Hiểu lầm gây xung đột nơi làm việc đáng sợ như nào?

Hiểu lầm gây xung đột nơi làm việc là nguồn gốc của sự cãi vã, xung đột công sở. Thêm nữa, sự khác biệt giữa tính cách, độ tuổi khiến cho các xung đột ngày càng khó để giải quyết. Trong bài viết hôm nay, chúng ta cùng đi tìm hiểu nguyên nhân, hệ quả của những xung đột nơi làm việc đáng sợ như nào nhé!

Nguyên nhân khiến hiểu lầm gây xung đột nơi làm việc

Ngay sau đây, chúng ta cùng đi tìm hiểu nguyên nhân gây ra xung đột nơi làm việc:

Sử dụng đồ cá nhân không hỏi trước

Mọi nhân viên công sở đều có một góc làm việc cá nhân, có các văn phòng phẩm. Tuy nhiên, có nhiều đồng nghiệp có thói quen sử dụng đồ nhưng không xin phép cũng là một nguyên nhân gây xung đột hay còn gọi là xung đột tài nguyên.

Hạn chế việc sử dụng đồ cá nhân khi không hỏi trước đồng nghiệp

Xung đột này không nghiêm trọng lắm, các thành viên có thể giải quyết bằng cách đảm bảo rằng không ai động vào bất cứ đồ cá nhân nào trên bàn làm việc khi chưa được sự đồng ý.

Xung đột do phong cách làm việc

Mỗi người đều có một màu sắc làm việc khác nhau theo nhu cầu cá nhân và tính cách. Ví dụ, có người thích làm công việc được giao vào phút chót, “nước đến chân mới nhảy”, có người lại cần một bản phác thảo ngay từ những ngày đầu nhận công việc. Chính hai phong cách làm việc khác nhau dẫn đến việc mâu thuẫn, xung đột xảy ra.

>> Đào tạo nhân viên bán hàng siêu thị những kỹ năng cơ bản nào?

      “Bỏ túi” cách đào tạo nhân viên bán vé máy bay chuyên nghiệp

Mục tiêu khác nhau

Nếu phong cách làm việc khác nhau sẽ dẫn đến mục tiêu, kết quả đạt được của mình đặt ra cũng khác nhau. Tuy nhiên, trong cùng một nhóm làm việc không thể thống nhất được tiếng nói chung thì khi bắt tay vào làm việc gây ra rất nhiều mâu thuẫn, công việc trở nên tồi tệ, đổ lỗi cho nhau.

Bị ép buộc làm việc 

Đã rất nhiều lần, không ít các mâu thuẫn, xung đột, cãi vã trong công ty được xuất phát từ nguyên nhân bị ép buộc làm theo ý người khác, công việc không chuyên môn. Nó được hiểu giống như việc chúng ta bước chân vào “lãnh thổ” của người khác, người chủ đó sẽ quyền lực lên mặt và bắt chúng ta làm theo ý họ. Khi đó, bạn không thể chịu được cách quản lý nên xung đột xảy ra.

Chính sách công ty không công khai

Các quy tắc và chính sách làm việc của cấp trên không được công khai, không được trao đổi rõ ràng khiến các nhóm làm việc trong công ty xung đột lẫn nhau vì quyền lợi chênh lệch quá lớn.

Chính sách công ty cần công khai với mọi nhân viên

Các nhóm, phòng ban trong công ty sẽ mâu thuẫn, kiện cáo để đạt quyền lợi tốt nhất cho mình. Chính vì thế, việc phân biệt các phòng ban, các team trong công ty cũng là nguyên nhân hiểu lầm gây xung đột nơi làm việc vô cùng đáng sợ.

Giải quyết các xung đột trong công ty hiệu quả

Không có nút thắt nào không thể tháo, mâu thuẫn, xung đột cũng sẽ được giải quyết nếu như chúng ta biết cách giải quyết.

Xác định nguồn gốc xung đột

Có rất nhiều các lý do khiến đến xung đột, để giải quyết được xung đột thì trước tiên bạn cần phải tìm được nguyên nhân dẫn tới mâu thuẫn. Sau đó, hai bên ngồi xuống đi tìm nút thắt của vấn đề, ai là người gây ra mâu thuẫn khi làm việc, đây là mâu thuẫn của cá nhân hay mâu thuẫn của tập thể rồi mới tìm được cách tháo gỡ.

Lắng nghe

Tìm cách giải quyết hiểu lầm gây xung đột nơi làm việc thì cần phải có sự lắng nghe. Dù bạn tìm được nguyên nhân, người gây ra cuộc tranh cãi nhưng chớ vội vàng kết luận hay tìm cách giải quyết mà hãy ngồi lắng nghe ý kiến của những người trong cuộc. Nếu bạn hiểu được mong muốn, nguyên nhân khiến họ làm vậy thì mới có thể bắt đầu giải tỏa sự hiểu lầm, xung đột về sau.

Đưa ra nhiều sự lựa chọn

Khi mâu thuẫn, xung đột xảy ra, tức là các bên không đồng nhất quan điểm. Để giải quyết được vấn đề này, bạn không nên đưa ra một cách giải quyết duy nhất và buộc tất cả mọi người làm theo. Thay vào đó, bạn hãy đưa ra cách giải quyết rồi thảo luận chọn ra một cách giải quyết tốt nhất, bên nào cũng hài lòng và không bị ép buộc lựa chọn.

Khi giải quyết xung đột cần đưa ra nhiều sự lựa chọn

Công bằng

Mọi sự mâu thuẫn, xung đột tại công sở đều bắt nguồn từ việc không công bằng. Bạn phải đặt vị trí là người trọng tài, phân xử công bằng, không thiên vị. Nếu ngay cả người phân xử cũng không công bằng thì mâu thuẫn vẫn cứ tiếp tục và thậm chí còn nghiêm trọng hơn.

Dẹp cái tôi sang một bên

Khi hai bên đều đang căng thẳng, dẫn tới xung đột và tìm người giải quyết thì cả hai hãy dẹp cái tôi của mình sang một bên, hãy nhường nhịn nhau, suy nghĩ theo hướng tích cực và ổn thỏa nhất.

Trong trường việc công sở, việc thường xuyên xảy ra tranh chấp, mâu thuẫn là điều dễ gặp phải. Chỉ cần chúng ta nắm được nguyên nhân và cách giải quyết những hiểu lầm gây xung đột nơi làm việc sẽ giúp cá nhân bản thân và công ty phát triển, tạo môi trường làm việc hòa đồng.


 

Đăng ký dùng thử nền tảng đào tạo AcaBiz