnh của khách hàng để có cách bán hàng một cách phù hợp nhất, tiếp cận tốt nhất với khách hàng của mình. Doanh nghiệp cần giới thiệu đồng bộ các sản phẩm thông qua các kênh quảng cáo. Hãy khai thác thêm các thông tin về sản phẩm, doanh nghiệp từ chính những khách hàng này.

>> Những kỹ năng của nhân viên bán hàng mà doanh nghiệp nào cũng tìm kiếm

Nâng cao giá trị cho sản phẩm, dịch vụ của bạn

Một sản phẩm được khách hàng đánh giá cao không dựa vào giá tiền mà dựa vào những giá trị mà nó mang lại cho khách hàng. Thay vì tập trung vào giá tiến, hãy cho khách hàng thấy chất lượng cũng như những điều mà khách hàng có thể nhận được khi sử dụng sản phẩm của doanh nghiệp.

Điều nhân viên bán hàng cần biết

Nếu có thể, hãy nhấn mạnh những ưu điểm vượt trội của sản phẩm của bạn. Nếu sản phẩm vượt trội hơn so với đối thủ, có nghĩa là sản phẩm của bạn đang có ưu thế hơn.

Hãy trung thực

Bạn không nên đánh lừa khách hàng của mình để bán được sản phẩm. Khách hàng chắc chắn sẽ đánh giá được chất lượng sau khi sử dụng. Thêm vào đó, việc khách hàng nhận ra rằng bạn cung cấp các thông tin sai lệch sẽ để lại ấn tượng không tốt, thậm chí khách hàng sẽ không dùng thử bất cứ sản phẩm nào của doanh nghiệp của bạn nữa.

Hiện nay, công nghệ thông tin cũng sẽ có ảnh hưởng cực lớn đối với doanh nghiệp khi một thông tin bất lợi cho doanh nghiệp được công khai. Thậm chí có thể dẫn tới khủng hoảng. Vì thế, hãy trung thực với khách hàng. Hành động một cách cẩn trọng và đúng đắn.

Khách hàng không chỉ mua những thứ họ cần

Đây là điều mà bất cứ nhân viên bán hàng nào cũng nên biết. Trong nhiều trường hợp, khách hàng quan tâm đến cảm xúc khi mua hàng hơn là việc họ có thực sự cần nó hay không.

Kỹ năng của nhân viên bán hàng

Việc hướng đến những lợi ích tương lai của sản phẩm có tác dụng mạnh hơn nhiều so với việc cố gắng tìm kiếm lý do họ nên mua sản phẩm. Hãy phân tích cho khách hàng và tạo một hàng rào lý do xung quanh điều đó, có thể bạn sẽ bán được nhiều hàng hơn cả mong đợi.

Những kỹ năng, kiến thức nền tảng là điều cực kỳ quan trọng đối với bất kỳ nhân viên nào. Để nhân viên chăm sóc khách hàng có kỹ năng chuyên môn tốt hơn, doanh nghiệp cũng cần chú ý đến những khóa học về kỹ năng này trong chương trình đào tạo nội bộ của mình. 

>> Quy trình đào tạo nhân viên kinh doanh

>> Những bài học về kỹ năng kiểm soát cảm xúc

 

Đăng ký dùng thử nền tảng đào tạo AcaBiz